03/25/20
SANTA ANA, California (NV) – Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă từ trần tại bệnh viện Hartford Connecticut vào ngày 19 Tháng Ba, 2020, hưởng thọ 87 tuổi.
Người Hùng Xuân Lộc – Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. (H́nh: Facebook BPhuong Le)
Thánh lễ, di quan, và an táng được tổ chức ngày 27 Tháng Ba, 2020, tại nhà thờ và nghĩa trang Fairfax Memorial Park.
Sự ra đi của “Người Hùng Xuân Lộc” 45 năm sau ngày diễn ra trận đánh lịch sử tại Xuân Lộc ở Long Khánh, nơi Sư Đoàn 18 Bộ Binh do ông chỉ huy đă cùng với các binh chủng bạn chận đứng cuộc tiến quân hùng hổ của Quân Đoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt (gồm ba sư đoàn quân chính quy cộng với các lực lượng du kích địa phương do Thiếu Tướng Cộng Sản Hoàng Cầm chỉ huy) trên đường tiến về thủ đô Sài G̣n, tuy không làm mọi người ngạc nhiên lắm v́ tuổi già của ông nhưng đă gây nên nhiều xúc động trong ḷng chiến sĩ và đồng bào Miền Nam Tự Do đang sống lưu vong tại hải ngoại hoặc c̣n ở lại trong nước sau ngày Việt Nam Cộng Ḥa mất vào tay Cộng Sản hồi Tháng Tư, 1975.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (H́nh: vi.wikipedia.org)
Qua 12 ngày giao tranh ác liệt, từ ngày 9 đến ngày 21 Tháng Tư, 1975, pḥng tuyến Xuân Lộc vẫn đứng vững bằng xương máu của các chiến sĩ Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân cùng các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Tiểu Khu Long Khánh. Các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, không hề khuất phục trước biển người tràn ngập, mưa pháo xối xả, cùng tiếng xe tăng T-54 gầm rú của địch quân, khiến họ phải từ bỏ Mặt Trận Xuân Lộc mà đi đường ṿng xuống Biên Ḥa để tiến về Sài G̣n, là mục tiêu cuối cùng của Cộng Quân trong chiến dịch đánh chiếm toàn bộ Miền Nam Tự Do.
Niềm xúc động chân thành của mọi người trước tin buồn này phải nói là đă xuất phát từ ḷng cảm phục và kính mến sâu xa đối với một vị tướng lănh vừa tài ba vừa anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong những giờ phút đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Mặc dù chiến công to lớn của Tướng Lê Minh Đảo cũng như gương hy sinh cao cả của chiến sĩ các cấp khác trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă không cứu văn được Miền Nam Việt Nam khỏi nanh vuốt của Cộng Sản Quốc Tế, và trong tương lai cận kề là Cộng Sản Trung Quốc, chí can trường và ḷng tận trung báo quốc của Tướng Đảo trong cơn quốc biến vẫn là tấm gương sáng muôn đời soi rọi trong sử sách, chừng nào mà dân tộc Việt Nam c̣n tồn tại ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Đối với chiến sĩ và đồng bào Miền Nam Tự Do, Tướng Lê Minh Đảo là biểu tượng của sự hy sinh vô bờ bến của người lính Cộng Ḥa, là niềm hy vọng sau cùng của một đất nước trước mối đe dọa bị tiêu diệt, là tiếng thét bi hùng của một đội quân tinh nhuệ bị bỏ rơi một cách oan uổng, và là hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới lầm mê trước thảm họa của các dân tộc bị Cộng Sản thống trị.
Thật vậy, Tướng Lê Minh Đảo chính là biểu tượng của sự hy sinh và gian khổ tột cùng của người lính Cộng Ḥa trong suốt 20 năm dựng nước và giữ nước qua hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa tại Miền Nam Việt Nam, từ Trận Ấp Bắc ở Mỹ Tho hồi năm 1962 cho tới Trận Xuân Lộc ở Long Khánh hồi năm 1975 cũng như nhiều trận đánh khốc liệt khác trước và sau hai trận đánh cột mốc này. Người lính Cộng Ḥa ở đây không phải chỉ bao gồm các chiến binh ṇng cốt và tinh nhuệ như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân… mà c̣n là những chiến sĩ Địa Phương Quân và Nghĩa Quân chịu trách nhiệm an ninh diện địa tại các tỉnh thành, thị trấn và quận lỵ, thậm chí là tại các thôn xă hẻo lánh trên 4 Vùng Chiến Thuật của Miền Nam Việt Nam.
