Khi bài ”Sổ Tay” này được viết, cuộc nổi loạn sau cái chết của George Floyd đă kéo dài hai tuần lễ và c̣n đang tiếp diễn tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, kể cả Thủ đô Washington, dù viên cảnh sát bị cho là nghi can, Dereck Chauvin, đă bị tống giam và bị truy tố về tội sát (second-degree murder), ba cảnh sát viên khác cũng bị buộc tội đồng lơa.
Một lễ tưởng niệm Floyd đă được tổ chức rất long trọng tại Minneapolis ngày 4 tháng 6 vừa qua với sự tham dự của hàng ngàn người, trong đó có Thống đốc Minnesota Tim Walz, Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey, Nghị sĩ Amy Klobuchar, Mục sư Jesee Jackson, Martin Luther King III, và nhiều người tai mắt khác trong giới chính trị.
Trong giới nghệ sĩ nổi tiếng có danh hài Kevin Hart, Ca sĩ Tyrese Gibson, T.I. và Ludacris…Nhưng các nhân vật nổi danh này đă bị ch́m khuất bởi sự tŕnh diễn tuyệt vời của Mục sư Al Sharpton. Ông mục sư da đen hùng biện đă gây nên những tràng pháo tay vang dội khi ông nói: “Câu chuyện về George Floyd là câu chuyện của dân da đen. Bởi v́ từ 401 năm qua, lư do đă làm chúng ta không bao giờ trở nên người mà chúng ta muốn và mơ ước là người đè đầu gối trên cổ chúng ta.
“Việc đă xảy ra cho Floyd là những việc xảy ra hàng ngày trên đất nước này trong giáo dục, trong y tế và trong mọi lănh vực của đời sống Mỹ. Đây là lúc cho chúng ta đứng lên nhân danh George và nói: ‘Hăy bỏ đầu gối anh ra khỏi cổ chúng tôi’”.
Buổi lễ đă được truyền thông trực tiếp tường tŕnh tối đa kéo dài mấy tiếng đồng hồ.
Giám định y khoa của quận hạt Hennepin xác nhận cái chết của Floyd là một vụ sát nhân và cho biết có những yếu tố khác liên quan đến sức khỏe của anh ta như mắc bệnh tim và dùng thuốc fentanyl, methamphetamine, và tiết lộ rằng anh ta thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Nhưng luật sư của gia đ́nh Floyd là Benjamin Crump phản bác bất cứ nguồn tin nào nói rằng vi khuẩn đă đóng góp vào cái chết của Floyd. Luật sư Crump nói tại buổi lễ:
“Không phải dịch coronavirus đă giết George Floyd. Tôi muốn làm minh bạch trong hồ sơ. Chúng tôi sẽ ghi rơ ràng trong đó rằng có một bệnh dịch khác quen thuộc hơn nhiều với nước Mỹ, rằng bệnh dịch kỳ thị chủng tộc và phân biệt chủng tộc đă giết chết George Floyd.”
Cũng chính ông luật sư (da đen) này, ngày hôm trước đă đưa con trai của Floyd, Quincy Mason, tới viếng nơi cha anh ta đă nằm dưới đầu gối của viên cảnh sát Chauvin trên đường phố Minneapolis và loan báo nơi đây sẽ là địa điểm của một đài tưởng niệm George Floyd và tuyên bố những câu rất nảy lửa trước đám đông vây quanh.
Trong lúc ấy, thân nhân của Floyd đă kêu gọi sự b́nh yên và nói chắc rằng Floyd không muốn có bạo động xảy ra trong những thành phố Mỹ với những vụ cướp của, hôi đồ, đốt nhà, đập vỡ kính cửa tiệm và những phá hoại khác khiến chính quyền địa phương phải ban bố lệnh giới nghiêm và phái Vệ Binh Quốc Gia tới văn hồi trật tự.
Ngoài lễ tưởng niệm tại Minneapolis, một lễ tưởng niệm khác đă được tổ chức không kém long trọng tại North Carolina ngày thứ bảy 6 tháng 6. Và, tang lễ của George Floyd được cử hành tại Fountaine of Praise, Texas, vào ngày 9 tháng 6.
Philonise Floyd, một người em của Floyd, nói: “Tất cả mọi người muốn có công lư cho George. Anh ấy sẽ có công lư.”
Đúng như vậy. George Floyd đă có không những công lư mà c̣n có cả vinh quang ngang hàng với Martin Luther King.
Có phải George Floyd đă chết v́ “bệnh dịch kỳ thị chủng tộc và phân biệt chủng tộc” tại Mỹ, như lời buộc tội của Luật sư Ben Crump?
Có phải “việc đă xảy ra cho Floyd là những việc xảy ra hàng ngày trên đất nước này”, như lên án của Mục sư Al Sharpton?
Có phải “đối với hàng triệu người Mỹ, đang bị đối xử một cách khác nhau dựa trên chủng tộc là một sự ‘b́nh thường’ bi thảm, đau đớn, điên rồ”, như quả quyết của ông cựu Tổng thống Barack Hussein Obama?
Có phải “chính linh hồn nước Mỹ đang lâm nguy” v́ nạn kỳ thị chủng tộc, như lời báo động của cựu Phó Tổng thống Joe Biden?
Thật ra, hành động phạm pháp của viên sĩ quan cảnh sát Dereck Chauvin có tính cách cá nhân, không liên quan ǵ đến vấn đề chủng tộc, hay chủ trương đường lối của một cơ quan công lực.
Thi hành lệnh bắt giữ George Floyd về tội xài bạc giả, Chauvin đă sử dụng bạo lực quá với sự cần thiết (excessive force) được luật pháp cho phép khi bắt giữ nghi can để bảo vệ quyền hiến định của mọi công dân, bất kể màu da hay chủng tộc, có thể t́m thấy trong “điều kiện hợp lư trong việc khám xét và bắt giữ” (reasonable search and seizure requirement ) của Tu Chính án thứ Tư và “ngăn cấm sự độc ác và h́nh phạt khác thường (prohibition on cruel and unusual punishment ) của Tu Chính án thứ Tám Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Chauvin không nghe lệnh của ai hay dựa theo luật lệ nào để đè đầu gối lên cổ họng Floyd trong khi anh ta không chống cự hay gây nguy hiểm ǵ cho ai.
Về phần người bị bắt, rất ít tin tức về quá khứ và lư lịch của George Floyd được “tường tŕnh” trên truyền thông, báo chí Mỹ.
Trong một bức thư gửi cho các thành viên của Hiệp Hội Sĩ quan Cảnh sát Minneapolis (Minneapolis Police Officers Federation) được phổ biến trên Twitter ngày 1 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Bob Kroll đă viết về lịch sử tội phạm h́nh sự của George Floyd mà ông ta nói rằng truyền thông sẽ không loan tải, trong đó có vụ đột nhập tư gia và chĩa súng hăm dọa một phụ nữ mà kết quả là bản án 5 năm tù ở.
Vụ này xảy ra vào năm 2009, theo hồ sơ ṭa án, Floyd đă bị kết án sau khi nhận tội đă xâm nhập nhà của một phụ nữ mang thai và thúc họng súng vào bụng bà ta trong khi lục soát t́m tiền và ma túy.
Cũng theo hồ sơ tại ṭa, người phụ nữ nạn nhân đă khai rằng hung thủ to lớn nhất trong đám sáu tội phạm, mà bà nhận diện là Floyd, tiến hành việc lục soát trong khi một nghi can có súng khác canh giữ nạn nhân nhưng không t́m thấy tiền bạc hay ma túy, chúng đă lấy nữ trang và điện thoại cầm tay của nạn nhân. Một người hàng xóm đă quan sát vụ cướp và ghi lại số xe của các hung phạm.
