Ngày 28/11, văn pḥng Công tố viên độc lập châu Âu (EPPO) tại Riga (Latvia) và Vilnius (Litva) cho biết đă phối hợp với 624 sĩ quan thực thi pháp luật để thực hiện các cuộc khám xét và bắt giữ tại 16 quốc gia châu Âu.
Đây là một phần trong cuộc điều tra "Admiral 2.0," được công bố vào tháng 11/2022, nhằm làm sáng tỏ vụ gian lận thuế giá trị gia tăng (VAT) lớn nhất từng được ghi nhận ở Liên minh châu Âu (EU). Tổng thiệt hại do gian lận trong vụ này ước tính lên đến 2,9 tỷ euro.
Hệ thống gian lận tinh vi
Cuộc điều tra cho thấy, một băng nhóm tội phạm có tổ chức tại khu vực Baltic đă thực hiện một vụ gian lận VAT theo h́nh thức "carousel fraud" (gian lận ṿng xoay). Các đối tượng đă lợi dụng quy định miễn VAT đối với giao dịch xuyên biên giới trong EU để thiết lập mạng lưới hơn 400 công ty tại 15 quốc gia thành viên, đóng vai tṛ là nhà cung cấp "hợp pháp" các thiết bị điện tử.
Hàng hóa trị giá hơn 1,48 tỷ euro được bán qua các nền tảng trực tuyến cho người tiêu dùng tại EU. Trong khi khách hàng đă thanh toán VAT, các công ty bán hàng không chuyển khoản thuế này tới cơ quan thuế quốc gia mà làm chúng "biến mất". Những công ty khác trong chuỗi gian lận sau đó nộp yêu cầu hoàn thuế VAT, gây ra thiệt hại lên tới 297 triệu euro.
Số tiền thu được từ hoạt động gian lận này đă được chuyển tới các tài khoản ở nước ngoài, đồng thời được sử dụng để rửa tiền từ các hoạt động bất hợp pháp khác như buôn bán ma túy, tội phạm mạng và lừa đảo đầu tư.
Dấu vết tội phạm quốc tế
EPPO nghi ngờ hơn 400 công ty tham gia vào đường dây gian lận phức tạp này, được cho là nhằm mục đích rửa tiền từ buôn bán ma túy, nhiều loại tội phạm mạng khác nhau và gian lận đầu tư.
Cuộc điều tra đă phát hiện ra dấu vết tội phạm có tổ chức của Nga, cho thấy một số mạng lưới tội phạm Nga có thể đă tham gia vào tổ chức này. Bằng chứng chỉ ra rằng các nhóm này đă đưa tài sản vào hoạt động tội phạm để đổi lấy các khoản thanh toán định kỳ và tác động đến một số khía cạnh trong việc quản lư của tổ chức này.
Hành động phối hợp xuyên biên giới
Trong hai ngày ra quân (26-27/11), các lực lượng chức năng đă tiến hành hơn 350 cuộc khám xét và các biện pháp điều tra tại các quốc gia như Áo, Bỉ, Bulgaria, Síp, Estonia, Pháp, Đức, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Ba Lan, Hà Lan, Slovakia, và Tây Ban Nha. Tổng cộng, 32 người đă bị bắt tại Estonia, Latvia và Lithuania, trong đó 3 người bị tạm giam.
Tại Latvia, hơn 200 nhân viên từ các lực lượng cảnh sát quốc gia, pḥng chống tham nhũng và cơ quan thuế đă hỗ trợ các hoạt động điều tra. Hàng loạt tài sản đă bị thu giữ, bao gồm thiết bị điện tử trị giá hơn 47,5 triệu euro, nhiều xe hơi sang trọng, và tiền mặt trị giá 126.965 euro. Ngoài ra, 62 tài khoản ngân hàng với giá trị hơn 5,5 triệu euro đă bị phong tỏa.
EPPO nhấn mạnh, vụ việc là minh chứng cho hiệu quả của mô h́nh công tố viên phi tập trung trong điều tra tội phạm tài chính tại EU. Các phân tích từ trung tâm dữ liệu của EPPO đă giúp liên kết các công ty và cá nhân liên quan trong mạng lưới Admiral với những tội phạm tại vùng Baltic.
Hiện các cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục để làm rơ thêm quy mô và các đối tượng có liên quan. EPPO cam kết sẽ đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra ánh sáng, bảo vệ lợi ích tài chính của EU.
VietBF@ sưu tập
|