VBF-Mỹ trục xuất nhiều người Việt Nam trong thời gian 6 tháng qua. Trong đó phải kể đến con số mà Hoa Kỳ sẽ trục xuất về nước Việt Nam, dù có thể đang c̣n tồn đọng là 8,500 người Việt. Trong số này có những người đến từ trước năm 1995.
H́nh minh họa
Một bản tin từ báo Politico cho biết t́nh h́nh mới: Người Thượng tại Mỹ bị trục xuất về Việt Nam.
Bản dịch VOA ghi rằng ông Chuh A, 31 tuổi, một người Thượng sinh sống ở bang North Carolina, đă bị Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) trục xuất về Việt Nam vào tháng trước.
Trước đó vào tháng 6/2016, ông Chuh lần đầu tiên nhận lệnh trục xuất, sau một phiên xét xử v́ vận chuyển mua túy. Tuy nhiên, khi ấy ṭa đại sứ Việt ở thủ đô Washington từ chối cấp hộ chiếu hay giấy tờ cần thiết để ông Chuh hồi hương.
Ông Chuh bị giam giữ ở nhà tù do ICE quản lư ở Irwin County, bang Georgia, trước khi bị trục xuất về Việt Nam, theo Politico.
Bản tin VOA ghi rằng vào năm 1998 khi mới 13 tuổi, gia đ́nh Chuh định cư đến Hoa Kỳ, sau khi cha ông, ông Ton Ngiu ra tù, sau thời gian cải tạo 9 năm v́ tham gia vào phong trào của người Thượng trong chiến tranh Việt Nam.
Nhưng khi ông Ngiu nhập tịch Mỹ th́ Chuh đă hơn 18 tuổi nên Chuh không tự động được nhập tịch Mỹ theo cha.
Ông Chuh bị trục xuất về Việt Nam, để lại vợ là bà Rex Ny, một thợ làm móng ở thành phố Raleigh, một ḿnh nuôi 4 con nhỏ, tuổi từ 5 đến 12.
VOA ghi rằng Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức Human Rights Watch nói rằng công an vẫn thường bắt giữ hay sách nhiễu người Thượng Việt Nam và trường hợp ông Chuh bị trục xuất là một “thảm họa.”
Các viên chức của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington từ chối b́nh luận về trường hợp ông Chua bị trục xuất với tờ Politico, chỉ nói rằng đó là một thủ tục do Hà Nội và Washington tiến hành. Nhưng cộng đồng người Việt Nam rất ngạc nhiên bởi áp lực gia tăng từ chính quyền của ông Trumg kể từ tháng Năm.
Theo dữ liệu của ICE, Việt Nam hiện xếp thứ ba, sau Trung Quốc và Cuba, trong số các quốc gia được liệt kê là "người cấp bách" - nghĩa là các chính phủ của họ không cấp các giấy tờ hoặc hộ chiếu cần thiết để ICE thực thi lệnh trục xuất.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận rằng ông John Kelly, người hiện nay là Chánh văn pḥng của Nhà Trắng, đă gặp Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm bên lề chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc. Trong cuộc họp này phía Mỹ yêu cầu Việt Nam cam kết cấp giấy thông hành trong ṿng 30 ngày để tiến hành lệnh trục xuất, một người phát ngôn của ICE cho Politico biết.
VOA cũng ghi rằng trong trường hợp của Việt Nam, trong những năm gần đây, trung b́nh hàng năm Mỹ trục xuất gần 40 người. ICE ước tính có khoảng 8,500 trường hợp người Việt Nam có lệnh trục xuất nhưng c̣n tồn đọng, nhưng con số này dường như không phân biệt giữa những người đến Mỹ trước hoặc sau năm 1995, thời điểm bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Chuh nói: “Tôi lo sợ sinh mạng của tôi khi hồi hương… Đêm nào tôi cũng khóc…”
Cũng nên nhắc rằng một bản tin RFA ngày 20/7/2017 nêu ván đề: Nhiều người Việt tại Mỹ đối diện với nguy cơ bị trục xuất.
Những người Việt đến Mỹ mà từng phạm pháp khi chưa có quốc tịch, dù đă ra tù và trở lại cuộc sống b́nh thường nhưng vẫn phải đi tŕnh diện với ICE mỗi 6 tháng một lần hoặc mỗi năm một lần. Từ tháng Ba năm 2017 đến nay, một số đă bị nhân viên ICE đến nhà bắt đi hoặc bị giữ lại ngay khi tŕnh diện với ICE. Chỉ nội hai tuần đầu tháng Ba 2017, gần 100 người Việt bị bắt lại rồi được chuyển về trại giam Quận York ở Pensylvania, trại giam Krome ở Florida, nhà tù Eloy ở Arizona, trung tâm giam giữ Lumpkin ở tiểu bang Georgia.
RFA thêm:
“Đây là số liệu trong thông cáo báo chí mà APIROC soạn thảo chung với các tổ chức yểm trợ khác như Vietlead ở Philadelphia, SEARAC ở Wahington DC hay SEAC ở North Carolina. APIROC Asian Pacific Island Re-Entry Orange County là một tổ chức đấu tranh cho sự tái ḥa nhập của Người Châu Á Thái B́nh Dương.”
|