02/24/20
Comrade Trump
Feb 13, 2020 NINA L. KHRUSHCHEVA
Bản dịch: Phan Nguyên
The Observer
Bản gốc:
https://www.project-syndicate.org/co...hcheva-2020-02
NEW YORK – “In just three short years,” US President Donald Trump declared in his recent State of the Union (SOTU) address, “we have shattered the mentality of American decline and we have rejected the downsizing of America’s destiny.” This baseless pronouncement – more propaganda than reality – recalled Joseph Stalin’s 1935 proclamation that “Life has improved, comrades; life has become more joyous.”...
“Chỉ trong ba năm ngắn ngủi”, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm nay, “chúng tôi đă phá vỡ tâm lư suy tàn và bác bỏ số phận cam chịu một vận mệnh nhỏ bé hơn của nước Mỹ”. Lời tuyên bố vô căn cứ này – mang tính tuyên truyền nhiều hơn thực tế – làm gợi nhớ tới lời tuyên bố của Joseph Stalin năm 1935 rằng “Thưa các đồng chí, cuộc sống đă được cải thiện, cuộc sống trở nên vui tươi hơn!”
Khi Stalin ca ngợi sự “cải thiện mạnh mẽ phúc lợi vật chất của người lao động” mà chế độ Xô Viết mang lại, số liệu thống kê sản xuất lại cho thấy sự đ́nh trệ; nạn đói đă tàn phá dân số, đặc biệt là ở Ukraine; và cuộc Đại Thanh trừng – một chiến dịch đàn áp chính trị tàn bạo – sắp sửa diễn ra. Tương tự như vậy, khi Trump ca ngợi chính quyền của ḿnh v́ đă khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của Mỹ đang t́m cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, nước giờ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu và một tṛ cười cho quốc tế.
Những tuyên bố của ông Trump về nền kinh tế cũng gây hiểu lầm tương tự. Đúng là tăng trưởng GDP vẫn tương đối mạnh, và giá cổ phiếu đă đạt mức cao kỷ lục. Nhưng, như Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer đă chỉ ra sau Thông điệp Liên bang, hàng triệu người vẫn đang phải vật lộn để có đủ tiền vào cuối tháng sau khi chi trả chi phí đi lại, trở nợ vay thời sinh viên, hoặc chi tiền mua thuốc. Sự “bùng nổ thu nhập của lao động cổ cồn xanh” mà Trump tung hô đă không đến được với một lượng lớn người lao động b́nh thường.
Tôi không muốn nói rằng Trump là một Stalin mới, càng không có ư đánh đồng Mỹ ngày nay với Liên Xô những năm 1930. Nhưng tôi biết đó là tuyên truyền khi nghe thấy điều đó, và những từ Trump dùng không kém ǵ những lời tuyên truyền trên báo chí thực thụ. Tôi cũng biết tuyên truyền tốt sẽ có hiệu quả như thế nào trong việc tạo không gian cho hành vi độc tài – và ngay cả nền dân chủ mạnh mẽ nhất cũng có thể dễ bị tổn thương tới mức nào trước chế độ toàn trị.
Tất nhiên, tuyên truyền không chỉ bao gồm lời nói. Các nhà cai trị độc đoán sử dụng các công cụ khác nữa để tạo nên ánh hào quang của sự vĩ đại. Kiến trúc là một trong những công cụ như vậy. Từ các pharaoh Ai Cập đến các hoàng đế La Mă hay các nhà độc tài đương thời như Kim Jong-un của Triều Tiên, tất cả các nhà lănh đạo độc đoán thường sử dụng (hoặc lạm dụng) kiến trúc để thao túng nhận thức của công chúng, bằng cách tạo ra những không gian công cộng hùng vĩ phản ánh h́nh ảnh lộng lẫy của họ.
Olympia kiệt tác điện ảnh gây tranh căi năm 1938 của Leni Riefenstahl dựa trên Thế vận hội Mùa hè Berlin năm 1936, được quay theo cách nhằm nhấn mạnh không khí mạnh mẽ gây choáng ngợp của sân vận động – và nói rộng ra là của chế độ Đức Quốc xă. Trước đó là việc chỉnh trang Berlin bởi Albert Speer đầu những năm 1930, qua đó chuyển hóa tham vọng toàn trị của chế độ thành những kiến trúc tân cổ điển hùng vĩ, choáng ngợp.
Stalin sao chép mô h́nh đế quốc của Hitler với phong cách kiến trúc cổ điển của riêng ḿnh: nhà cao tầng với mái ṿm, tháp và các kiểu trang trí khác nhằm biểu thị quyền lực. Stalin cũng lấy cảm hứng từ Ṭa Thị chính Manhattan của thành phố New York, công tŕnh biểu thị cho sự hùng vĩ của New York vào những năm 1910.
Giờ đây, chính quyền Trump đang lưu hành một dự thảo sắc lệnh hành pháp có tên “Làm cho các ṭa nhà liên bang đẹp trở lại”, yêu cầu các kiến trúc sư tuân thủ các thiết kế kiến trúc “cổ điển”, lấy cảm hứng từ truyền thống Hy Lạp và La Mă. Sắc lệnh này nhấn mạnh giá trị biểu tượng của các ṭa nhà, và rơ ràng đối nghịch với Nguyên tắc Hướng dẫn về Kiến trúc Liên bang năm 1962 – được Tổng thống John F. Kennedy ủng hộ – kêu gọi các thiết kế kiến trúc phải phù hợp với công việc quản trị chính quyền.
