Cánh cửa đi làm và nhập cư vào Mỹ đang dần khép lại đối với người nước ngoài do Mỹ đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Nếu như trước dịch COVID-19 quá tŕnh này diễn ra từ từ th́ hiện nay đă tăng tốc với quyết tâm cao nhất từ Washington.
COVID-19 đă khiến thị trường lao động Mỹ tan nát chỉ trong 2 tháng, hàng chục triệu người thất nghiệp - Ảnh: Global Business Outlook
Anh Rejish Ravindran, 35 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, làm việc cho một công ty giày dép của Mỹ. Sau 2 năm đi làm với visa lao động tay nghề cao H-1B, gần đây công ty bảo lănh cho anh xin chế độ thường trú nhân (thẻ xanh) - một quá tŕnh có thể mất vài năm.
Mọi thứ suôn sẻ cho đến khi dịch COVID-19 lan tới Mỹ. Kinh tế tơi tả buộc nhà tuyển dụng phải cân nhắc cho anh Ravindran nghỉ không lương, nhưng điều này lại không được phép theo điều kiện của visa, thế là họ cho anh nghỉ việc.
Hiện người đàn ông Ấn Độ này phải tất bật đi t́m công việc khác trước khi giai đoạn 60 ngày hết hạn. Nếu vẫn trắng tay, anh sẽ phải về nước.
Cánh cửa hẹp
Theo báo New York Times (NYT), cuộc sống của hàng chục ngàn lao động nước ngoài mang visa H-1B ở Mỹ như trường hợp của anh Ravindran đă bị đảo lộn v́ dịch bệnh.
Nhiều người đă chờ ṛng ră nhiều năm để được cấp thẻ xanh theo diện công ty bảo lănh, để rồi bất ngờ đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất do thất nghiệp.
Dự kiến trong vài tuần nữa chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ngừng cấp visa lao động mới như H-1B dành cho lao động nước ngoài tay nghề cao và H-2B dành cho lao động thời vụ.
Theo các nguồn tin di trú của Mỹ, các biện pháp đang được cân nhắc c̣n bao gồm khả năng hủy bỏ chương tŕnh cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học Mỹ được ở lại đi làm.
Các quy định siết chặt thị trường lao động được đề xuất trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đă tăng vọt lên 14,7% trong tháng 4, mức cao nhất kể từ giai đoạn Đại khủng hoảng thập niên 1930.
Dưới áp lực kinh tế lao dốc, an sinh xă hội căng thẳng, ngày càng có nhiều tiếng nói trong Quốc hội Mỹ kêu gọi ưu tiên việc làm cho người Mỹ.
"Xét t́nh h́nh không có đủ công việc cho người Mỹ khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa lại, thật vô lư nếu nhận thêm lao động nước ngoài vào để tranh giành số việc làm ít ỏi đó" - nội dung lá thư của một nhóm thượng nghị sĩ Cộng ḥa tŕnh lên Quốc hội Mỹ, trong đó kêu gọi dừng cấp visa mới cho lao động nước ngoài chưa đặt chân đến Mỹ.
Đối với những lao động đă ở Mỹ, hậu quả của việc bị hủy visa cũng hết sức nghiêm trọng, theo ông Shev Dalal-Dheini, luật sư thuộc Hiệp hội Luật sư di trú Mỹ.
"Họ bị đẩy vào thế không lối thoát. Họ không thể đi làm đại bất cứ công việc nào, ví dụ ở nhà hàng pizza. Công việc mới cần phải đáp ứng các tiêu chí của visa như mức lương tối thiểu, cần ít nhất bằng cử nhân...", ông Dalal-Dheini giải thích.
Tương lai mờ mịt cho lao động nhập cư
Từ khi nhậm chức năm 2016, Tổng thống Trump đă đặt vấn đề di trú và việc làm thuộc diện ưu tiên hàng đầu, đưa ra một loạt biện pháp nhằm giảm bớt nhập cư, cả bất hợp pháp và hợp pháp.
Gần đây, Nhà Trắng viện dẫn lư do dịch bệnh để áp dụng các chính sách cứng rắn hơn nữa.
Hôm 22-4, ông Trump ra lệnh dừng nhập cảnh đối với di dân mới trong 60 ngày. Ít gây chú ư hơn nhưng không kém phần quan trọng, ông yêu cầu các bộ trưởng Lao động và An ninh nội địa nhanh chóng cân nhắc lại các chương tŕnh visa phi nhập cư.
Hiện có khoảng 500.000 người mang visa H-1B ở Mỹ, theo thống kê của Viện Chính sách kinh tế, trong đó hơn 70% là người Ấn Độ làm công việc liên quan đến công nghệ thông tin.
Ngoài ra, khoảng 220.000 người đang theo đuổi Chương tŕnh đào tạo thực hành tuỳ chọn năm học 2018-2019, vốn cho phép sinh viên nước ngoài ở lại Mỹ làm việc sau khi hoàn thành chương tŕnh học.
Thời điểm kinh tế Mỹ c̣n khỏe th́ không có ǵ để nói, nhưng phe chống di dân hiện đang chiếm ưu thế với lập luận đây là thời điểm thích hợp nhất để ưu tiên cho người lao động Mỹ.
"Nếu người mang visa H-1B bị sa thải và không thể t́m được công ty khác bảo lănh, họ nên trở về quê nhà", Kevin Lynn, giám đốc điều hành tổ chức Tiến bộ v́ Cải cách nhập cư chuyên vận động cho lao động công nghệ Mỹ, kêu gọi.
Ở Michigan, anh Ravindran đang cân nhắc bán chiếc Honda Accord đời 2013 để trả tiền thuê nhà và hoá đơn c̣n thiếu, bao gồm 6.000 USD cho lần đi khám bệnh viện của vợ anh năm ngoái. "Nếu phải rời nước Mỹ th́ tôi muốn sạch hết nợ nần", anh cho biết.
Nhưng muốn về nhà cũng không dễ đối với lao động bị kẹt ở Mỹ. Nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, đă dừng hết các chuyến bay thương mại để ngăn dịch. Hiện tại các chính phủ chỉ ưu tiên hồi hương nhưng công dân thuộc diện khó khăn, như sinh viên, người già, người bệnh...
Nếu ở quá hạn visa, nhiều người sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở lại Mỹ trong tương lai.
VietBF@sưu tập