7 cựu Ngoại trưởng Anh mới đây đă kêu gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson thúc đẩy các đồng minh trong nhóm G7 thiết lập một nhóm kiểm soát t́nh h́nh Hong Kong, để phản ứng trước việc Bắc Kinh tăng quyền quản lư đặc khu này.
Những người phản đối luật an ninh Hong Kong cho rằng nó là đ̣n chí mạng đối với quyền tự trị của thành phố này (Ảnh: SCMP)
Trung Quốc đă làm dấy lên hồi chuông cảnh báo ở các nước phương Tây khi công bố kế hoạch áp đặt một bộ luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, trung tâm tài chính của thế giới. Bắc Kinh nói rằng luật này là cần thiết để chống “chủ nghĩa khủng bố” và “chủ nghĩa ly khai” sau khi thành phố này chấn động bởi làn sóng biểu t́nh bạo lực hồi năm ngoái.
Những người phản đối luật an ninh mới lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng để đàn áp những người có quan điểm chống chính quyền, và sẽ là một đ̣n chí mạng đối với quyền tự trị của Hong Kong – được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Liên hiệp Vương quốc Anh, Mỹ, Australia và Canada đă đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích kế hoạch của Bắc Kinh, trong khi London công bố một số kế hoạch mở rộng chương tŕnh cấp quốc tịch cho những người dân Hong Kong có sở hữu hộ chiếu của Anh (ở hải ngoại).
Tuy nhiên, các cựu Ngoại trưởng đến từ cả hai chính đảng Anh đều kêu gọi Thủ tướng Johnson đóng vai tṛ tiên phong hơn trong cách phản ứng với vấn đề Hong Kong.
“Một ḿnh Liên hiệp Vương quốc Anh không thể làm thay đổi thái độ của Trung Quốc về vấn đề Hong Kong. Nhưng cộng đồng quốc tế cùng chung tay th́ có thể” – bức thư của ông Malcolm Rifkind có đoạn.
Bức thư này cũng nhận được chữ kư của các cựu Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett, Williham Hague, Jeremy Hunt, David Miliband, David Owen và Jack Straw.
Ông Rifkind nói rằng London nên “đi tiên phong trong viecj điều phối hành động của cộng đồng quốc tế” bởi thỏa thuận năm 1984 mà Anh kư với Trung Quốc có cam kết trao cho Hong Kong một số quyền tự do và tự trị nhất định trong ṿng 50 năm kể từ ngày trao trả.
Nhóm các cựu Ngoại trưởng cũng kêu gọi Thủ tướng Johnson t́m sự trợ giúp của các đồng minh trong nhóm G7 để thiết lập một nhóm làm việc “kiểm soát t́nh h́nh ở Hong Kong và điều phối hành động chung”.
Nhóm làm việc này có thể dựa trên mô h́nh một tổ chức tương tự từng được thiết lập bởi Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nga nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở khu vực Balkan trong đầu thập kỷ 90.
Chính quyền Bắc Kinh hiện gạt phăng mọi lời chỉ trích từ bên ngoài liên quan tới cách họ xử lư vấn đề Hong Kong, cho rằng tương lai của thành phố này là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bức thư, các cựu Ngoại trưởng Anh nói rằng Bắc Kinh đă vi phạm thỏa thuận năm 1984.
Nhóm G7 có kế hoạch tổ chức cuộc họp trong tháng tới, nhưng hôm thứ Bảy tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ - nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh G7 – sẽ hoăn sự kiện này cho tới ít nhất là tháng 9. Hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về cách phản ứng với luật an ninh mới của Bắc Kinh trong nhóm G7.