"Hiếu là tôn kính,
Thảo là bảo dưỡng"
Người xưa có nói: "Nuôi cha mẹ mà thiếu ḷng tôn kính th́ lấy ǵ phân biệt với nuôi gia súc?"
Thế nên người con hiếu, ngoài việc nuôi cha mẹ được ấm no, c̣n phải ôn dưỡng tâm hồn cha mẹ nữa.
Câu chuyện "Để cha mẹ già không cảm thấy sống thừa" nói lên một vài chi tiết nhỏ nhặt của người con hiếu.
Chuyện dễ thôi, mà rất đẹp, ta hăy suy ngẫm:
Có chú nông dân ở Phú Tân, tay nghề về nông nghiệp rất cao. Chú làm ruộng rẫy ít khi bị thất bại. Tuy vậy, mỗi khi sửa soạn làm mùa là chú hay hỏi ư và bàn bạc với cha, dù ông đă ngoại bát tuần rồi. Muốn đổi giống lúa khác, mua bán lúa, cày sạ, xuống giống,...v.v. nhứt nhứt chuyện ǵ chú cũng thỉnh ư cha. Hỏi ư, thảo luận vậy chớ ít khi làm theo. V́ các cụ đâu theo kịp với thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay.
Sỡ dĩ chú làm thế để cha mẹ già vui, v́ cảm thấy ḿnh c̣n có chút quyền hạn và hữu dụng đối với con cháu. Đó là ḷng hiếu thảo của người con, chẵng những lo nuôi thân cha mẹ mà c̣n nuôi dưỡng cả tinh thần cha mẹ nữa. Dẫu rằng kiến thức của các cụ già đă lạc hậu nhưng nếu con cái đối xử lạnh nhạt, phũ phàng khiến các cụ tủi thân.
Có nhiều người đang cùng nhau bàn bạc chuyện làm ăn, cha hay mẹ già chen vô hỏi: "Bây bàn tính cái ǵ đó", lại vô t́nh gạt ngang: "(Ông hay Bà) biết ǵ mà hỏi vô". Thái độ ấy khiến cha mẹ tự thấy ḿnh đối với gia đ́nh là một kẻ vô dụng, sống thừa, do đó buồn thân tủi phận lắm!
Người con có ḷng hiếu nên để chút lưu tâm.
Người xưa có lẽ đă nếm phải vị đắng của tuổi già nên thốt lên lời than thân trách phận: "Đa thọ đa nhục".
VietBF@sưu tập
Bài cùng thể loại
:
|