Các cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài họ gặp nhiều rào cản. Những người vợ Việt đối mặt với nhiều trở ngại để ḥa nhập cuộc sống v́ khác biệt văn hóa. Chị Nguyễn Thanh Hải sống ở Bali từng đêm nào cũng muốn được về quê.
Nguyễn Thanh Hải đang sống ở Bali
"Có khoảng thời gian, cứ tối đến là tôi lên kế hoạch đi về Việt Nam, dù khi đó đă ở với gia đ́nh chồng được ba năm", Hải, một phụ nữ Việt Nam kết hôn với người ở Denpasar, Bali, chia sẻ với *********.
Đó là năm 2013, Hải khi ấy cảm thấy quá khó khăn trong việc hoà hợp với văn hoá của người địa phương. Bố mẹ và các anh chị của chồng dù ở gần nhưng họ không thân thiết, không giúp đỡ nàng dâu ở một nơi xa lạ đến, điều mà Hải thấy rất khác với người Việt Nam.
"Sự bỡ ngỡ, nỗi nhớ nhà, khó khăn khi kiếm việc làm khiến cho tôi kiệt sức. Hai vợ chồng phải tự lo tất cả, kể cả việc thay nhau trông hai con, cho nên chúng tôi không ít phen căi vă", Hải kể lại.
Bức bối trong ḷng nhưng cô không chia sẻ được với ai v́ xung quanh không có bạn bè. Hải cũng không nói chuyện với gia đ́nh ở Việt Nam v́ không muốn bố mẹ lo lắng. Cô tự nhủ ḿnh "đă lỡ" theo chồng th́ phải ráng chịu.
Vốn là một người làm trong ngành du lịch nhiều năm, trước đây thường đi trên các chuyến du thuyền tới nhiều nơi trên thế giới, Hải là người dễ thích nghi với những thay đổi về môi trường sống như đồ ăn khác lạ, phong tục tập quán. Thế nhưng khi đến Bali cô cảm thấy như ḿnh bị "nghẹt thở".
Dù có nhiều kinh nghiệm, nhưng không phải là người nước ngoài ở vị trí quản lư, nên chặng đường t́m việc của Hải không hề dễ dàng. Chồng cô, một người chuyên làm hệ thống camera an ninh cho các khách sạn, chỉ biết giúp vợ bằng cách âm thầm chia sẻ việc nhà và "không làm ầm ĩ mọi chuyện".
Cuộc sống không suôn sẻ cứ thế kéo dài suốt ba năm. Một ngày, Hải tṛ chuyện với một người ở cùng nơi làm, người này đă lớn tuổi, phân tích rằng hai vợ chồng cô không có vấn đề ǵ lớn, chỉ là do cô không chấp nhận được sự khác biệt ở nơi đất khách quê người. Họ khuyên cô không nên về Việt Nam. Hải như tỉnh ra, cảm thấy biết ơn người chồng vẫn ở bên cạnh ḿnh lâu nay.
"Tôi đặt ra hai lựa chọn: về hay ở. Chồng con đang ở đây, th́ ḿnh phải ở lại, muốn ở lại th́ phải biết chấp nhận. Khi đă chấp nhận rồi, tôi thấy mọi việc trở nên thật dễ dàng", Hải nhắc lại thời khắc quan trọng trong cuộc sống của ḿnh.
Sau đó, vợ chồng cô có thêm một con gái. Cô bắt tay vào làm nhiều việc khác nhau, từ quản lư nhà hàng cho các hăng lớn của nước ngoài đặt tại Bali, quản lư các villa cho du khách, đến mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn riêng. Cô cũng nói thành thục tiếng Indonesia và cả tiếng Bali. Bây giờ Hải c̣n thấy thích cách sống "tự do, độc lập" của người dân địa phương, cảm thấy ḿnh không c̣n khác người sở tại.
Hải thấy ḿnh may mắn v́ có người chồng luôn quan tâm, chia sẻ. Hai người đă phải vượt qua hơn ba năm yêu xa, v́ mỗi người đi một tour khác nhau. Sau đó gia đ́nh hai bên cũng không đồng ư cho kết hôn v́ "muốn lấy người ở gần".
Dù đang có cuộc sống viên măn ở Bali, nhưng Hải vẫn có một nỗi lo canh cánh trong ḷng, đó là các con của cô, hai gái một trai, đến lúc nào đó quên mất rằng ḿnh mang một phần ḍng máu của người Việt Nam.
"Tôi lo nhất là các con không biết nói tiếng Việt, không hiểu văn hoá của người Việt. V́ thế tôi luôn tranh thủ thời gian dạy chúng nói ngôn ngữ của mẹ. Tối đến th́ kể chuyện cho chúng nghe", Hải nói.
Vào các dịp cuối tuần, cô luôn ưu tiên nấu các món ăn Việt cho các con và chồng, v́ cô cảm thấy tự hào về độ ngon và sự tinh tế của ẩm thực quê nhà. Hải thường làm món nem rán, gỏi xoài, thịt nướng, là những món gia đ́nh cô đặc biệt yêu thích. Năm nào Hải cũng đưa một bé về thăm quê ngoại Hải Pḥng, để con được dịp gần gũi với ông bà và họ hàng.
Cách đây vài tháng, Hải biết đến một nhóm người Việt ở Bali, số lượng khoảng 15-20 người, họ sống tập trung ở hai điểm chính là Denpasar và Ubud. Nhóm này dự kiến tổ chức cùng nhau đón Tết Dương lịch, nấu các món ăn Việt và hàn huyên. Hải cho biết cô rất vui v́ gặp những người bạn mới, những người ở xa Việt Nam có sự gắn kết rất lớn. V́ thế cô cũng mong muốn nhóm sẽ có nhiều hoạt động chung hơn nữa.
"Tôi đang tính đến việc cùng nhau mở lớp dạy tiếng Việt cho các cháu nhỏ, cùng tổ chức các hoạt động văn hoá, chẳng hạn như đón Tết Âm lịch. Ai cũng mải công việc riêng nhưng tôi tin rằng các sinh hoạt chung sẽ rất sôi nổi", Hải tràn đầy hy vọng nói.