Cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ kéo dài nhiều thập kỷ chưa thể có hồi kết nên các cường quốc tầm trung (middle power) đang bắn tín hiệu mở lối đi riêng.
Người dân đi ngang biển quảng cáo 5G tại London (Anh) ngày 14-4-2020 - Ảnh: Reuters
Quan điểm về cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tác động của nó lên phần c̣n lại của thế giới, đă được Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long tŕnh bày trong một bài viết cho tạp chí Foreign Affairs (Mỹ) ngày 4-6.
Lựa chọn thứ ba
Thủ tướng Singapore đă lặp lại điều ông từng nói vào tháng 11-2018, tại lễ bế mạc Thượng đỉnh ASEAN ở Singapore: một ngày nào đó, ASEAN phải chọn phe.
Như những chuyên gia quan sát chính trị khác, ông Lư xem cạnh tranh Mỹ - Trung là một cuộc xung đột ư thức hệ, sớm muộn cũng xảy ra, và có lẽ sẽ kéo dài vài chục năm nữa.
Mối lo ngại này cũng được giới phân tích chính trị Trung Quốc thừa nhận. Mới đây, GS Yan Xuetong của Đại học Thân Hoa (Bắc Kinh), một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về đối ngoại, cũng cho rằng t́nh h́nh hiện nay thôi thúc các cường quốc tầm trung quyết đoán hơn trong việc triển khai các chiến lược ngừa rủi ro.
"Ở thế lưỡng cực hiện nay, các cường quốc tầm trung nhiều khả năng sẽ áp dụng chiến lược pḥng ngừa đối với Mỹ và Trung Quốc. Các chiến lược này được ASEAN đưa ra vào năm 2012. Họ đứng về phía Trung Quốc về các vấn đề kinh tế, trong khi đứng về phía Mỹ về an ninh" - ông Yan nói với báo Hindu (Ấn Độ).
Theo GS Yan, gần đây chiến lược này trở nên phổ biến trong các cường quốc tầm trung như Đức, Nhật, Pháp và Anh. Sau đại dịch COVID-19, các cường quốc tầm trung sẽ trở nên quyết đoán hơn trong việc pḥng ngừa, v́ họ nhận ra rằng thế lưỡng cực này có thể kéo dài hàng thập kỷ.
Trên đường đua
Cường quốc tầm trung nổi bật ngày nay là những nước không phải siêu cường nhưng không nghèo và có ảnh hưởng nhất định tới trật tự toàn cầu. Với tiềm lực hiện có, họ đang t́m cách mở lối đi thứ ba thay v́ phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc: thành lập liên minh tầm trung.
Vừa qua, tờ Times (Anh) cho biết Anh đang lên kế hoạch xây dựng một "liên minh 5G" gồm 10 thành viên. Đó là nhóm G7 (Canada, Pháp, Đức, Ư, Nhật, Anh và Mỹ), cộng thêm Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Về lư thuyết, liên minh này gồm có Mỹ và nhằm t́m sự thay thế cho công nghệ 5G để tránh lệ thuộc vào Công ty Huawei (Trung Quốc). Nhưng thực tế nhóm này lại có những thành viên không nghe Mỹ 100% trong việc ngăn Huawei, ví dụ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Pháp hay Canada. Điều đó có nghĩa đây là một sáng kiến cho cường quốc tầm trung vốn phải giữ lại quyền tự quyết ở một mức độ nào đó.
Tương tự, Ấn Độ và Úc cũng ra những tín hiệu khá rơ ràng về sự liên kết giữa các cường quốc tầm trung trong cuộc họp trực tuyến giữa thủ tướng hai bên mới đây.
Nhưng thách thức cho những liên minh tầm trung này không chỉ nằm ở kinh tế hay an ninh, hai thế mạnh của Trung Quốc và Mỹ. Các cường quốc tầm trung thay vào đó phải thúc đẩy tầm ảnh hưởng của riêng họ, cho những sáng kiến của riêng họ, nhằm đảm bảo vị thế và lợi ích quốc gia.
Điều này được thể hiện qua một điểm chung trong chính sách đối ngoại của họ. Đó là việc Hàn Quốc, Anh hay Ấn Độ những năm gần đây đều thúc đẩy những chính sách có tên na ná nhau, như "tầm nh́n hướng đông" hay "hành động hướng đông". V́ đi liền kinh tế và chính trị luôn có cái gọi là sức ảnh hưởng và tiếng nói trong các vấn đề quan trọng, đảm bảo lợi ích của đối tác như Đông Nam Á chẳng hạn.
Hay nói cách khác, các cường quốc tầm trung cần thể hiện sự lănh đạo và khả năng thúc đẩy hợp tác trong các sáng kiến mới. Nỗ lực của Nhật Bản đối với một Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP) không có Mỹ có thể là minh chứng rơ ràng.
Bên cạnh nhân tố lớn nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung, có thể nói cuộc đua của những liên minh cường quốc tầm trung cũng sẽ đóng góp rất đáng kể vào bức tranh hợp tác toàn cầu cũng như định h́nh một trật tự thế giới mới trong thời gian tới.
VietBF@sưu tập