Theo tường tŕnh của tờ Daily Mail th́ ngay cả trước khi vụ này xảy ra, Floyd đă bị kết án nhiều lần từ tội trộm cướp tới sở hữu ma túy.
Kroll gọi những người biểu t́nh phản đối về cái chết của Floyd là “hành động của một phong trào khủng bố (a terrorist movement) đang diễn ra là đă được tạo thành khởi đầu từ nhiều năm trước.
Theo Kroll, những vấn đề của thành phố ngày hôm nay là do giới lănh đạo Minneapolis “đă giảm thiểu lực lượng cảnh sát của chúng tôi và chuyển ngân quỹ sang cho những người hoạt động cộng đồng với một sách lược chống cảnh sát.
“Xếp”của chúng tôi xin thêm 400 sĩ quan cảnh sát nữa và đă bị bác bỏ thẳng tay. Việc này đă dẫn tới cuộc nổi loạn phá kỷ lục này.
“Tôi đă làm việc với bốn luật sư biện hộ cho mỗi người trong nhóm bốn viên cảnh sát đă bị sa thải trong lúc cuộc điều tra h́nh sự tiến hành, và được biết họ đă bị mất việc mà không qua một thủ tục pháp lư nào cả.
Trong bức thư của ông ta, Kroll cũng giải thích v́ sao Sở Cảnh sát đă không có tiếng nói trong báo chí, và điều ấy đă có tác động tiêu cực trên công việc và sự an toàn của cảnh sát.
Ông Kroll viết tiếp: “Tôi đă là một mục tiêu hiển hiện cho những nhóm đang lèo lái cuộc nổi loạn này, các chính trị gia cánh tả cho phép nó xảy ra và khuyến khích nó, và giới tuyền thông phóng túng. Sự hiển hiện của tôi trong lúc này sẽ chỉ làm gia tăng sự nguy hiểm cho các thành viên trong hội. Tôi đă nhận được không biết bao nhiêu là lời dọa giết trong lúc này.
“Chúng tôi có thấy hành động anh hùng đang diễn ra. Chúng tôi nh́n nhận sự việc ấy và yêu cầu các bạn ủng hộ.” Ông Kroll chấm dứt bức thư bằng lời nhắc nhở các bạn đồng sự hăy giữ sự an toàn cho ḿnh.
Nhiều người đă chỉ ra cho thấy sự mất mát lớn lao trong đời sống của người da đen do những cuộc nổi loạn trực tiếp gây ra và đă đặt câu hỏi tại sao David Dorn, một người da đen lớn tuổi và một đại úy cảnh sát hồi hưu ở St. Louis đă bị bắn chết trong khi cố bảo vệ tiệm cầm đồ của bạn ông ta giữa cơn bạo loạn, đă không nhận được sự quan tâm và hậu thuẫn của cùng những người làm truyền thông gần bằng những ǵ họ đă dành cho phong trào “Black Lives Matter”.
Những người đàn ông da đen khác, như Dave Patrick Underwood, 53 tuổi, sĩ quan Bảo vệ Liên bang, đă bị bắn chết tại Oakland trong khi đang làm nhiệm vụ, cũng nhận được rất ít quan tâm so với cái chết của George Floyd, người cùng màu da và có nhiều tiền án, mà b́nh dân Việt Nam gọi là dân “vào tù ra khám”.
Vậy th́, “Công Lư” mà những người làm loạn ở Mineapolis và nhiều thành phố khác trên nước Mỹ là Công Lư ǵ, trong lúc họ tạo ra đau khổ, bất công cho nhiều người khác?
Có lẽ không phải chờ đợi lâu hơn để có câu trả lời. Ngay khi cuộc nổi loạn mới bộc phát, TT Trump đă nói “Antifa và những phần tử cực tả đă gây ra sự hỗn loạn này”, và sau đó vài ngày, chủ nhật 31 tháng 5, ông đă tuyên bố Hoa Kỳ sẽ liệt kê Antifa vào danh sách tổ chức khủng bố.