Có lẽ điều này không gây ngạc nhiên. Rất lâu trước khi trở thành tổng thống, Trump đă sử dụng kiến trúc để khẳng định quyền lực và đặc quyền của ḿnh. Chẳng hạn, các công tŕnh mạ vàng ḷe loẹt đặc trưng cho nhiều ṭa nhà của ông có nhiều điểm tương đồng với cách bài trí xa hoa được lựa chọn bởi những nhà lănh đạo chuyên quyền hiện tại như Tập Cận B́nh của Trung Quốc, Vladimir Putin của Nga hay Recep Tayyip Erdoğan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những nhà lănh đạo này cũng đă tham gia vào một h́nh thức cổ điển khác của quyền lực độc đoán: diễu hành quân sự, vốn là một phương pháp đă được kiểm nghiệm dành cho các lănh đạo độc đoán muốn gây ấn tượng với người ủng hộ cũng như đối thủ. Vào năm 2017, Trump không thể kiềm chế được sự phấn khích của ḿnh tại một cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Phá ngục Bastille ở Paris – dù đó là một buổi lễ kỷ niệm chứ không phải là một dịp khoa trương cơ bắp – được tổ chức bên cạnh Khải Hoàn Môn (t́nh cờ công tŕnh này là một trong những nguồn cảm hứng để Speer xây dựng các công tŕnh cho Đức Quốc xă). Hai năm sau, Trump đă tổ chức một cuộc duyệt binh đắt đỏ đến chóng mặt của riêng ḿnh.
Sẽ có người muốn coi những sự kiện như vậy chỉ là việc nhỏ. Nhưng chúng trực tiếp tạo điều kiện cho các hành vi nguy hiểm hoặc liều lĩnh, bao gồm cả việc bác bỏ các biện pháp kiểm soát quyền lực hành pháp – điều rất quan trọng đối với một nền dân chủ hữu hiệu.
Việc Trump không có khả năng chấp nhận những lời chỉ trích cũng đặc biệt gây quan ngại. Stalin đă truy tố những người mà ông ta coi là “kẻ thù của nhân dân”, giam cầm hoặc sát hại hàng ngàn người v́ tội không trung thành với ông ta. Tất nhiên, Trump không thể thực hiện một mức độ đàn áp như vậy, nhưng ông ta cũng sử dụng những những luận điệu tương tự, gọi những người chỉ trích ḿnh trên truyền thông là “kẻ thù của nhân dân”.
Hơn nữa, ngay sau khi được Thượng viện do Đảng Cộng ḥa kiểm soát tha bổng trong một phiên ṭa luận tội giả tạo, nơi không có nhân chứng nào được triệu tập, Trump đă sa thải những người đă ra làm chứng tại Hạ viện về những nỗ lực của Trump nhằm ép Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra một đối thủ chính trị của ḿnh. Đó là một ví dụ điển h́nh về sự trả thù mà các chế độ độc tài thường thực hiện.
Thật vậy, khi một nhân chứng trong quá tŕnh luận tội là Trung tá Alexander S. Vindman bị sa thải, các nhân viên an ninh đă áp giải cả người anh trai song sinh của ông, Trung tá Yevgeny Vindman, một luật sư nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, cùng ra khỏi Nhà Trắng. Đó hoàn toàn là một sự trả thù nhỏ mọn. Nếu ở Liên Xô vào những năm 1930, Yevgeny sẽ được dán nhăn là ChSVR (Thành viên kẻ thù của gia đ́nh nhân dân) và bị kết án 5 năm tại một trại lao động khổ sai ở Siberia.
Đây là cách chế độ độc tài bắt đầu. Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 11, trách nhiệm của mọi công dân là phải kiểm soát một cách lư trí các tham vọng độc tài của Trump, điều sẽ được củng cố nếu Trump tái đắc cử. Sẽ không an toàn nếu giả định rằng Trump sẽ không dám đi quá xa, hoặc ông ta quá “tầm thường” – như cách Leon Trotsky gọi Stalin (một đánh giá mà nhiều đảng viên Bolshevik đồng ư) – nên không thể biến đổi nước Mỹ.
Vladimir Lenin, bản thân là một người Bolshevik tàn bạo, đă viết vào năm 1922 rằng, “Stalin tập trung quyền lực to lớn vào tay ḿnh, thứ mà anh ta không thể sử dụng một cách có trách nhiệm” bởi những tính cách như thô lỗ, thiếu khoan dung và thất thường. Trump cũng sở hữu tất cả những tính cách như vậy. Càng nhiều quyền lực tập trung vào tay Trump th́ viễn cảnh dài hạn của nền dân chủ Mỹ càng trở nên mờ nhạt. Việc Trump tái đắc cử có thể đồng nghĩa với việc ngọn đèn dân chủ đó sẽ tắt.
Nina L. Khrushcheva (cháu của nguyên Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Nikita Khrushchev) là giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học The New School, New York, và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Thế giới.