Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Pelosi có chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine.
Theo một nguồn tin Nga, Vladimir Putin bị ung thư và được cho là đang sắp mổ.
Thế giới thay đổi lớn nhờ "sức kéo" bất ngờ của Putin - NATO có thể gặt hái những chiến thắng to lớn mà không cần một phát súng nào.
Người Nga đang rút lui khỏi nơi cuối cùng họ còn làm việc với người Mỹ trong hòa bình.
Một gói trừng phạt mới của EU có thể được đưa ra vào tuần tới, với việc EU lên kế hoạch cấm vận dầu mỏ đối với người Nga.
Có một "trận hỏa hoạn lớn" khổng lồ đang hoành hành ở Hoa Kỳ và nó có thể lớn hơn nhiều.
4,5 triệu tấn ngũ cốc có thể bị mắc kẹt ở Ukraine.
Một sự thay đổi đối với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU.
Một nhà chứa đạn dược gần Odessa đã bị phá hủy.
Một tia hy vọng cho những thường dân bị mắc kẹt ở Mariupol. Nhiều dân thường đã được sơ tán khỏi các nhà máy thép Mariupol.
Một máy bay quân sự của Nga vi phạm không phận Đan Mạch.
Người Mỹ đã lên kế hoạch trở lại Ukraine.
Các lực lượng vũ trang của Ba Lan hôm Chủ nhật cho biết rằng các cuộc tập trận quân sự với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ NATO đã bắt đầu.
Cuộc chiến tại miền đông Ukraine của Nga đang đi đến thất bại, với cùng nguyên nhân như chiến dịch tấn công Kyiv.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 1/5/2022 cho biết, Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine thông qua các tổ chức quốc tế số tiền 500.000 đô la Mỹ sau hơn hai tháng cuộc chiến tranh xâm lược do Nga phát động diễn ra và vẫn chưa kết thúc.
Tuy có lệnh bắt nhưng hiện chị Nhàn AIC ở đâu không ai rõ. Có lẽ sắp tới lại có màn rượt đuổi chị Nhàn như rượt đuổi chị Hồ Thị Kim Thoa. Cách đây 2 tháng chị Nhàn còn ở Châu Âu.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hôm Chủ nhật cho biết bà đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ở Kyiv để gửi thông điệp rằng Hoa Kỳ đứng vững với Ukraine khi nước này chống lại "cuộc xâm lược ác độc của Putin".
Mặc bộ quần áo quân sự kaki mà ông thường sử dụng để xuất hiện trước công chúng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 và được hộ tống bởi lực lượng vũ trang, ông Zelenskyy chào đón bà Pelosi bên ngoài văn phòng tổng thống của ông.
"Phái đoàn của chúng tôi đến Kyiv để gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn và vang dội đến toàn thế giới: Mỹ đứng vững với Ukraine", bà Pelosi nói trong một tuyên bố.
Bà được tháp tùng bởi một số nhà lập pháp trong chuyến đi của các dân biểu Mỹ sau chuyến thăm Ukraine vào cuối tuần trước của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.
Bà Pelosi cho biết ông Zelenskyy đã nói rõ Ukraine cần thêm viện trợ an ninh, kinh tế và nhân đạo "để giải quyết thiệt hại về nhân mạng đối với người dân Ukraine do cuộc xâm lược ác độc của (Tổng thống Vladimir) Putin".
"Phái đoàn của chúng tôi tự hào đưa ra thông điệp rằng sự hỗ trợ bổ sung của Mỹ đang trên đường tới", bà nói.
Hôm thứ Sáu, bà Pelosi cho biết bà hy vọng sẽ thông qua gói viện trợ trị giá 33 tỷ đô la cho Ukraine do Tổng thống Joe Biden yêu cầu càng sớm càng tốt.
Đây là sự gia tăng đáng kể về tài trợ của Mỹ cho Ukraine hơn hai tháng sau khi Nga phát động cái mà nước này gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt".
"Mỹ là nước đi đầu trong việc ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Cảm ơn đã giúp bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước chúng tôi", ông Zelenskyy nói trên Twitter, chia sẻ video về cuộc gặp với bà Pelosi.
Phái đoàn của bà Pelosi, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Gregory Meeks, đã đi tiếp từ Ukraine đến Ba Lan để gặp Tổng thống Andrzej Duda và các quan chức cấp cao khác, theo tuyên bố của đoàn.
Nancy Pelosi made an unannounced visit to Ukraine’s capital Saturday, becoming the highest-ranking U.S. official to meet with President Volodymyr Zelensky since the war started. She told him, "Our commitment is to be there for you until the fight is done." https://t.co/qiefJPVPMtpic.twitter.com/ms1jTh5Fdg
Ukrainian President Volodymyr Zelensky awarded House Speaker Nancy Pelosi a Ukrainian civil honor — the Order of Princess Olga — following their meeting in Kyiv, a decoration given to women who have made outstanding contributions to the Ukrainian state.https://t.co/Ygpud8S5ha
— The Washington Post (@washingtonpost) May 1, 2022
Vladimir Putin có thể bị buộc phải giao lại quyền kiểm soát Nga khi ông nghỉ để phẫu thuật ung thư, một người trong điện Kremlin tuyên bố. Tổng thống Nga bị cáo buộc đã trì hoãn ca mổ dự kiến vào nửa cuối tháng 4.
