Toan tính của Iran khi 'chưa vội báo thù tàn khốc' cho tướng? Vị lănh tụ tối cao của Iran muốn bất kỳ sự trả thù nào đối với vụ ám sát tướng Soleimani được thực hiện công khai bởi chính các lực lượng nước này thay v́ sử dụng các ủy nhiệm.
Trong những giờ căng thẳng sau khi Mỹ ám sát chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, lănh tụ tối cao của đất nước Ayatollah Ali Khamenei bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Chính phủ để vạch ra chi tiết cho bất kỳ sự trả thù nào.
Ông nói rằng nó phải là cuộc tấn công trực tiếp và tương xứng vào lợi ích của Mỹ, được thực hiện công khai bởi chính lực lượng Iran, ba người Iran biết về cuộc họp hôm 6/1 cho biết.
Lễ đưa tang Thiếu tướng Qassim Soleimani tại Tehran hôm 6/1. Ảnh: New York Times.
Theo New York Times, đó là sự chuyển hướng đáng ngạc nhiên cho giới lănh đạo Iran. Kể từ khi thành lập Cộng ḥa Hồi giáo vào năm 1979, Tehran hầu như luôn che giấu các cuộc tấn công của ḿnh đằng sau hành động của các ủy nhiệm mà họ phát triển quanh khu vực.
Nhưng trong cơn thịnh nộ từ vụ ám sát chỉ huy quân sự, Thiếu tướng Qassim Soleimani, đồng minh thân thiết và là bạn của cá nhân lănh tụ tối cao, ayatollah sẵn sàng gạt bỏ những phương thức truyền thống đó.
Các mục tiêu Mỹ trong tầm tay Iran
Sự phẫn nộ trên toàn quốc đối với cái chết của vị chỉ huy được tỏ rơ vào ngày 6/1, khi hàng triệu người Iran đổ ra đường phố Tehran để đưa tang và ông Khamenei không ngại rơi lệ trước linh cữu.
Lănh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (giữa) và Tổng thống Hassan Rouhani (phải) cầu nguyện trước linh cữu của tướng Soleimani ở Tehran ngày 6/1. Ảnh: Văn pḥng Lănh tụ tối cao Iran.
Sau nhiều tuần biểu t́nh dữ dội trên khắp đất nước chống tham nhũng và quản lư yếu kém, cả những người chỉ trích và ủng hộ chính phủ đă tuần hành cùng nhau, đoàn kết trong sự phẫn nộ.
Các chuyến tàu điện ngầm và nhà ga chật cứng người đưa tang hàng giờ trước khi trời sáng. Các gia đ́nh cho con cái cầm ảnh tướng Soleimani.
Chính trị gia Sadegh Kharazi cho biết ông chưa từng thấy đám đông lớn như vậy kể từ tang lễ năm 1989 của người sáng lập nước Cộng ḥa Hồi giáo, Ayatollah Ruhollah Khomeini.
"Chúng ta đă sẵn sàng trả thù quyết liệt với Mỹ. Quân đội Mỹ ở vịnh Ba Tư cũng như ở Iraq và Syria nằm trong tầm tay của chúng ta", Tướng Hamid Sarkheili của Lực lượng Vệ binh Cách mạng tuyên bố trước đám đông.
"Không đàm phán hay thỏa thuận, quyết chiến với Mỹ", những người tham dự đám tang hô vang trong video được chia sẻ với New York Times.
Các học viên quân đội Iran tại lễ đưa tang ở Tehran. Ảnh: AP.
Cuối tuần qua, Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran chống lại lợi ích của Mỹ bằng cách ra lệnh không kích 52 mục tiêu tiềm năng, đại diện cho các con tin người Mỹ bị bắt giữ sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị vây hăm vào năm 1979.
Đáp lại, hôm 6/1, tổng thống ôn ḥa của Iran, Hassan Rouhani, đă phản hồi bằng lí lẽ của ḿnh.
"Những người nhắc đến số 52 cũng nên nhớ tới con số 290", ông viết trên Twitter, ám chỉ 290 người thiệt mạng năm 1988 trong vụ tai nạn máy bay Iran do tàu chiến Mỹ gây ra. "Đừng bao giờ đe dọa đất nước Iran", ông Rouhani nói thêm.
Ở đâu, khi nào và thậm chí liệu Iran có chọn trả đũa hay không vẫn là vấn đề được suy đoán. Khi các nhà lănh đạo Iran cân nhắc hành động, các nhà phân tích cho biết các mục tiêu bao gồm quân đội Mỹ ở nước láng giềng Syria và Iraq, các căn cứ của Mỹ ở vịnh Ba Tư hoặc các đại sứ quán và nhà ngoại giao Mỹ ở hầu hết mọi nơi.
