Một chế độ ăn giảm protein – đặc biệt là các axit amin chứa lưu huỳnh – có thể giúp làm chậm quá tŕnh lăo hóa, pḥng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ để bạn có thể sống lâu hơn và khỏe hơn.
Chúng ta đang sống trong thời đại dư thừa protein. Thực vậy, bạn có thể t́m thấy thức ăn chứa protein ở bất cứ đâu, không chỉ ở quầy bán "supplement" ở pḥng gym thôi đâu, mà c̣n trong siêu thị, ở quầy bán trứng, thịt, sữa và cả ngũ cốc ăn sáng.
Trung b́nh, một người sống ở Bắc Mĩ đang tiêu thụ gấp 2,5 lần lượng protein trung b́nh mà họ cần mỗi ngày và có bằng chứng cho thấy, ăn thừa protein có thể gây ra tác động bất lợi tới tuổi thọ.
Ngược lại, một chế độ ăn giảm protein – đặc biệt là các axit amin chứa lưu huỳnh – có thể giúp làm chậm quá tŕnh lăo hóa, pḥng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ để bạn có thể sống lâu hơn và khỏe hơn.
Tất cả các hiệu ứng này dường như có liên quan đến một chất khí đặc biệt: hydrogen sulphide (H2S) có mùi trứng thối – thứ đă ám ảnh tất cả chúng ta trong thí nghiệm FeS tác dụng với HCl thời trung học phổ thông.
Các nhà khoa học từ lâu đă quan tâm đến vai tṛ kỳ lạ của H2S đối với cơ thể. Đây không phải là một loại khí trong lành hay thơm tho mà bất cứ ai muốn ngửi. Nó có mùi thối, H2S có mặt trong bụng của bạn khi bạn b́ đầy hơi.
Hơn 252 triệu năm trước, H2S thậm chí c̣n đầu độc đại dương và gây ra một cuộc đại tuyệt chủng với tất cả các loài sinh vật nhân chuẩn ở đây, mở ra một thời kỳ cho phép sinh vật nhân sơ đại dương phát triển thịnh vượng.
Đáng ngạc nhiên thay, các nhà sinh học cho biết: Bên trong cơ thể người, H2S lại được tự động sản sinh ra ở một nồng độ nhỏ, như một phân tử tín hiệu làm nhiệm vụ truyền tin hóa học. H2S đóng nhiều vai tṛ và sinh ra các tác động có lợi tới sức khỏe.
Bí quyết mà các nhà khoa học dinh dưỡng t́m thấy là: Ăn ít thịt, giảm nạp lưu huỳnh vào cơ thể, có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều H2S hơn và từ đó khỏe mạnh hơn.
Ăn kiêng axit amin lưu huỳnh và tuổi thọ
"Less is more" có thể là một câu thành ngữ đúng với chuyện ăn uống. Khi các nhà khoa học nuôi động vật thí nghiệm bằng một chế độ ăn kiêng cân bằng dinh dưỡng, những sinh vật này đều sống khỏe mạnh và tăng được tuổi thọ một cách đáng kể.
Công thức này đúng với nấm men, ruồi giấm, sâu và khỉ. Ở chuột, chế độ ăn kiêng này làm giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện chức năng nhận thức.
Nhưng v́ lăo hóa và tuổi thọ là những quá tŕnh phức tạp, nên các nhà nghiên cứu rất khó xác định được cơ chế hoạt động đằng sau chế độ ăn kiêng đó. Các nghiên cứu gần đây đă làm sáng tỏ một phần câu chuyện, và rơ ràng nó liên quan đến H2S, chất khí đóng một vai tṛ quan trọng.
Các nghiên cứu từ những năm 1990 đă chỉ ra việc giảm tiêu thụ một số axit amin chứa lưu huỳnh, thành phần cấu tạo của protein, có thể làm tăng tuổi thọ ở chuột lên khoảng 30%.
Gần đây hơn, một nhóm các nhà khoa học tại Harvard đă thực hiện một loạt các nghiên cứu trên động vật, trong đó họ cho chúng ăn chế độ ăn hạn chế 2 axit amin lưu huỳnh - cysteine và methionine - để xem điều này có ảnh hưởng ǵ.
Kết quả, chế độ ăn khiến động vật tăng cường sản xuất H2S trong các mô của chúng, gây ra một loạt các tác dụng có lợi, bao gồm: tăng cường sản sinh mạch máu mới, thúc đẩy sức khỏe tim mạch và khả năng chống lại stress oxy hóa trong gan tốt hơn, một yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan.
Câu hỏi đặt ra là các hiệu ứng tương tự có xuất hiện trên người hay không? Đầu năm nay, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 11.576 người trưởng thành trong cuộc khảo sát dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ (NHANES III) đă đưa ra bằng chứng cho thấy chúng có.
Nghiên cứu phát hiện ra những ai ăn một chế độ ăn giảm lượng axit amin lưu huỳnh có cholesterol và glucose trong máu thấp hơn. Đó là các yếu tố nguy cơ chuyển hóa liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Ăn ít thịt, bạn sẽ sống lâu hơn?
Kết quả của nghiên cứu này là bằng chứng tốt cho thấy: Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit amin lưu huỳnh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh măn tính như tiểu đường và bệnh tim, đồng thời làm chậm quá tŕnh lăo hóa.
Các axit amin lưu huỳnh có nhiều trong thịt, sữa và trứng, là những chất nổi bật trong giỏ hàng của chúng ta. Người Bắc Mỹ có xu hướng ăn gấp 2,5 lần nhu cầu axit amin hàng ngày. Thịt đỏ đặc biệt chứa nhiều axit amin lưu huỳnh, nhưng cá và thịt trắng gia cầm cũng chứa nhiều (thịt sẫm màu chứa ít hơn).
Chuyển sang protein thực vật sẽ giúp giảm lượng thức ăn này. Đậu, đậu lăng và các loại đậu là nguồn cung cấp protein tốt mà cũng có ít axit amin lưu huỳnh. Nhưng hăy cẩn thận: protein đậu nành, hay đậu phụ làm từ đậu nành, có hàm lượng axit amin lưu huỳnh cao một cách đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó, các loại rau như súp lơ xanh lại chứa nhiều lưu huỳnh nhưng không ở dạng axit amin.
Nhưng có một lưu ư quan trọng, trẻ em là đối tượng không nên ăn chế độ ăn ít axit amin lưu huỳnh, bởi các axit amin này cũng đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh tăng trưởng.
Các vai tṛ khác của H2S
Nghe có vẻ kỳ lạ khi một loại khí độc có thể giúp duy tŕ sức khỏe, nhưng nó có thể phản ánh nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất thuở sơ khai khi bầu khí quyển giàu lưu huỳnh hơn nhiều so với ngày nay.
Vai tṛ truyền tín hiệu của H2S trong cơ thể đang ngày được chú ư. Nó cũng được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, mở ra cánh cửa cho các phương pháp điều trị mới tiềm năng cho bệnh viêm khớp hoặc sử dụng như một loại thuốc giảm đau.
Bí quyết là bạn phải cung cấp H2S đúng đến nơi cần thiết và trong một cách an toàn. Một số công ty dược phẩm đang nghiên cứu các hợp chất liên kết với H2S có thể vận chuyển qua cơ thể và giải phóng nó với liều lượng rất nhỏ trong mô.
Theo thời gian, chúng có thể được sử dụng như các biện pháp pḥng ngừa để hỗ trợ quá tŕnh lăo hóa lành mạnh. Điều này sẽ hữu ích bởi việc ăn kiêng thịt, đặc biệt nhắm đến thịt chứa axit amin lưu huỳnh, là rất khó tuân thủ trong thời gian dài.
Một cơ chế phân phối H2S thẳng vào mô có thể là một liều thuốc chống lại lăo hóa đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều so với hạn chế chế độ ăn. Nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi chúng ra đời, và thậm chí sau đó, có giá thành rẻ để mọi người đều có thể tiếp cận được trong tương lai.
VietBF @ Sưu tầm