Cuộc chiến tranh thượng mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu dừng lại. Nó c̣n có thể leo thang đầy nguy hiểm. Kết cục là các nước khác cũng bị cuốn vào cuộc chiến này, dẫn đến những chính sách làm thương mại thế giới càng thêm phức tạp. Việt Nam cũng khó có thể nằm ngoài ṿng xoáy khốc liệt đó.
Thế rủi ro của Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội 5 năm 2016-2020. Tại báo cáo này, khi dự báo kịch bản thực hiện mục tiêu 2016-2020, Bộ này đă đặt vấn đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc như một khó khăn, thách thức hàng đầu.
Theo Bộ KH-ĐT, chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ - Trung Quốc - Liên minh châu Âu diễn ra căng thẳng hơn, các quốc gia có xu hướng tiếp tục phá giá đồng nội tệ của ḿnh so với các đồng tiền mạnh như USD, Euro,... để hạn chế thiệt hại. Đặc biệt, khi nhắc đến Trung Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo có thể nước này sẽ mạnh tay phá giá đồng nội tệ để tạo cạnh tranh thương mại.
“Trong bối cảnh đó Việt Nam rơi vào trạng thái rủi ro lưỡng cực”, Bộ KH-ĐT lưu ư.
Donald Trump chưa có dấu hiệu dừng tay với Trung Quốc.
Giải thích cụ thể hơn, Bộ KH-ĐT cho rằng Việt Nam có thể bị cuốn vào ṿng xoáy “phá giá nội tệ để cạnh tranh”.
Mặc khác, nếu cố gắng hạn chế tỷ giá biến động mạnh, nghĩa là cố gắng neo giữ đồng nội tệ ở mức độ nhất định so với đồng USD, th́ khi USD tăng giá mạnh, VND cũng sẽ tăng giá so với các đồng tiền khác. Điều này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo là “ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu và sau đó là tăng trưởng kinh tế”.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường nội địa, nhiều quốc gia đang ngày càng có xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, 60 nền kinh tế lớn nhất thế giới đă áp đặt thêm hơn 7.000 biện pháp bảo hộ thương mại, trong đó Hoa Kỳ và EU đưa ra nhiều biện pháp nhất với hơn 1.000 biện pháp cho mỗi nền kinh tế. Tiếp đó là Ấn Độ, Argentina, Nga và Nhật Bản.
“Nếu so với các nước c̣n lại trong nhóm G20, th́ Mỹ là nước có các biện pháp bảo hộ nhiều nhất”, Bộ KH-ĐT cho biết.
Điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới t́nh h́nh xuất khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung.
Đáng chú ư, ngay trong khu vực ASEAN th́ xu hướng sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, đặc biệt là biện pháp phi thuế quan, cũng gia tăng.
Cụ thể, các biện pháp phi thuế quan của các nước ASEAN đă gia tăng nhanh chóng. Từ 1.634 biện pháp vào năm 2000, con số này đă lên đến gần 6.000 vào năm 2017. Trong số các biện pháp phi thuế quan tại 10 nước ASEAN, th́ có 32,4% biện pháp vệ sinh và kiểm dịch; 42,4% là các biện pháp kỹ thuật, 12,3% là các biện pháp liên quan đến xuất khẩu, c̣n lại là các biện pháp khác.
Nh́n rộng hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Giá các tài sản tài chính thế giới đă tăng quá cao, cao hơn cả thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính 2008-2010, gây quan ngại về t́nh trạng “bong bóng tài chính” đang âm thầm diễn ra.
Điều đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đă đặt t́nh h́nh tài chính toàn cầu trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Đặc biệt là những vấn đề tài chính đang tích lũy trong nội tại nền kinh tế Trung Quốc khi mà giá bất động sản đang được đẩy lên cao giữa lúc t́nh trạng dư thừa rất rơ ràng...
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang rất quyết liệt.
Áp lực cho khả năng chống chịu và đương đầu
Ông Nicolas Audier, đồng chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cũng cảnh báo những yếu tố bất định như chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, chủ nghĩa bảo hộ sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Ông Nicolas khuyến cáo khi hàng Trung Quốc không xuất sang được Mỹ th́ một phần trong số đó có thể xuất sang Việt Nam. Khẳng định chính sách bảo hộ không tốt cho Việt Nam, ông Nicolas lư giải, thực tế chủ nghĩa bảo hộ làm gia tăng chi phí thương mại, gây tổn hại đến việc làm, tăng tưởng kinh tế.
C̣n thị trường mở cửa sẽ thúc đẩy thương mại, đầu tư xuyên biên giới. DN cũng được hưởng lợi từ chi phí thấp nên ông Nicolas khuyến nghị Việt Nam nên duy tŕ chính sách mở cửa như hiện tại nhằm phát triển thương mại tự do.
“Chèo lái qua bất ổn”, ấn bản tháng 10/2018 của Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái B́nh Dương, do Ngân hàng Thế giới ban hành mới đây, nhấn mạnh: Các yếu tố kết hợp như t́nh trạng căng thẳng thương mại, Hoa Kỳ tăng lăi suất, thị trường tài chính biến động ở nhiều nền kinh tế mới nổi trong những tháng qua đă làm tăng t́nh trạng bất định về triển vọng tăng trưởng của khu vực. Đồng thời, lạm phát bắt đầu tăng lại trên toàn khu vực, nhất là ở Myanmar, Philippines và Việt Nam.
“Tăng trưởng bền vững đă, đang và sẽ tiếp tục là yếu tố chính để giảm nghèo và t́nh trạng dễ tổn thương trong khu vực" theo lời bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái B́nh Dương.
Nhưng bà Kwa Kwa lo ngại: "Chủ nghĩa bảo hộ và biến động trên thị trường tài chính có thể gây tổn hại đến viễn cảnh tăng trưởng trong trung hạn, trong đó người nghèo và những người dễ tổn thương nhất phải chịu những hệ quả bất lợi nhất. Đây là lúc các nhà hoạch định chính sách trong khu vực phải cảnh giác và chủ động tăng cường khả năng chống chịu và đương đầu của quốc gia."