Antifa là một phong trào cực tả bạo động gây rối trên đường phố chống phát-xít nhưng lại ủng hộ bọn vô chính phủ và chủ nghĩa Mác-Lê. Những h́nh thức bạo động thường thấy của Antifa là đốt lửa, hôi đồ, ném gạch đá và chai vào cảnh sát, dùng sữa xóc lỏng trộn với xi-măng mau khô ném vào mặt đối phương vân vân.
Khởi đầu, Antifa nhắm vào các thành phố ở bờ biển phía Tây nước Mỹ như Portland, Oregon, California, Berkeley…Về sau chuyển hướng sang miền Đông và đă tham dự vào những cuộc bạo động trong ngày Lễ Nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào tháng 1 năm 2017.
Giới chức t́nh báo Mỹ cho biết Antifa đă bắt đầu lên kế hoạch từ tháng 11 năm ngoái để gây ra một cuộc dấy loạn chống chính quyền trên cả nước khi mùa tranh cử tổng thống 2020 thực sự mở màn.
Phong trào cực đoan quá khích này đă xuất hiện như là mục tiêu chính cho các nhân viên điều tra theo dơi trong lúc khởi phát những cuộc biểu t́nh bạo động và hôi đồ cướp của diễn ra trên cả nước sau cái chết của George Floyd.
Tuy nhiên, giới chức an ninh cho biết sự phối hợp để gây ra những cuộc nổi loạn trên toàn quốc do Antifa khởi xướng trong những ngày gần đây là hoàn toàn mới mẻ. Tại New York, một sĩ quan cảnh sát cao cấp đă cung cấp những chi tiết đầu tiên cho biết làm cách nào những phần tử cực đoan vô chính phủ như Antifa từ bên ngoài xâm nhập thành phố và cố ư khích động những kẻ biểu t́nh nổi loạn.
John Miller, chỉ huy phó Sở Cảnh sát New York đặc trách t́nh báo và chống khủng bố cho NBC biết “chiến dịch” của bọn cực đoan làm loạn có đủ thứ, kể cả t́nh báo có tổ chức, ban cứu thương, và khí cụ gồm có gạch, đá, chai lọ…Antifa cũng dùng mật mă để liên lạc với nhau trong khi lập kế hoạch ra quân.
Miller nói rằng trước khi những cuộc biểu t́nh làm loạn bắt đầu, những kẻ vô chính phủ trong ban tổ chức đă phân công cho những người có trách nhiệm gây quỹ để có tiền “bail” thế chân cho những tên bị cảnh sát bắt trong lúc đập phá, bạo động. Chúng cũng chỉ dẫn cho những tên đi đập phá về việc chọn các khu vực giàu có và những cửa hàng lớn do các công ty làm chủ.
Bộ trưởng Tư Pháp William Barr nói rằng những cuộc biểu t́nh ôn ḥa và hợp pháp để phản đối về cái chết của ông Floyd đă bị những phần tử cực đoan bạo động cướp mất. Ông nói: “Antifa hội đủ tiêu chuẩn và định nghĩa của một phong trào khủng bố và dấy loạn sử dụng phương thức bạo động có tổ chức để đạt những mục tiêu chính trị – phá hủy trật tự hiến định của chúng ta.”
“Mục tiêu chính trị” chưa đạt th́ chưa hết rối loạn, bạo động, đốt phá… Hết nhân danh “công lư cho George Floyd” th́ sẽ có những nhân danh khác.
Đúng là “linh hồn nước Mỹ đang lâm nguy”, nhưng không phải v́ nạn kỳ thị chủng tộc, như lời cựu Phó Tổng thống Joe Biden, mà v́ giới chính trị gia Mỹ ngày nay có quá nhiều người giống như ông Biden.
Kư Thiệt