Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm đến Hoa Kỳ sắp diễn ra vào thời gian Việt Nam cần sự hiện diện quân sự của lực lượng Mỹ trên Biển Đông để đối phó với Trung Quốc ngày càng lộ rơ hơn tham vọng bá quyền bành trướng, khiến ṭa đại sứ CSVN ở Hoa Thịnh Đốn đang t́m cách chiêu dụ những Việt kiều “có tăm tiếng” trong cộng đồng để gặp ông Nguyễn Phú Trọng.
Cộng đồng người Việt ở Hoa Thịnh Đốn biểu t́nh trước Toà Bạch Ốc khi Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015. (H́nh: REUTERS/Jonathan Ernst)
Một người Mỹ gốc Việt ở Hoa Thịnh Đốn cho báo Người Việt biết vấn đề trên. Người này nói thêm chiêu thức của CSVN như một cách gián tiếp xác nhận ông Nguyễn Phú Trọng dự trù đến Mỹ vào khoảng Tháng 10 tới đây theo thông tin ông Carl Thayer, giáo sư đại học Quốc pḥng Hoàng Gia Úc, nói với nhà báo David Hutt trên tờ Asia Times tuần trước.
Các lănh tụ CSVN khi đến Hoa Thịnh Đốn thường chỉ có một nhóm nhân viên ṭa đại sứ với vài “Việt kiều yêu nước” đón tiếp. Khi đến Ṭa Bạch Ốc gặp tổng thống Mỹ, họ luôn luôn phải đi cổng sau v́ tại cổng trước, cộng đồng người Việt biểu t́nh chống đối với một rừng biểu ngữ lên án chế độ Hà Nội đàn áp nhân quyền, bóp nghẹt dân chủ, tham nhũng thối nát.
Ngoài Hoa Thịnh Đốn, nguồn tin trên tiết lộ ông Trọng nhiều phần cũng đến San Francisco, California, nơi có ṭa tổng lănh sự CSVN để tiếp xúc với “Việt kiều yêu nước,” tức những người thân cộng, buôn bán làm ăn với chế độ Hà Nội.
TT Obama đón tiếp Nguyễn Phú Trọng ở Pḥng Bầu Dục, 7/7/2015. (H́nh: REUTERS/Jonathan Ernst)
Cố gắng chiêu dụ những Việt kiều thuộc giới trí thức, có nhiều tăm tiếng, tài sản, đến gặp ông Nguyễn Phú Trọng để tuyên truyền, luôn luôn là việc ṭa đại sứ CSVN không bao giờ quên. Nhưng dụ được những ai, bao nhiêu người lại là vấn đề.
Những cuộc gặp từng diễn ra giữa người gốc Việt và ông Nguyễn Phú Trọng trước đây cho thấy các ư kiến kêu gọi thay đổi, trả lại các quyền tự do căn bản cho người dân, trả tự do cho những người vận động dân chủ hóa đất nước, đều bị bỏ lơ.
Khi đến Hà Nội cuối Tháng Hai vừa qua để họp thượng đỉnh với lănh tụ Bắc Hàn Kim Yong Un, Tổng Thống Mỹ Donald Trump đă mời ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ.
Cả chuyến đi Mỹ lần trước của ông Trọng cũng như các đời chủ tịch nước, thủ tướng CSVN trước, phần lớn đều đến thăm Mỹ giữa khoảng Tháng Sáu, Tháng Bảy. Nhưng năm nay, ông Trọng bị đột quỵ khi đi thăm “làm việc” tại Rạch Giá vào đúng ngày sinh nhật thứ 75 của ông ta 14 Tháng Tư. Bệnh t́nh ông Trọng đă bị toàn bộ hệ thống chính trị và truyền thông nhà nước giấu kín nên công luận chỉ biết ông Trọng vắng mặt nhiều lần trong các buổi hội họp cần có mặt.
Một số h́nh ảnh và video clips được công bố trên truyền thông nhà nước cho người ta thấy ông Trọng bước đi chậm chạp dưới sự canh chừng cẩn thận của các cận vệ.
Có lẽ v́ thế nên chuyến đi Mỹ của ông Trọng không diễn ra vào khoảng Tháng Bảy như thông lệ. Cho đến giờ này, vẫn không ai biết sức khỏe của tổng bí thư phục hồi được bao nhiêu phần và có ǵ nguy hiểm không khi phải ở trên máy bay của một hành tŕnh rất dài.
“Đây là chuyến thăm rất quan trọng, là trọng tâm của quan hệ Việt-Mỹ trong năm 2019,” lời ông đại sứ Hà Kim Ngọc trong cuộc phỏng vấn của ********* ngày 12 Tháng Ba, 2019.
“Ưu tiên hàng đầu của tôi là tổ chức tốt các chuyến thăm lẫn nhau của lănh đạo cấp cao hai nước, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, hướng tới kỷ niệm 25 năm b́nh thường hóa quan hệ vào năm 2020,” theo lời đại sứ Hà Kim Ngọc.
Chuyến đi Hoa Kỳ sắp diễn ra của ông Nguyễn Phú Trọng vào thời gian Việt Nam cần sự hiện diện quân sự của lực lượng Mỹ trên Biển Đông hơn lúc nào hết để đối phó với Trung Quốc ngày càng lộ rơ hơn tham vọng bá quyền bành trướng khi biến các đảo và các đảo nhân tạo thành những cơ sở quân sự quy mô mà Hà Nội bó tay.
Hiện lực lượng trên biển của Việt Nam đang phải đối diện với lực lượng trên biển của Trung Quốc, đông hơn và mạnh hơn gấp bội, tại khu vực băi Tư Chính và các băi đá ngầm phụ cận, nơi Việt Nam đang khai thác và khoan t́m dầu khí ở các lô 136-1 và 136-3. Hà Nội đă buộc phải dừng các vụ khoan t́m ở khu vực hồi năm 2017 và 2018 trước sự đe dọa của Bắc Kinh, nhưng năm nay, thấy Hà Nội có vẻ cả quyết hơn.
Ông Trọng dự trù đến Hoa Thịnh Đốn vào lúc Hà Nội cần Mỹ hậu thuẫn nhiều hơn nữa để đối phó với Bắc Kinh trên Biển Đông. Đồng thời lời đe dọa của tổng thống Trump áp đặt thuế quan trừng phạt, ép Hà Nội phải mua thêm hàng hóa, sản phẩm Mỹ để giảm bớt thâm thủng mậu dịch cho Mỹ, là những đề tài thảo luận người ta tin không thể thiếu.
Hôm Thứ Bảy 24 Tháng Tám, 2019, nhà phân tích Richard Heydarian viết trên South China Morning Post ở Hongkong rằng tương lai mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn tùy thuộc vào hai yếu tố.
Thứ nhất, CSVN có muốn bỏ chính sách quốc pḥng “3 không” hay không. (Không tham gia các liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia). Thứ hai, liệu chính phủ Mỹ có vượt qua được những chống đối trong nôi bộ, đặc biệt là những nhóm vận động nhân quyền và các cựu chiến binh VNCH, để hợp tác chặt chẽ hơn với chế độ độc tài đảng trị ở Hà Nội hay không.
Thêm nữa, theo tác giả Heydarian, dự phóng mối quan hệ đối địch giữa Hoa Thịnh Đốn với Bắc Kinh sẽ định h́nh mối quan hệ Hà Nội – Hoa Thịnh Đốn trong tương lai. (TN)