VBF-Không có chuyện Mỹ cấm người Nga sang Mỹ. Mỹ vẫn luôn mở cánh cửa với công dân Nga sang Mỹ làm việc, du học và cả du lịch. Thị thực sang Mỹ vẫn tiếp tục như cũ không có chuyện tất cả sẽ bị hủy.
Đại sứ Mỹ tại Nga khẳng định đang cố gắng để người Nga sang Mỹ nhiều nhất có thể.
TASS hôm 23/9 dẫn lời phát biểu của ông John Tefft - Đại sứ Mỹ tại Nga cho hay, Mỹ không có ý định bãi bỏ các chương trình thị thực cho người Nga như lâu nay tuyên bố.
"Đôi khi người ta cho rằng các đơn xin thị thực ở Mỹ sẽ bị hủy. Chắc chắn là không, tất cả các chương trình trên sẽ được tiếp tục" - ông Tefft nói.
Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft. Ảnh: TASS
Đại sứ Mỹ tại Nga cho biết rằng, nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Nga đang cố gắng xử lý "các trường hợp xin thị thực nhiều nhất có thể, và càng nhanh càng tốt".
"Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để tăng số lượng thị thực được cấp trong tất cả các hạng mục để những người có những mục tiêu khác nhau có thể đến nước Mỹ: doanh nhân, sinh viên hoặc khách du lịch" - ông Tefft nhấn mạnh.
Đại sứ Mỹ cho rằng, Mỹ đang muốn "càng nhiều người Nga càng tốt, có thể đến thăm Mỹ".
Đại sứ Mỹ nhấn mạnh: "Đó là chính sách của chúng tôi, chúng tôi đang tích cực làm việc để quảng bá du lịch ở Mỹ và trớ trêu thay, lâu nay, các phương tiện truyền thông đã nhắc đến chủ đề thị thực một cách như chúng tôi sẵn sàng từ bỏ các mục tiêu của mình".
Ông Tefft cũng lý giải về số lượng visa bị cấp thời gian qua giảm đi là do phía Nga yêu cầu giảm số lượng nhân viên đại sứ quán và điều này ảnh hưởng đến công việc trôi chảy trước kia. Ông cũng khẳng định đang thực hiện những "nỗ lực rất lớn" để cơ cấu lại các đầu mục công việc bị ảnh hưởng do việc cắt giảm nhân viên mang lại.
Phát biểu mới được Đại sứ Tefft đăng tải trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Nga thoại đầu liên tưởng tới những nỗ lực cải thiện các quan hệ ngoại giao đã tạo nên sóng gió trong quan hệ hai nước thời gian vừa qua.
Giới ngoại giao hai bên đều bày tỏ nỗ lực để cải thiện quan hệ và kỳ vọng vào cuộc gặp của hai Ngoại trưởng Nga và Mỹ bên lề cuộc họp tại Liên Hiệp quốc.
Song, bất chấp các tuyên bố, những nỗ lực mà cả hai bên tuyên bố đều rất mờ nhạt.
Đại sứ Nga tại Mỹ đã nhấn mạnh tới chương trình cấp thị thực của Mỹ tại Nga - vốn là một nhiệm vụ chính của cơ quan Đại sứ - để nhấn mạnh tới các thiệt hại mà Nga có thể phải chịu nếu muốn chơi đòn trừng phạt đáp trả.
Túi tiền?
Trong phát biểu của Đại sứ Tefft có môt vài điểm nhấn.
Ông cho biết đầu tiên là chương trình thị thực không hề bị ảnh hưởng, ngược lại với các tuyên bố cứng rắn của giới ngoại giao Mỹ đối với Nga. Đây là một nhiệm vụ chính, do đó, Đại sứ Mỹ không làm căng thẳng thêm tình hình nếu nói rằng chương trình thực sự đã bị chấm dứt.
Ngược lại là khác, nhân viên ngoại giao Mỹ đang làm tiệc tận tình và cố gắng với tất cả các khả năng của bản thân và năng suất hiệu quả trong công việc của họ để đáp ứng nhu cầu của người dân Nga muốn tới nước Mỹ.
Nhu cầu của những người Nga tới Mỹ dường như là rất lớn. Nó có thể mang tới nguồn thu từ các dịch vụ đi kèm. Và điều đó hẳn là không thể khiến Mỹ kéo dài căng thẳng ngoại giao để dừng cấp thị thực?
Hoặc tuyên bố của Đại sứ Tefft muốn nhấn mạnh vào việc họ đang nỗ lực để cải thiện quan hệ song phương trong khả năng của mình.
Tuy nhiên, phát biểu sau đó của Đại sứ Mỹ nhấn mạnh ngay vào các biện pháp đáp trả trừng phạt của Nga trong việc cắt giảm số nhân viên ngoại giao Mỹ mà vì đó, nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Nga đã không thể làm tròn được nhiệm vụ của mình là đáp ứng nhu cầu to lớn về thị thực Mỹ của người Nga.
Sau đó, ông lại nhấn mạnh về các nỗ lực của nhân viên ngoại giao Mỹ càng phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn vì sự thiếu hụt nhân sự này.
Đại sứ Tefft dường như đang muốn nhắc khéo việc cắt giảm nhân viên ngoại giao trong biện pháp trừng phạt đáp trả của Chính phủ Nga đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến những người dân Nga.
Bởi vậy, Đại sứ Tefft đang muốn thể hiện sự quan tâm về túi tiền mà người Nga có thể bỏ ra khi sang tới đất Mỹ để đi chơi, đầu tư hoặc đi học... chứ không chỉ muốn cải thiện quan hệ Nga - Mỹ vẫn căng thẳng hiện nay.
Đặc biệt là trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề bình ổn mới đây. Khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đứng lên đọc bài diễn văn thì Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng Tổng thống UKraine Petro Poroshenko đã đồng loạt đứng dậy bỏ ra ngoài.
Ngoại trưởng Nga phát biểu tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thì Phó Tổng thống Mỹ đứng dậy không lắng nghe.
Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov của Nga đã bình luận về cách hành xử của Phó Tổng thống Mỹ khi đó cho rằng, thời điểm này không hề có điểm tiếp xúc nào giữa quan hệ song song Nga và Mỹ.
"Sự bỏ đi một cách phô trương của Phó Tổng thống Pence trong khi Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại Liên Hiệp Quốc là tín hiệu rõ ràng cho thấy rằng, chúng ta hầu như không có điểm tiếp xúc với chính quyền Mỹ. Không nên ảo tưởng" - Thượng nghị sĩ Nga bình luận.
Với những bất đồng chưa có điểm dừng đối với các vấn đề quốc tế như Ukraine, Syria, tình hình Triều Tiên... thì các dấu hiệu ngoại giao Nga- Mỹ nồng ấm như lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ còn là một tương lai mù mịt.