Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam (trái) hiếm khi thấy xuất hiện để bảo vệ ngư dân. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Mạng xă hội bất măn xen lẫn lo ngại v́ h́nh ảnh ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Pḥng CSVN, quá nhu nhược trước Trung Quốc, nhưng mạnh tay với giới xă hội dân sự và tranh đấu khi vu cho họ “xuyên tạc rằng Việt Nam đă dâng Biển Đông cho Trung Quốc.”
Báo Quân Đội Nhân Dân hôm 30 Tháng Tư tường thuật rằng trong cuộc điện đàm mới nhất với ông Ngụy Phượng Ḥa, người đồng cấp Trung Quốc, ông Lịch cam kết rằng dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 song hai bên “quyết tâm triển khai đầy đủ các hoạt động hợp tác quốc pḥng đă được thống nhất” và rằng “cần tăng cường trao đổi, giữ vững ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông.”
Trước đó, ông Lịch không hề có bất kỳ phát ngôn nào để thuyết phục người dân rằng ở vị trí người đứng đầu Bộ Quốc Pḥng CSVN, ông thực sự lo ngại về việc Bắc Kinh gia tăng hành vi khiêu khích, gây bất ổn ở Biển Đông.
Hôm 15 Tháng Năm, báo ********** dẫn tuyên bố của Bộ Quốc Pḥng CSVN về việc “kiên quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng t́nh h́nh phức tạp trên Biển Đông để kích động, lôi kéo gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội.”
Quan điểm này được ghi nhận tương thích với tâm lư của Hà Nội lâu nay vốn sợ “thế lực thù địch,” từ ám chỉ giới xă hội dân sự và tranh đấu có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, hơn là sợ Trung Quốc.
Ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Pḥng CSVN. (H́nh: ****)
Điều này phù hợp với việc báo cáo của Bộ Công An CSVN được báo Dân Tộc và Phát Triển hồi đầu Tháng Năm cho hay “đă phát hiện sáu trang mạng, blog, 34 kênh YouTube, 178 tài khoản Facebook đăng tải 232 bài viết, 77 video với nội dung công kích, xuyên tạc vai tṛ lănh đạo của đảng CSVN, công kích quan hệ Việt-Trung và chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước về vấn đề Biển Đông, xuyên tạc rằng Việt Nam đă dâng Biển Đông cho Trung Quốc.”
Trong một diễn biến khác, một số báo nhà nước hôm 15 Tháng Năm tường thuật về cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2020 (Vành Đai Thái B́nh Dương) nhưng tuyệt nhiên né tránh chi tiết Mỹ mời Việt Nam dự tập trận RIMPAC mà không mời Trung Quốc.
Cũng cần nhắc lại, hồi đợt tập trận RIMPAC 2018, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia sự kiện này nhưng rốt cuộc không gửi tàu chiến mà chỉ cử tượng trưng tám sĩ quan tham mưu đến cuộc diễn tập. (N.H.K) [qd]