Ông Jake Sullivan đưa ra quan điểm này trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo kỳ cựu Fareed Zakaria của kênh truyền h́nh CNN vào hôm 8-11. Ông Zakaria khởi đầu bằng việc dẫn lại một b́nh luận của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown rằng. Trong khi nước Mỹ "đă biết cách lănh đạo trong một thế giới đơn cực", họ đang phải "học cách lănh đạo trong một thế giới đa cực".
Nói vậy mà chưa phải vậy
Nhận xét của ông Brown ám chỉ sự thay đổi ngày một rơ ràng: nước Mỹ không c̣n độc tôn như khoảng hai thập niên sau Chiến tranh lạnh.
Ông Sullivan thừa nhận: "Tôi tin rằng vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong thế giới ngày nay hẳn nhiên phải có đặc điểm khác (so với trước kia), và vai tṛ đó phải có tính hợp tác hơn, lắng nghe nhiều hơn, tham vấn nhiều hơn".
Nước Mỹ trước giờ với vai tṛ "độc bá quần hùng" sẽ không ngần ngại hành động đơn phương nếu họ cảm thấy cần thiết.
Tính chất đơn phương đó được đẩy lên một tầm mức mới với tuyên ngôn "Nước Mỹ trên hết" của thời ông Trump, bởi lẽ càng "trên hết" th́ càng đơn phương, hay như tựa bài báo trên tạp chí The Atlantic trước đây: "V́ sao nước Mỹ trên hết khiến nước Mỹ đơn độc?".
Ông Trump đă rút lui khỏi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP), ngưng các đàm phán về biến đổi khí hậu, mở chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đ̣i các nước đồng minh "đóng đủ" các chi phí quân sự lâu nay Mỹ gánh vác, và là tổng thống Mỹ đầu tiên sau một thời gian dài không can thiệp quân sự ở nước ngoài trong suốt nhiệm kỳ.
Những ngờ vực về chính sách đối ngoại của thời ông Biden nhắm vào ba vấn đề chính: cuộc tháo chạy tán loạn ở Afghanistan cho thấy Mỹ không mặn mà với việc can dự ở nước ngoài nữa; những cam kết hỗ trợ vắc xin và ứng phó COVID-19 với thế giới của Mỹ trong giai đoạn đầu chậm chạp và khiêm tốn; và chính sách nhập cư về cơ bản vẫn là siết chặt của chính quyền Biden.
Hay như tạp chí Vox b́nh luận: "Ông Biden không hề phá vỡ chủ nghĩa quốc gia của Trump, ông ấy thực ra là đang tiếp tục".
Khi nào mới thôi "trên hết"?
Tuy nhiên, ông Sullivan đă có dịp minh định lại lập trường đối ngoại của Mỹ trong cuộc phỏng vấn với CNN. Ông liệt kê hàng loạt hoạt động đối ngoại mà ông cho là sự "bác bỏ công khai" những chính sách thời Trump của ông Biden.
Trong đó có nối lại đối thoại và giải quyết chiến tranh thương mại với các đồng minh châu Âu; liên minh QUAD với Úc, Nhật Bản, và Ấn Độ; thỏa thuận về khí methane tại COP26...
Ngay cả chuyện vắc xin, khi bị Zakaria hỏi khó tại sao nước Mỹ không đặt ra mục tiêu thật sự tham vọng và xứng tầm với vị thế "lănh đạo toàn cầu" là chích vắc xin cho cả thế giới, ông Sullivan cũng nói tại hội nghị thượng đỉnh COVID-19 vào tháng 9 vừa rồi ông Biden đă nêu mục tiêu tiêm vắc xin cho 70% dân số thế giới trong ṿng một năm, tức tới tháng 9-2022.
Ông cũng cho biết Mỹ đă cam kết 1 tỉ liều vắc xin cho mục tiêu đó và 225 triệu liều đă được triển khai.
Vấn đề duy nhất ông Sullivan chưa thể trả lời thỏa đáng là việc ông Biden vẫn giữ nguyên nhiều rào cản thương mại được dựng lên từ thời Trump, cũng như chưa cho thấy sự tích cực giống như ở châu Âu với khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
Ông Sullivan quả có hứa hẹn là nước Mỹ đang "nỗ lực rất tích cực ngay lúc này để xây dựng một khuôn khổ kinh tế, những cách tiếp cận với các vấn đề kinh tế của thế kỷ 21".
Song những ǵ thực sự diễn ra vẫn c̣n khiêm tốn, nhất là khi khu vực này đă hoàn tất hai hiệp định thương mại tự do lớn không có Mỹ trong thời ông Biden là CPTPP và RCEP (do Trung Quốc dẫn dắt).
Ông Sullivan c̣n khẳng định Mỹ sẽ "sớm đưa ra những đề xuất" cụ thể về một khuôn khổ kinh tế và thương mại mới cho khu vực trong thế kỷ 21. Các nước châu Á hẳn đều rất chờ đợi đề xuất đó, và thật ra nó là v́ lợi ích của chính nước Mỹ.
Bởi thế, chỉ khi nào Washington đủ tích cực với khu vực tăng trưởng năng động và rất có thể là bàn cờ địa chính trị chủ yếu của thế kỷ 21 này th́ mới có thể thực sự tin rằng ông Biden đă thôi hẳn "Nước Mỹ trên hết".