Giáo sư Phạm Minh Hoàng là một nhà hoạt động song tịch Việt - Pháp. Ông bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch. Cùng xem chia sẻ của GS Phạm Minh Hoàng để hiểu rơ hơn sự t́nh câu chuyện đằng sau.
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt đông đang sống ở quận 10, Sài G̣n, và từng bị tù 17 tháng, vừa bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch.
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng giảng dạy tại Đại Học Bách Khoa Sài G̣n năm 2006.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Hoàng nói: “Hôm 1 Tháng Sáu, tổng lănh sự Pháp tại Sài G̣n đă mời tôi lên để gặp họ. Thế rồi ông tổng lănh sự nói: ‘Hôm nay, tôi thông báo cho anh một tin cực kỳ xấu. Việt Nam tước quốc tịch của anh. Họ muốn đuổi anh ra khỏi nước.’”
Ông Hoàng cho biết ông có song tịch Pháp Việt.
Ông nói thêm: “Tôi rất bàng hoàng. Tôi trở về quê hương để phục vụ, v́ ai cũng tha thiết phục vụ quê hương ḿnh. Tôi đă sống ở Việt Nam gần 20 năm, từng bị ở tù v́ những suy nghĩ của ḿnh. Thế mà bây giờ họ không muốn cho tôi ở đây.”
“Tôi có nói chuyện với gia đ́nh, mọi người đều choáng váng, v́ biết đương nhiên là tôi sẽ bị trục xuất. Tôi c̣n một người anh là thương binh 100%, phải chăm sóc ngày đêm, tắm rửa. Hồi năy, khi anh gọi điện thoại, tôi phải xin anh chờ 10 phút là để chăm sóc cho anh ấy. Vợ tôi phải chăm sóc mẹ già của cô ấy. Con chúng tôi mới 3 tuổi. Nếu về Pháp, th́ chỉ có tôi và con. Gia đ́nh ly tán,” ông Hoàng nói tiếp.
Ông chia sẻ thêm: “Công an biết rơ hoàn cảnh và sinh hoạt của gia đ́nh tôi. Tôi cảm thấy tàn nhẫn quá. Tôi rất bối rối.”
Khi được hỏi những ngày tới ra sao, ông cho biết: “Tôi đă liên lạc luật sư nhờ họ can thiệp. Luật Sư Lê Công Định và Luật Sư Hà Huy Sơn cũng muốn hỗ trợ. Tuy nhiên, cho tới nay, cá nhân tôi chưa nhận được quyết định chính thức, thành ra, luật sư không thể làm ǵ được.”
Ông Hoàng cho biết, chỉ có chủ tịch nước mới có quyền kư quyết định tước quốc tịch của ông, và ông có hỏi người khác, th́ họ cho biết, “một khi đă kư rồi th́ không thay đổi được.”
Trong thời gian qua, ông Hoàng cho biết, ông thường xuyên bị sách nhiễu.
“Họ từng thông báo với tôi rằng t́nh trạng của tôi giống như cá nằm trên thớt v́ tôi là đảng viên đảng Việt Tân,” ông Hoàng kể.
Ông giải thích: “Về mặt pháp lư, tôi không vi phạm ǵ cả. Trong nước có nhiều người không phải là Việt Tân, ví dụ như blogger Đoan Trang, hay anh Nguyễn Ngọc Già, có phải là Việt Tân đâu, mà vẫn bị đàn áp. Anh biết đó, ở Việt Nam này, ḿnh làm bất cứ ǵ, nếu không thích, họ suy diễn đủ thứ để kiếm chuyện với ḿnh.”
“Họ không đánh đập tôi, nhưng họ cô lập tôi, nhẹ nhàng nhất, nhưng lại vô nhân đạo nhất, v́ nó hủy hoại gia đ́nh tôi,” vị giáo sư chia sẻ tiếp.
Dù chưa biết bao giờ chính thức bị trục xuất, nhưng nếu bị, ông Hoàng vẫn ước ao được trở lại Việt Nam một ngày nào đó.
“Tôi hy vọng ḿnh sẽ trở lại khi đất nước được tự do, dân chủ, và tôn trọng nhân quyền. Tôi biết, ở hải ngoại, có nhiều người muốn về, nhưng v́ đấu tranh, họ không được cho về. Tôi biết, họ c̣n đau khổ hơn. Sẽ có ngày mọi người được về khi đất nước không c̣n t́nh trạng đàn áp những người đấu tranh,” ông Hoàng nói thêm.
Theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà, Thạc Sĩ Phạm Minh Hoàng sinh ngày 8 Tháng Tám, 1955 tại Vũng Tàu, mang hai quốc tịch Pháp và Việt. Sau nhiều năm du học ngành cơ ứng dụng tại Đại Học Pierre & Marie Curie (Paris 6) và sinh sống tại Pháp, năm 2000, ông trở về Việt Nam thỉnh giảng tại Đại Học Bách Khoa ở Sài G̣n.
Với bút danh Phan Kiến Quốc, ông có nhiều bài trên blog và các trang nước ngoài phản đối vụ Trung Quốc khai thác Bauxite Tây Nguyên, cũng như kêu gọi các vấn đề dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Tháng Tám, 2010, ông bị cơ quan điều tra công an Sài G̣n bắt giam và cáo buộc là thành viên Việt Tân. Ông bị ṭa xét xử tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật H́nh Sự và bị tuyên án 3 năm tù giam.
Nhiều tổ chức quốc tế, các chính phủ Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Âu lúc đó đă kêu gọi trả tự do cho ông.
Rồi ông kháng án và được giảm c̣n 17 tháng, v́ có yếu tố song tịch, theo blogger này cho biết.
Vẫn theo blogger này, đầu năm 2012, ông Hoàng ra tù và sống với vợ và con gái ở quận 10, Sài G̣n, cho đến nay.
Sau khi ra tù, ông thường xuyên bị gây khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt.
Năm ngoái, ông bị công an Sài G̣n tạm giữ hành chánh, khi đang giảng dạy cho một số bạn trẻ tại một quán cà phê ở quận 3, với chủ đề lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ, và bị cho là một hoạt động dưới h́nh thức đào tạo kỹ năng mềm.