Một số doanh nghiệp Trung Quốc mua đậu nành Mỹ bất chấp căng thẳng song phương. Theo Reuters, 3 thương nhân Mỹ thạo tin cho biết các công ty nhà nước Trung Quốc đă mua ít nhất 180.000 tấn đậu nành của Mỹ trong ngày 1/6.
Đậu tương sau khi được thu hoạch từ một nông trại gần Scribner, bang Nebraska, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thương vụ này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington liên quan tới vấn đề Hong Kong (Trung Quốc).
Các thương gia trên cho biết lô hàng đă được giao trong tháng 10 hoặc tháng 11, mùa cao điểm xuất khẩu đậu nành của Mỹ và cũng là thời điểm giá đậu nành của nước này xuống mức thấp nhất thế giới. Hiện chưa rơ lư do các công ty này vẫn tiếp tục mua đậu nành sau khi Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công ty nhà nước ngừng nhập mặt hàng nông sản này từ Mỹ. Trong khi đó, các công ty Mỹ cho biết các nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn đối với đậu nành trong tháng 10 và 11.
Trước đó, các nguồn tin cho biết Chính phủ Trung Quốc đă yêu cầu các công ty trên ngừng mua hàng của Mỹ sau khi Washington tuyên bố sẽ chấm dứt quy chế đặc biệt với Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Giới quan sát nhận định động thái mới nhất của Chính phủ Trung Quốc có thể đe dọa tới thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Bắc Kinh và Washington đă đạt được hồi giữa tháng Giêng năm nay. Theo đó, Trung Quốc cam kết mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong ṿng hai năm tới và đổi lại Washington sẽ không áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ban đầu dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/12/2019, đồng thời hạn chế một số mức thuế đă áp với hàng hóa Trung Quốc.
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường hồi tháng trước tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh trong việc thực thi thỏa thuận trên, Mỹ vẫn hoài nghi về việc Trung Quốc tôn trọng cam kết mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Thực tế th́ Bắc Kinh cũng đang tŕ hoăn cam kết của ḿnh. Họ đă mua thêm đậu tương và năng lượng từ Mỹ, nhưng cũng đồng thời tăng lượng mua từ các nước khác và giảm tỷ lệ nhập khẩu nông sản của Mỹ trong khung thời gian 2 năm của thỏa thuận.
VietBF@ sưu tầm.