Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 viết trên Twitter cá nhân đề cập tới cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và khẳng định mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, người tiêu dùng Mỹ không phải trả thuế nhập khẩu mà ông đă áp đặt với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ cho rằng đánh thuế nhập khẩu không gây hại ǵ cho người dân Mỹ.
"Rất nhiều điều đang diễn ra tốt đẹp. Họ [Trung Quốc-ND] đang phải trả cho chúng ta hàng chục tỷ USD thuế nhập khẩu... Cho đến nay, người tiêu dùng của chúng ta không phải trả tiền và không có lạm phát..." - Tổng thống Mỹ viết.
Ông Trump cũng khẳng định Trung Quốc đang yêu cầu đàm phán các "thỏa thuận thương mại thực sự" bởi "họ không muốn bị nhắm vào thuế quan".
Tuy nhiên, nhà lănh đạo Mỹ cũng không đưa ra bất cứ bằng chứng hay thông tin nào cho thấy Trung Quốc đang thể hiện mong muốn như vậy.
Tổng thống Mỹ đă đăng một ḍng tweet đe dọa áp thuế lên toàn bộ số hàng hóa c̣n lại của Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD nhập khẩu vào Mỹ, ngay sau khi phái đoàn đàm phán Mỹ từ Thượng Hải trở về Mỹ.
Trung Quốc cũng đă tuyên bố sẽ đáp trả động thái của Mỹ song chưa công bố thông tin chi tiết.
Câu chuyện ông Trump tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ th́ ai sẽ chịu thiệt hơn là câu chuyện đă được các nhà kinh tế phân tích kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các phân tích hoàn toàn ngược với những ǵ ông Trump tin tưởng.
Thuế nhập khẩu tăng với mục đích là làm cho hàng hóa nước ngoài đắt hơn để thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước, trừ khi các nhà xuất khẩu quốc tế giảm giá. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đang giảm giá các hàng hóa của họ để phù hợp với chính sách thuế quan của ông Trump.
Điều đó chứng minh rằng, chính người Mỹ mới là những người phải trả khoản tiền hàng chục triệu USD thuế quan đó. Các doanh nghiệp Mỹ chịu thuế quan, cho phần thuế đó vào chi phí và khiến hàng hóa đến ngay người tiêu dùng tăng lên.
Reuters dẫn một nghiên cứu được công bố bởi Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ vào tháng 3/2019 cho thấy, tất cả các chi phí thuế quan áp đặt trong năm 2018 đă được chuyển cho người tiêu dùng Mỹ.
Hàng hóa Trung Quốc do chịu thuế quan đă tăng giá. Ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành khác trong nền kinh tế Mỹ.
Các doanh nghiệp bán phụ tùng ô tô cũng than thở hàng hóa ế ẩm, không bán được. Ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ cũng không thể xây dựng các trạm sản xuất mới do giá vật liệu xây dựng tăng lên...
Thay v́ hàng hóa Trung Quốc, Mexico được cho là thị trường thương mại mới mà Mỹ lựa chọn.
Mexico đă vượt mặt Trung Quốc, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong 6 tháng đầu năm nay.
Wall Street Journal ngày 2/8 đưa tin, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đă giảm 12%, trong khi lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tới 19%.
Trung Quốc chiếm 13,2% trong tổng lượng trao đổi hàng hóa (nhập khẩu cộng với xuất khẩu) của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019.
Con số này ít hơn tổng lượng trao đổi thương mại của Mỹ với Mexico và Canada, chiếm lần lượt 15% và 14,9%. Đây là lần đầu tiên điều này diễn ra kể từ năm 2005.
Việc Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc được bù lại nhờ việc tăng mua hàng hóa từ các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico và châu Âu.
Xuất khẩu của Mexico sang Mỹ chiếm khoảng 80% tổng doanh số bán hàng ở nước ngoài và hơn một phần tư toàn bộ sản lượng kinh tế của đất nước.
Mexico được coi là "người thụ hưởng" trong cuộc xung đột thương mại của ông Trump với Trung Quốc, khi các công ty Mỹ cân nhắc việc chuyển chuỗi cung ứng gần họ hơn.
Tuy nhiên, điều này đang khiến các nhà kinh tế ở Mexico lo ngại, nếu tiếp tục đẩy mạnh giao thương kinh tế sang Mỹ, Mexico có thể trở thành một nạn nhân theo chân Trung Quốc một ngày không xa.
Ngay sau khi các cuộc đàm phán với Mỹ được kư kết về việc thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, ông Trump đă tuyên bố mức thuế 5% đối với hàng hóa từ Mexico nhằm hối thúc nước này có các biện pháp ngăn ḍng người di cư đến biên giới Mỹ- Mexico