Việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đang gây ra nhiều khó khăn cho chính nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.
Ngày 8/3/2022, sau khi điện đàm với các nhà lănh đạo của Pháp, Đức và Anh, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă thông báo lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, trong đó có dầu và khí đốt, trong một chiến dịch gây áp lực chống lại Moscow, nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu và trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin.
Trước đó, lệnh cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào Mỹ đă được Quốc hội Mỹ ủng hộ với 415 phiếu thuận và 17 phiếu chống. Đây là quyết định đơn phương của Washington chưa được sự đồng thuận của các nước châu Âu.
Trong một bức thư gửi Nhà Trắng, ông J. Biden nói: "Hôm nay tôi thông báo rằng Mỹ đang nhắm mục tiêu vào huyết mạch của nền kinh tế Nga. Chúng tôi cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu, khí đốt và năng lượng của Nga". Điều này có nghĩa là dầu của Nga sẽ không c̣n được chấp nhận tại các cảng của Mỹ và Mỹ sẽ giáng một đ̣n mạnh nữa vào hoạt động quân sự của Tổng thống V. Putin.
Tác động của lệnh cấm vận dầu mỏ và khí đốt của Nga
Sau tuyên bố của J. Biden cấm nhập khẩu dầu của Nga, giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt. Giá dầu Brent đă chạm mức trên 132 USD/thùng so với 97 USD/thùng trước xung đột. Giá hợp đồng dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 4/2022 lên tới 129,44 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2008. Các chuyên gia phân tích của công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Oslo cho biết, giá dầu có thể tăng lên 200 USD/thùng với lệnh cấm vận của Mỹ.
Giá khí đốt cũng tăng lên mức kỷ lục. Chỉ trong ṿng ít ngày, sau khi Tổng thống J. Biden công bố lệnh trừng phạt Nga, giá khí đốt tại châu Âu đă tăng khoảng 80% lên 4.000 USD cho một ngh́n mét khối. Nếu đầu năm 2022, EU đă trả 190 triệu euro mỗi ngày cho khí đốt tự nhiên nhập từ Nga, th́ hiện nay con số này đă tăng lên 610 triệu euro. Chính phủ các nước châu Âu kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, mặc thêm áo ấm và giảm bớt sử dụng hệ thống sưởi ấm trong mùa đông.
Giá sẽ tiếp tục c̣n tăng nữa, bởi v́ châu Âu không có nguồn nào để thay thế Nga. Tất cả sản xuất của EU đều sử dụng nhiều năng lượng. Lạm phát trầm trọng là không thể tránh khỏi. Kinh tế và đời sống người dân sẽ hết sức khó khăn.
Việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga gây thiệt hại to lớn cho châu Âu.
Theo số liệu của Cục Thông tin Năng lượng Mỹ, năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng/ngày từ Nga, chỉ chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm tinh chế của Mỹ. Phần lớn lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ là từ Canada, Mexico và Ả Rập Saudia, nên Mỹ ít phụ thuộc vào dầu của Nga hơn so với nhiều nước châu Âu. Do vậy, cấm vận Nga, Mỹ sẽ ít bị thiệt hại hơn.
Trong khi đó, Moscow cung cấp 20% nhu cầu dầu thô và 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Năm 2021, trong lĩnh vực năng lượng, EU nhập khẩu 62% cho nhu cầu tiêu thụ từ Nga, trị giá 99 tỷ euro. Các nước châu Âu sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất.
Nhiều nước châu Âu không ủng hộ lệnh cấm vận của Mỹ
Trong số các nước châu Âu, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các biện pháp cấm vận Nga của Mỹ. London đă công bố các hạn chế của ḿnh đối với việc nhập khẩu dầu của Nga và sẽ loại bỏ dần các hoạt động nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay.
Giá xăng dầu ở châu Âu đang tăng cao do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận Nga. Ảnh: Reuters
Chính quyền Tổng thống Biden đang thúc giục châu Âu thực hiện lệnh cấm vận đối với nhập khẩu dầu khí của Nga. Tuy nhiên, Bulgaria không ủng hộ lệnh cấm vận này. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Kirill Petkov nói, chính phủ của ông không ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vốn không có lợi cho Bulgaria. Tổng thống Rumen Radev ủng hộ quan điểm này của ông K. Petkov.
Ông K. Petkov cho biết nền kinh tế Bulgaria không có nguồn cung cấp khí đốt nào thay thế cho Nga và nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria thuộc về công ty Lukoil của Nga, cung cấp hơn 60% lượng nhiên liệu tiêu thụ trong nước.
Ngoài Bulgaria, Ngoại trưởng Hungary, Péter Szijjártó, tuyên bố dứt khoát không thể cấm nhập khẩu khí đốt của Nga, v́ điều này sẽ gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp năng lượng của Hungary.
Ngoại trưởng Đức Annalena Burbock cũng lên tiếng ủng hộ việc nhập khẩu khí đốt của Nga. Bà nói: "Sau ba tuần nữa, chúng tôi sẽ nhận ra rằng Đức chỉ c̣n vài ngày nguồn lực để sản xuất điện."
