Tiểu đường là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam và có tới 50% số người mắc không biết ḿnh bị bệnh. Vậy căn bệnh này nguy hiểm thế nào đến sức khỏe?
Nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường chắc hẳn bạn biết được tầm quan trọng của việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Dấu hiệu thường gặp khi lượng đường máu tăng cao đó là cảm giác khát nước và tiểu tiện nhiều lần. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, một dấu hiệu khác ở miệng cũng cảnh báo t́nh trạng này.
Theo các nghiên cứu, những người bị nướu răng nặng (viêm nha chu) sẽ khó có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu đă được công bố trước đây của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) cho biết, những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn những người b́nh thường.
Viêm nha chu là một t́nh trạng nhiễm trùng khá nghiêm trọng nhưng đa số các trường hợp đều có thể chữa trị được.
Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị, căn bệnh này có thể dẫn đến việc hỏng răng vĩnh viễn do đă phá hủy xương hàm ở dưới răng.
Ở những bệnh nhân tiểu đường, việc điều trị nướu răng sẽ khó hơn những người b́nh thường bởi lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho vết thương lâu lành hơn.
ADA cho biết: "Điều này có nghĩa là nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn khi điều trị các vấn đề về nha khoa ví dụ như nhổ răng hoặc các phẫu thuật khác ở miệng".
Một nghiên cứu trước đây của ADA cũng cho thấy, những người Mỹ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mất răng cao hơn những người khác. Có khoảng 28% bệnh nhân tiểu đường trong nghiên cứu này bị mất toàn bộ hàm răng của ḿnh.
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Quốc Gia Mỹ cho biết, lượng đường trong máu cao sẽ khiến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm răng miệng, mà ở đây là viêm nha chu. Các chuyên gia khuyên các bệnh nhân tiểu đường nên đến gặp bác sĩ ngay sau khi có các dấu hiệu bất thường ở miệng.
Đồng thời, các bệnh nhân tiểu đường không nên hút thuốc lá để pḥng tránh mắc bệnh viêm nha chu, bởi thuốc lá có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó giảm khả năng chống lại viêm nhiễm ở răng miệng.
Cách tốt nhất để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và pḥng tránh được bệnh viêm nha chu đó là luôn giữ đường máu ở mức phù hợp.
Bạn có thể sử dụng những thiết bị tự theo dơi đường máu tại nhà, đồng thời chú ư tới chỉ số HbA1c.
Hăy cố giữ chỉ số đường huyết khi đói từ 4 - 7 mmol/l và 2 giờ sau ăn từ 8,5 - 9 mmol/l. Đồng thời, nên kiểm tra định kỳ vài tháng một lần chỉ số HbA1c và giữ chỉ số này ở mức 48mmol/mol (6,5% theo thang đo cũ).
VietBF @ Sưu tầm