Lính nhảy dù của Quân đội Mỹ rời Fort Bragg, North Carolina, tới Trung Đông, ngày 5/1. Ảnh: Reuters.
Khi những nỗ lực trước đây trong các cuộc tấn công hoặc ám sát trực tiếp không thành, các chiến binh được Iran hậu thuẫn chuyển sang chiến thuật đơn giản hơn là giết dân thường bằng bom khủng bố.
Đây là chiến thuật năm 2012 của nhóm Hezbollah ở Lebanon do Iran hậu thuẫn. Học giả Iran Afshon Ostovar cho biết sau khi thất bại trong nỗ lực tấn công các mục tiêu của Israel hoặc giết chết các quan chức Israel để trả thù vụ ám sát một trong những thủ lĩnh của nhóm, các chiến binh cuối cùng đă thực hiện việc dễ dàng hơn là ném bom xe buưt chở khách du lịch Israel ở Bulgaria.
Ông Ostovar cho rằng không ai biết Iran sẽ đáp trả như thế nào, ngay cả Iran cũng chưa biết, nhưng có một ham muốn đ̣i nợ máu đang hiện diện trong Vệ binh Cách mạng.
Không vội đáp trả
Mặc dù chính quyền Trump nói rằng Mỹ giết tướng Soleimani v́ ông ta đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công sắp tới chống lại lợi ích của Mỹ, có những dấu hiệu cho thấy ông ta có thể đang dẫn đầu nỗ lực nhằm làm dịu căng thẳng với Saudi Arabia.
Thủ tướng Mahdi của Iraq nói rằng lẽ ra ông đă gặp tướng Soleimani vào buổi sáng ông này bị giết. Ông Mahdi kỳ vọng ông Soleimani mang thông điệp từ người Iran có thể giúp "đạt được các thỏa thuận và đột phá quan trọng đối với t́nh h́nh ở Iraq và khu vực".
Về phần ḿnh, Iran vẫn đồng thời tiếp tục cuộc chống đối kéo dài hàng tháng đối với các yêu cầu của chính quyền Trump về việc đàm phán lại thỏa thuận năm 2015 với các cường quốc phương Tây về nghiên cứu hạt nhân.
Chính quyền Trump gây áp lực với Iran bằng cách tàn phá nền kinh tế của nước này với các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng mà các quan chức Iran lên án là chiến tranh kinh tế.
Các lệnh trừng phạt khởi động ṿng xoáy tấn công và phản công lên đến đỉnh điểm vào tuần trước, trong vụ ám sát tướng Soleimani. Iran cũng đă đáp trả bằng các bước đi tính toán thận trọng để rút khỏi các giới hạn của thỏa thuận về chương tŕnh hạt nhân.
Hôm 5/1, các quan chức Iran nói rằng họ đă từ bỏ mọi hạn chế trong việc làm giàu uranium dù sẽ tiếp tục tiếp nhận các thanh sát viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Giữa cảm xúc của đám tang, một số người kêu gọi báo thù để định h́nh lại khu vực.
"Ngay cả khi chúng ta tấn công tất cả căn cứ của Mỹ và ngay cả khi chúng ta ám sát được chính ông Trump th́ cũng không đủ để trả thù. Chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi khu vực", Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh nói tại lễ tang.
Những người đưa tang ở Tehran hôm 6/1. Ảnh: New York Times.
Hiện tại, các quan chức Iran dường như không vội vàng tấn công đáp trả Mỹ và có lẽ đang tận hưởng khả năng lan truyền sự lo lắng trên khắp phương Tây.
Họ có vẻ hài ḷng với việc phô bày chủ nghĩa dân tộc, nhận được sự đồng cảm quốc tế ngày càng tăng và thúc đẩy trục xuất quân đội Mỹ khỏi Iraq.
Sanam Vakil, học giả Iran tại trung tâm nghiên cứu Chatham House ở London, cho rằng các quan chức Iran chưa muốn chuyển hướng cuộc đối thoại. Nhưng đối với những người hiếu chiến thống trị Hội đồng An ninh Quốc gia Iran, trả đũa tàn khốc là phản ứng hợp lư duy nhất.
"Việc không đáp trả sẽ khiến họ có vẻ yếu đuối và tạo cơ sở gia tăng thêm áp lực, tạo ra những vấn đề trong chính trị trong nước và quốc tế", bà nói.
VietBF@ sưu tầm.