Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể ngăn chặn hoặc làm chậm thức ăn bị hư hỏng, giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có thời gian lưu trữ và bảo quản khác nhau. Không ít người vẫn c̣n mắc sai lầm khiến việc lưu trữ thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Thịt, cá và gia cầm
Theo Real Simple, các thực phẩm tươi sống cần được bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nếu có thể điều chỉnh nhiệt độ của ngăn tủ đông, bạn nên đặt chúng ở -1,6 độ C. Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn cần rửa sạch đồ tươi sống như thịt, cá và gia cầm. Sau đó, bạn chia nhỏ từng phần vào bao b́ để giảm nguy cơ tiếp xúc thực phẩm với vi khuẩn có hại.
Trái cây và rau củ
Nguyên tắc đầu tiên khi bảo quản trái cây và rau củ là để riêng biệt một số loại như táo, chuối, cà rốt... Mỗi loại trái cây và rau quả tỏa ra nhiều loại khí khác nhau có thể khiến những thứ khác bị mất chất.
Các sản phẩm chưa rửa để trong túi lỏng rồi đặt trong tủ lạnh. Nếu rau dính cát, bụi bẩn, bạn có thể rửa sạch và lau khô, sau đó bọc chúng trong khăn giấy trước khi cho vào túi nhựa. Nếu không, tốt nhất là nên tránh rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh v́ độ ẩm có thể làm cho thực phẩm bị mốc và thối rữa nhanh hơn.
Trái cây và rau quả được bảo quản ở nhiệt độ pḥng không nên bọc trong các túi và cố gắng để riêng rời. Các loại trái cây và rau đă cắt nên được bảo quản trong túi nhựa có đục lỗ hoặc không bọc kín để duy tŕ môi trường ẩm nhưng vẫn có không khí lưu thông.
Với các loại trái cây họ cam quưt, bạn nên đặt ở nhiệt độ pḥng. Tuy nhiên, khi chanh, cam đă chín, việc bảo quản chúng trong tủ lạnh sẽ tươi lâu hơn (bơ, cà chua cũng tương tự).
Trong khi đó, hành tây, khoai tây nên được bảo quản ở nơi tối mát để giữ được độ tươi ngon, như rổ trong tủ. Tránh đựng những thực phẩm này trong túi nhựa v́ điều này làm cho chúng bị hư hỏng nhanh. Sau khi cắt, hành tây nên được bảo quản ở hộp có nắp đậy trong tủ lạnh, có thể dùng được khoảng một tuần.
Sản phẩm bơ sữa
Khi bạn mua thứ ǵ đó mới, chẳng hạn hộp sữa tươi, hăy đặt những món cũ ra phía ngoài để có thể sử dụng trước ngày hết hạn.
Pho mát, sữa chua, trứng, kem chua, sữa và kem tươi nên giữ nguyên trong các hộp đựng ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn cho chúng ra bát, đừng đổ lại vào hộp khi không dùng hết. Thay vào đó, hăy đậy chặt nắp b́nh hoặc bát bằng màng bọc thực phẩm.
Dù bạn làm ǵ, đừng đặt sữa ở cửa tủ lạnh v́ đây là nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh. Vị trí này chỉ nên để đồ uống và gia vị không bị hỏng nhanh.
Thức ăn thừa
Theo Today, với thực phẩm đă được nấu chín, bạn cần để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ 2-4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đặt thức ăn c̣n đang nóng vào trong tủ lạnh, chúng sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng các thực phẩm khác.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bạn nên vứt bỏ tất cả thực phẩm dễ hỏng đă để trong nhiệt độ pḥng hơn 2 giờ. Một số bào tử vi khuẩn có hại tồn tại trong quá tŕnh nấu nướng và có thể phát triển nếu thực phẩm ở nhiệt độ pḥng đủ lâu.
Tất cả thức ăn thừa cần được bảo quản trong hộp hoặc bao b́ kín, không bị ṛ rỉ. Bạn cần tuân theo quy tắc “đồ nào cất trước sẽ lấy ra trước”: Luôn ăn trước những thực phẩm đă nấu sớm nhất.
USDA khuyến nghị sử dụng thức ăn thừa được làm lạnh trong ṿng 3-5 ngày hoặc đông lạnh chúng trong tối đa 4 tháng. Bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.
Những điều cần lưu ư
- Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh: Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng đều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.
- Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm: Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh 1-4 độ C.
Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ 1-3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, khoảng 1-3 ngày).
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên: Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên. Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể rơi vào các khe tủ. Ngoài ra, việc vệ sinh tủ c̣n loại bỏ mùi hôi trong tủ.
|