Chỉ sau 2 tuần sử dụng, đôi giày chạy bộ có thể chứa tới 440.000 vi khuẩn.
Hầu hết chúng ta đều có các bộ quần áo và giày dép dùng trong nhiều năm. Nhưng các chuyên gia cảnh báo cần vứt bỏ hoặc thay thế các vật dụng cũ v́ chúng có thể chứa nấm mốc.
Bác sĩ Trevor Prior khuyên bạn thay giày sau khi chạy 300-800 km. Nếu bạn chạy khoảng 30 km/tuần, đôi giày chỉ nên dùng 4-6 tháng.
Lư do là chạy trong đôi giày cũ, ướt đẫm mồ hôi có nguy cơ dẫn tới chấn thương và nhiễm nấm.
“Giày chạy bộ có tuổi thọ nhất định, sau đó chúng trở nên kém hiệu quả hơn và không cung cấp đệm và hỗ trợ như ban đầu. Điều này có thể dẫn đến chấn thương bàn chân, đầu gối, lưng dưới”, bác sĩ Prior giải thích.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện những đôi giày chỉ đi trong 2 tuần cũng có thể chứa tới 440.000 vi khuẩn.
Jonathan Sexton, trợ lư nghiên cứu tại Đại học Y tế Công cộng của Đại học Arizona, so sánh: “Bệ ngồi WC có số vi khuẩn 40.000 vi khuẩn”.
Các chuyên gia đánh giá, giày chạy bộ rất quan trọng trong việc bảo vệ người tập khỏi chấn thương và đảm bảo phong độ tốt.
HLV Steve Paterson nói: "Giày chạy bộ có tuổi thọ nhất định. Nếu không thay giày, người chạy dễ bị viêm cân gan bàn chân và viêm gân gót chân, cũng như các chấn thương ở ống chân, đầu gối, hông và lưng. Đó là do giày bị mài ṃn dẫn tới giảm sự hỗ trợ ban đầu, không bám vào bề mặt đường”.
Nếu là một vận động viên chạy bộ, bạn cũng sẽ biết tầm quan trọng của một chiếc áo ngực tốt.
Các chuyên gia cho biết, bạn nên thay áo ngực hằng ngày sau 3 tháng sử dụng và áo lót thể thao sau 30 hoặc 40 lần giặt.
Bạn cũng nên thay áo ngực mới khi tăng, giảm 1-2 kg v́ h́nh dạng của bộ ngực đă khác đi.
Để áo ngực có tuổi thọ cao hơn, hăy giặt trong nước lạnh, tránh dùng chất làm mềm vải và chất tẩy trắng, đồng thời không sấy khô v́ nhiệt độ cao làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi.