Với tất cả những ǵ được mô tả trên các mạng xă hội, cũng như các video ghi h́nh lại, người ta thấy rằng dân chúng đang cố gắng kiềm chế sự tức giận của họ để tránh những cuộc xung đột. Đặc biệt ở những nơi có sự công an, dân pḥng hống hách và bắt chẹt người dân, đến mức các t́nh huống chỉ chực bùng nổ, khi xă hội bị phong tỏa, khó khăn đời sống lẫn thiếu thốn lương thực dẫn đến tâm trạng ức chế và phản ứng của người dân diễn ra ở mọi chốt chặn, ở mọi điểm kiểm tra.
Đánh dân, là chuyện cơm bữa của lực lương kiêu binh mặc áo quyền lực nhà nước
Mới đây, các lời bàn trong dư luận lại bùng lên, khi có sự kiện nhà báo Mai Quốc Ấn ở Sài G̣n vô cớ bị công an đến tận công ty kiểm tra và sau đó đưa về đồn tra tấn dă man.
Mai Quốc Ấn-Chủ tịch Doanh nghiệp xă hội SafeLife Vietnam-nơi sản xuất khẩu trang N96+. Được biết trong đại dịch, anh Ấn dùng 51% lợi nhuận và công bố thêm 5% doanh thu để phục vụ cộng đồng và gửi tặng khẩu trang ủng hộ y bác sĩ, nhân viên tham gia chống dịch tại gần 50 tỉnh thành.
Trong một chuyến giao hàng ngày 2 Tháng Tám 2021, nhân viên của công ty cho biết công an Quận 3 đă bắt giữ số khẩu trang v́ cho rằng đó là mặt hàng không thiết yếu. Đến ngày 12 Tháng Tám, công an gửi giấy yêu cầu chủ công ty là anh Ấn đến làm việc tại đồn. Cho đến khi công an ở đó yêu cầu anh Ấn phải khai theo ư của họ trong tường tŕnh, dù không đúng sự thật, th́ anh Ấn không đồng ư và nói anh muốn khai đúng như sự việc và hiện trạng số hàng hóa đang bị giữ. Ngay khi đó, viên công an không cho biết cấp bậc tên Trần Lê Huy Hoàng liên tục đánh mạnh vào đầu anh Ấn, đánh xong th́ giật điện thoại của anh Ấn v́ muốn ngăn cản chuyện bị báo ra bên ngoài.
Anh Mai Quốc Ấn với những thương tích sau khi thoát khỏi đồn công an
Vốn có tiền sử tai biến mạch máo năo, anh Ấn bị nôn và muốn ngất xỉu, nên yêu cầu công an cho được gặp bác sĩ. Nhưng hai, ba viên công an ở đồn đều ép anh phải ghi lại biên bản không mô tả sai phạm của công an th́ mới chịu đưa lại điện thoại cho anh gọi bác sĩ đến. Cuối cùng, khi bác sĩ yêu cầu phải cho đưa đi cấp cứu th́ nơi này mới thả cho anh Ấn đi.
Kể lại sự việc, anh Ấn mô tả “Khi tôi không đồng ư và đề nghị làm lại biên bản th́ công an Trần Lê Huy Hoàng xông vào hành hung tôi. Có hai công an khác giúp sức hắn ta giữ tôi lại và đánh vào đầu tôi. Sự việc diễn ra ngay trước camera giám sát trong pḥng làm việc của Đội Cảnh sát kinh tế CA Quận 3”.
Vẫn không biết sự việc này tiếp tục diễn tiến ra sao, nhưng phía trang Facebook của anh Mai Quốc Ấn không thấy hiện tin tức nào về sự kiện này, ngoài chuyện một vài người bạn của anh c̣n lưu giữ trên trang. Trên bản tường tŕnh sự việc sau khi về được nhà, nạn nhân viết “Nếu không may mắn được bác sĩ sơ cứu và Bệnh viện 175 cấp cứu kịp thời, có lẽ sẽ có thêm một cái xác tại trụ sở công an”.
Điều đáng nói, là khi bắt đầu làm việc với công an tên Trần Lê Huy Hoàng, anh chứng kiến chuyện “một nhân viên giao hàng của công ty nào đó bị bắt về trụ sở CA Quận 3 và bị đánh. Người này chỉ biết ôm đầu la lên “Tôi có làm sai chi mô mà mấy ông bắt tôi, đánh tôi!” Người đánh dân sau đó được giới thiệu là Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế Quận 3 tên Minh. Khi vào pḥng, Minh c̣n dặn các công an khác hứng sẵn một xô nước dưới lầu để lát nữa trấn nước nạn nhân “cho nó nhớ”.
Những điều kể trên, được anh Mai Quốc Ấn ghi đầy đủ trong một thư tố cáo gửi cho ngành công an, cho thấy t́nh trạng đánh đập vô cớ, lạm dụng bao lực đang là chuyện cơm bữa của các loại ‘công an nhân dân’ trong mùa dịch.
Người ta luôn thấy trong các câu chuyện, bản ghi âm hay video về các vụ xung đột giữa người dân và công an, dân pḥng th́ bao giờ cũng vậy, khi đuối lư các nhân viên công lực này hay dùng câu cuối là “đưa về đồn”, hay “về cơ quan nói chuyện”. Dĩ nhiên, về đến hang ổ của kẻ ác th́ bạo lực được sử dụng tùy tiện mà không bị bắt tội, bởi dường như đó là chủ trương của ngành công an đối với dân.
Mới đây, một trong những vụ đánh dân tàn bạo được nhiều người chia sẻ, cho thấy nạn nhân bị tra tấn khủng khiếp từ thắt lưng xuống đến chân. Nạn nhân trong video tố cáo, nói rằng công an xă B́nh Phú (không rơ ở địa phương nào) khi xét nhà th́ thấy em trai của chủ nhà đang ở mà không có giấy tạm trú. Nhân danh Chỉ thị 16, công an đă bắt thanh niên này về đồn và tra tấn vô cớ.
Nói trong video, người phụ nữ có lẽ là chị của nạn nhân, nói với giọng tức giận: “Chỉ thị 16, vào đến nhà dân bắt mang đi rồi đánh người ta như vầy nè!”. Người thanh niên sau khi cho xem những phần thân thể bị đánh đập c̣n rướm máu của ḿnh, mệt mỏi nói rằng ḿnh cần nghỉ ngơi. Anh vừa về được nhà sau trận đ̣n của không chỉ một người.
Vào cuối Tháng Bảy, trên mạng Facebook cũng có đoạn video cho thấy một người shipper giao hàng nhưng công an bắt lại, đ̣i phạt tiền. Anh tranh căi với công an th́ một lát sau có tiếng quát “bắt nó đi luôn”. Video cho thấy mấy viên công an đă kẹp cổ người shipper, lôi đi. Hiện trường chỉ c̣n lại chiếc xe máy có ràng dây buộc hàng và tiếng khóc của người phụ nữ quay video đó.
Và điều đáng chú ư nữa, là có không ít những trường hợp như vậy được đưa lên trên các trang TikTok hay YouTube nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, các video này thường biến mất một cách khó hiểu, hoặc bị Facebook thông báo xóa với lư do ‘vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng’.