Ánh sáng nhân tạo vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, mắc ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến ở người.
Ngủ trong ánh đèn làm tăng nguy cơ trầm cảm
Các nhà nghiên cứu Đại học bang Ohio (Mỹ) đă chỉ ra những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng mờ trong suốt 8 tiếng ngủ buổi đêm. Họ cho biết để đèn đêm, tuy chỉ lờ mờ, cũng có thể ảnh hưởng tới cấu trúc năo, làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Ánh sáng kỳ lạ phát ra từ tivi hay đèn ngủ đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và từ lâu, đă có những cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng của sự phá vỡ chu kỳ ngủ - thức của con người.
Nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến
Ít nhất có 2 nghiên cứu đă chứng minh: Một là của trường Đại học Haifa của Israel, phân tích cách thức sử dụng đèn ban đêm và tỷ lệ ung thư ở 164 nước cho thấy, những nơi được chiếu sáng có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi so với những khu vực điện chiếu sáng kém. Hai là các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard, Mỹ khảo sát từ 18.000 phụ nữ đă măn kinh thấy rằng những người có lượng hormone melatonin thấp th́ khả năng có thể phát triển thành ung thư vú lên tới 60%.
Nguyên nhân chính là do bóng tối giúp bộ năo của chúng ta sản xuất ra melatonin, một loạihormone đóng vai tṛ quan trọng đối với hệ miễn dịch và giúp giảm sự tiến triển của bệnh ung thư. Chỉ một chút ánh sáng cũng có thể cản trở quá tŕnh sản sinh melatonin nhưng trong số các loại đèn, đèn đỏ là tốt nhất bởi bước sóng của nó ít ảnh hưởng đến lượng hormone này so với đèn xanh, đèn halogen hay đèn huỳnh quang. Một lưu ư khác là hăy tận hưởng ánh nắng mặt trời 20 phút vào buổi sáng để khởi động nhịp độ tự nhiên trong ngày mới và đảm bảo cho việc tập trung melatonin dồi dào vào ban đêm.
Có thể làm con người lăo hóa nhanh hơn
Theo BS Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, ở một số loài cây người ta cho tăng ánh sáng vào ban đêm để chúng ra quả sớm, hay cho gà đẻ ánh sáng đỏ vào chuồng cả ngày để đẻ nhiều trứng hơn. Hiện nay, chúng ta chưa có tài liệu nghiên cứu chính xác nhưng nếu theo phương pháp suy luận, bật đèn buổi tối có thể làm con người lăo hóa nhanh hơn. Ngoài ra, điều hiển nhiên chúng ta nhận thấy chính là khi bật đèn ánh sáng sẽ kích thích thần kinh khiến chúng ta khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc từ đó ảnh hưởng thần kinh, ấy là chưa kể đến việc bật đèn sẽ làm tốn điện năng hơn. Riêng đối với các trường hợp phải sử dụng ánh sáng buổi tối sẽ có liệu pháp ánh sáng riêng.
Đừng đi ngủ với bất kỳ loại ánh sáng nào!
Từ ánh sáng mờ ảo của đèn ngủ, lấp lóa của đèn tường, hay ánh sáng “bé xíu” từ chiếc đồng hồ báo thức cũng hoàn toàn không nên. Ngủ trong pḥng tối là cách tốt nhất, t́m cách che chắn nếu ánh sáng của nơi khác hắt qua cửa pḥng bạn. Hăy để đèn ngủ trong pḥng tắm thay v́ bật đèn sẵn trong pḥng ngủ khi bạn có nhu cầu trở dậy giữa đêm.