Bà Marine Le Pen, ứng cử viên Tổng thống Pháp, người nhận được ủng hộ rộng răi sau Tổng thống đương nhiệm E. Macron nói: "Cấm vận đối với nguồn cung dầu của Nga, nền kinh tế EU có nguy cơ "chết trước". Bà cho rằng, việc sử dụng đ̣n bẩy này là đánh vào chính các công ty của Pháp và nền kinh tế Pháp có thể phải mất nhiều năm mới phục hồi được. Hậu quả của một quyết định như vậy có thể c̣n tồi tệ hơn nhiều so với hậu quả của đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đă đến Paris để thảo luận với Tổng thống Pháp E. Macron về các biện pháp trừng phạt Nga. Ông tuyên bố "không sẵn sàng từ bỏ việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga nhằm thúc đẩy chương tŕnh nghị sự xanh và làm cho nền kinh tế của châu Âu ít sử dụng carbon hơn".
Công ty Yara của Na Uy, một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới tiếp tục giảm sản lượng do giá khí đốt tăng cao. Công ty này cho biết, tổng công suất sử dụng amoniac và urea của Yara ở châu Âu đă giảm xuống c̣n 45% vào cuối tuần qua.
Không ai có thể thay thế nguồn cung khí đốt của EU từ Nga
Các chuyên gia năng lượng cho rằng, trong ngắn hạn không có nhà cung cấp năng lượng nào có thể thay thế được Nga. Toàn bộ hoạt động sản xuất của châu Âu phụ thuộc vào năng lượng. Hơn 45% khí đốt tự nhiên ở châu Âu là do Nga cung cấp. Mỹ, Qatar cũng như Australia không thể thay thế những nguồn cung cấp này.
Mỹ tiêu thụ 950 tỷ mét khối khí đốt một năm, nhưng chỉ sản xuất được 914 tỷ mét khối. Họ phải nhập khối lượng lớn từ Qatar và Australia để bù đắp nhu cầu thiếu hụt của ḿnh và bán lại cho châu Âu. Năm 2021 Qatar sản xuất 150 tỷ mét khối, con số này chỉ bằng một nửa khối lượng cung cấp của Nga, chưa kể đến hơn 50% lượng khí đốt của Qatar được cũng cấp cho các nước vùng Viễn Đông. Như vậy, không thể làm được ǵ khi không có khí đốt của Nga.
Châu Âu hiện nay tiêu thụ khoảng 500 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, trong đó 40% là do Nga cung cấp. Trong nhiều thập kỷ, mặc dù có nhiều bất đồng về chính trị, Nga vẫn luôn là đối tác tin cậy. Đến nay, Gazprom đang thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Các chuyên gia nhận xét rằng, lệnh cấm nhập dầu mỏ của Nga sẽ gây ra thiếu hụt trên thị trường khoảng 4 đến 5 triệu thùng/ngày và các nước OPEC và các đồng minh của họ không thể nào bù đắp được số lượng này. Trong trường hợp như vậy, không loại trừ giá dầu sẽ tiếp tục leo thang và các chính phủ sẽ buộc phải giảm thuế đối với người tiêu thụ cuối cùng như một trong các giải pháp t́nh thế.
Tiến thoái lưỡng nan, Mỹ phải nhờ đối địch cũ giúp đỡ
Mỹ đang t́m cách sẽ thay thế nguồn cũng cấp năng lượng của Nga bằng nguồn từ Venezuela và Iran. Chính quyền của Tổng thống J. Biden sẵn sàng quên đi những mối thù hận với Caracas và Tehran.
Washington luôn có thái độ thù địch với Caracas, kể cả thời cựu Tổng thống Hugo Chavez trước đây, cũng như Tổng thống Nicolás Maduro hiện nay. Do thiếu dầu, chính quyền J. Biden sẵn sàng quên đi quá khứ để tranh thủ nguồn cung cấp thay thế từ Venezuela. Mới đây, các cố vấn của Tổng thống J. Biden đă đến Caracas để thảo luận về khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với quốc gia dầu mỏ lớn nhất ở Mỹ Latinh này và mong muốn được Venezuela hỗ trợ. Washington cho biết, sẵn sàng nới lỏng một số biện pháp trừng phạt, cho phép Venezuela chuyển tiền giữa các ngân hàng và bán dầu thông qua các công ty phương Tây.
Đây là dịp để Caracas cải thiện quan hệ với Washington. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy khi Venezuela có quan hệ hợp tác chiến lược với Nga trong lĩnh vực khai thác dầu và phát triển các nguồn năng lượng, đặc biệt là với tập đoàn "Rossneft và Zarubezhneft".
Trả lời đề nghị này, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đă yêu cầu Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt đối với nước này, đồng thời trả lại quyền kiểm soát công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA cho Caracas.
Mặt khác, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, là cơ hội để Tehran đưa ra nhiều đ̣i hỏi hơn trên bàn đàm phán ở Vienna, mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Điều này giải thích tại sao phía Mỹ muốn sớm đạt được thỏa thuận với Iran nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng, dù Venezuela và Iran có xuất khẩu dầu bao nhiêu đi chăng nữa, th́ cũng không đủ để bù đắp lại thiếu hụt do Nga bị cấm xuất khẩu.
Hơn nữa, "các biện pháp trừng phạt hủy diệt" do Washington đă áp đặt đối với Venezuela và Iran đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ.
Ngoài Venezuela và Iran, Tổng thống J. Biden cũng đă t́m cách liên hệ với các nhà lănh đạo của Ả Rập Saudia và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đề nghị hai nước này tăng sản lượng dầu thô. Tuy nhiên, cả Ả Rập Saudia và UAE đều không thể quyết định được nếu không có sự đồng thuận của các nước OPEC+, trong đó có Nga.
Việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đang gây ra nhiều khó khăn cho chính nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Chính quyền của Tổng thống J. Biden đang ở trong t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Đây là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống đang đến gần.
VietBF @ Sưu tầm