Tướng Đảo cũng là biểu tượng của niềm hy vọng sau cùng của đất nước trước mối đe dọa bị tiêu diệt, sau khi các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại Vùng 2 rồi Vùng 1 Chiến Thuật, theo lệnh thượng cấp, phải lần lượt di tản cùng với hàng chục ngàn thường dân bám theo – để rồi bị Cộng Quân tàn sát không nương tay – mà không có cuộc kháng cự nào đáng kể trước sức tiến quân của Cộng Sản Bắc Việt về hướng thủ đô Sài G̣n sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào ngày 13 Tháng Ba, 1975.
Cho đến khi Tướng Lê Minh Đảo cùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh và các đơn vị bạn quyết tâm tử thủ tại pḥng tuyến Xuân Lộc để cản bước tiến của Cộng Quân, quân và dân Miền Nam Việt Nam đă lóe lên niềm hy vọng rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, sau cùng, sẽ không lùi bước nữa mà sẽ đứng lại chiến đấu để đảo ngược thế cờ, chận đứng được cuộc tổng tấn công của quân địch.
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trả lời phỏng vấn phóng viên chiến trường nước ngoài tại chiến trường Xuân Lộc, tháng 4, 1975.
Nhưng than ôi, khi cuộc Chiến Tranh Việt Nam đă được quyết định từ xa rồi – giữa Washington, Bắc Kinh và Moscow – và Miền Nam Việt Nam đă trở thành con chốt thí trên bàn cờ chính trị giữa các đại cường, th́ niềm hy vọng mong manh kia do Tướng Lê Minh Đảo đem lại qua trận chiến oai hùng tại Xuân Lộc chẳng mấy chốc đă biến thành mây khói.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài BBC vào ngày 17 Tháng Năm, 2015, Tướng Đảo nhận định: “Cái ván cờ này thua nói thật ra là cái ván cờ của vấn đề của những thế lực ở trên sắp xếp bắt bọn tôi phải thua để cho Cộng Sản nắm…”
Cuộc chiến đấu một mất, một c̣n của Tướng Lê Minh Đảo và các chiến hữu của ông trước đoàn quân xâm lược Cộng Sản đông gấp bội phần cũng c̣n là tiếng thét bi hùng của một đội quân tinh nhuệ bị bỏ rơi một cách oan uổng. Những trận đánh lớn trong Chiến Tranh Việt Nam sau kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh, tiêu biểu là trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, đă chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, ngoài các đơn vị cực kỳ thiện chiến như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Biệt Cách Dù, khả năng chiến đấu của các đơn vị bộ binh – tiêu biểu là các Sư Đoàn 1 và 18 Bộ Binh – cùng các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thường tỏ ra vượt trội hơn quân địch mặc dù các chiến trường đều do Cộng Quân chọn lựa, như tại An Lộc, Kon Tum, Quảng Trị, và cả Thường Đức sau đó nữa.
Tiếc thay, dân chúng Mỹ hồi thập niên 1970 vừa thiển cận vừa không biết hy sinh v́ đại nghĩa và cũng không hiểu được giá trị chiến lược của Miền Nam Việt Nam cũng như các đảo hoang trên Biển Đông, tức Biển Nam Hoa (South China Sea), cho nên đă để cho bọn phản chiến to mồm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của các chính quyền Johnson, Nixon và Ford, dẫn tới việc nước Mỹ phải đánh mất một đồng minh quan trọng và một quân đội thiện chiến vào bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ, rồi luôn cả một hải lộ huyết mạch từ Thái B́nh Dương qua Ấn Độ Dương như ngày nay.
Và rồi, chỉ ba thập niên sau đó, nước Mỹ đă phải hao tốn biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng của người lính trên các chiến trường Afghanistan và Iraq mà cũng không t́m đâu ra được một người bạn đồng minh nào có khả năng chiến đấu tuyệt vời như Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ngày xưa. Đó là chưa nói tới sự thể người lính Việt Nam Cộng Ḥa, dù biết chắc rằng ḿnh đă bị đồng minh Mỹ bỏ rơi, vẫn không hề quay súng bắn lại các chiến hữu người Mỹ, như đă và đang xảy ra tại Afghanistan và Iraq bây giờ.
Sau cùng, sức chiến đấu kiên cường của Tướng Lê Minh Đảo và Sư Đoàn 18 Bộ Binh, nói riêng, và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, nói chung, chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới lầm mê trước thảm họa bị cộng sản thống trị. Nếu cứ tin theo lời xuyên tạc và dụ dỗ của các thành phần phản chiến từ Washington và Paris tới Stockholm rằng dân chúng Miền Nam Việt Nam sẽ hạnh phúc hơn trong một nền ḥa b́nh dưới chế độ Cộng Sản th́ có lẽ Tướng Đảo và các chiến hữu của ông trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă không phải chiến đấu và hy sinh cao độ đến thế trên chiến trường qua Trận Xuân Lộc vào những ngày đầu Tháng Tư, 1975.
Chính v́ biết chắc rằng dân chúng miền Nam Việt Nam sẽ bị đọa đày và toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ trầm luân dưới ách cai trị của Cộng Sản Việt Nam, kẻ đang là con nợ khốn khổ của Cộng Sản Trung Hoa và chỉ có một cách duy nhất là bán hết giang sơn, đất nước cho họ mới trả hết nợ được mà Tướng Đảo cùng các chiến hữu của ông mới phải chiến đấu đến cùng, mong giữ vững được từng tấc đất của Miền Nam Tự Do khỏi rơi vào tay đoàn quân Cộng Sản xâm lược được Tàu Cộng và Liên Xô yểm trợ tối đa. Thảm họa bộ nhân và thuyền nhân Việt Nam vượt biên giới và vượt biển đến các bến bờ tự do để trốn tranh chế độ Cộng Sản kéo dài hàng thập niên sau ngày Sài G̣n sụp đổ đă cho thế giới thấy rơ cái “Thiên Đường Cộng Sản” mà họ từng mơ ước giùm cho dân tộc Việt Nam chỉ là ảo vọng mà thôi!
Cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo c̣n có một người em ruột đă anh dũng hy sinh cho tổ quốc, đó là cố Trung Tá Lê Hằng Minh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2 “Trâu Điên” Thủy Quân Lục Chiến, tử trận tại Thừa Thiên ngày 29 Tháng Sáu, 1966.
Ngoài binh nghiệp, Tướng Đảo c̣n là một nhạc sĩ sáng tác. Nhạc phẩm “Nhớ Mẹ” do ông và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian bị Cộng Sản cầm tù sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, rất được ưa chuộng ở hải ngoại và cả ở trong nước: “Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều/ Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu…”
Theo cáo phó của gia đ́nh về di nguyện của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trước giờ lâm chung, người quá cố xin “miễn lễ nghi quân đội và không có lễ phủ quốc kỳ trên linh cữu v́ người quá cố không được vinh dự hy sinh cho tổ quốc trên băi chiến trường. Các bằng hữu đă tuẫn tiết, các chiến sĩ anh hùng, quư vị quân dân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sinh vào những giờ phút cuối trong Tháng Tư, 1975, đều không có dịp, mà cũng chẳng c̣n ai phủ quốc kỳ trong tang lễ.”
Giờ đây, trước anh linh của cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cũng như anh linh của quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa, trong đó có anh linh của các vị tướng, tá trong quân đội và cảnh sát, đă tuẫn tiết hoặc hy sinh v́ tổ quốc trong và sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, những người Việt lưu vong trên toàn thế giới cùng đoàn hậu duệ
xin kính cẩn dâng lên vị tướng lănh anh hùng nén hương ḷng cùng với t́nh cảm mến phục sâu xa.
(Vann Phan)