Nhà độc tài Nga được cho là sẽ chỉ định lãnh đạo cứng rắn của Hội đồng Bảo an và cựu giám đốc FSB Nikolai Patrusev để kiểm soát cuộc xâm lược trong khi ông ta mổ ung thư, Daily Mail đưa tin.
Patrusev, 70 tuổi, được coi là nhà hoạch định chính của chiến lược chiến tranh cho đến nay - và là người thuyết phục Putin rằng phe "tân phát xít" đang nhung nhúc ở Kiev.
Các cáo buộc bất thường xuất hiện trên kênh Telegram nổi tiếng của General SVR, trong đó khẳng định nguồn tin của nó là một trong những người đàn ông cấp cao của Điện Kremlin. General SVR đưa tin cách đây 18 tháng rằng Putin bị ung thư gan và bệnh Parkinson.
Tổng thống Nga được cho là đã hoãn ca mổ, và sẽ không còn diễn ra trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, kỷ niệm chiến thắng của Nga trong Thế chiến thứ hai. Cuộc phẫu thuật đã được lên kế hoạch vào nửa cuối tháng 4, nhưng SVR cho biết nó đã bị hoãn lại.
Kênh này cho biết: “Putin đã được đề nghị phẫu thuật, thời điểm hiện đang được thương lượng và thống nhất.
Vladimir Putin may be forced to hand over control of Russia as he disappears to have cancer surgery, a ‘Kremlin insider’ claims. The Russian president allegedly already delayed the operation which was scheduled for the second half of April.https://t.co/rLa7yxwfKO
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Một tuần sau vụ soái hạm Moskva của hạm đội Nga bị chìm ở Biển Đen, ngày càng có nhiều gia đình các binh sĩ mất tích đặt câu hỏi về số phận con em của họ, trong khi Bộ Quốc phòng và các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga vẫn im lặng.
Thông qua mạng xã hội hoặc các cơ quan truyền thông, ít nhất đã có 10 gia đình công khai bày tỏ sự bất bình của họ. Nhiều người, kể cả các quan chức, đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, nói rằng con em các gia đình kể trên vẫn còn sống, hoặc đã mất tích hay đã chết. Tuy nhiên, Nhà nước không thay đổi nội dung bản thông báo ban đầu, trong đó nói toàn bộ hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva đã được cứu thoát.
“Họ không muốn đối thoại với chúng tôi”, Maksim Savin, 32 tuổi, nói khi trả lời một cuộc phỏng vấn, ông đang tìm kiếm người em trai Leonid 20 tuổi của mình. Leonid là lính nghĩa vụ cũng từng ở trên tàu Moskva. “Chúng tôi rất đau buồn. Họ đã gọi em trai tôi đi lính và có thể chú ấy sẽ không bao giờ trở về”.
Im lặng về số phận của thủy thủ đoàn tàu chiến Moskva là một phần trong hành động tổng thể của Điện Kremlin nhằm ngăn chặn việc đưa ra những tin tức xấu về cuộc chiến tại Ukraine và nhằm kiểm soát phát ngôn của công chúng Nga về diễn biến cuộc chiến này. Nhiều thủy thủ mất tích là lính nghĩa vụ – đây vốn là một chủ đề nhạy cảm ở Nga kể từ sau cuộc chiến Chechnya, hồi ấy những lính trẻ chưa được huấn luyện đầy đủ đã bị đưa ra trận, họ bị chết hàng loạt – sự việc đó đã làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc chiến Chechnya.
Nguyên nhân tàu Moskva bị chìm đang gây tranh cãi, phía Nga cho rằng đó là do hỏa hoạn làm kho đạn trên tàu bị nổ, con tàu bị hư hỏng đã chìm trong quá trình lai dắt dưới điều kiện thời tiết xấu. Phía Ukraine cho biết họ đã phóng hai tên lửa Neptune trúng con tàu này, tuyên bố đó được các quan chức Mỹ xác nhận. Dù thế nào đi nữa, đây là một trong những tàu chiến lớn nhất bị tổn thất kể từ Thế chiến 2, một sự kiện làm Nga bối rối.
Theo tin từ một số hãng thông tấn độc lập của Nga có trụ sở đặt tại nước ngoài, khi tàu chiến Moskva chìm đã có khoảng 40 binh sĩ thiệt mạng và 100 người khác bị thương. Nguồn tin này dẫn lời một quan chức giấu tên và dẫn lời bà mẹ của một trong những thủy thủ thiệt mạng. Ngoài ra, vợ một trung tá Hải quân nhiều tuổi xác nhận với Radio Liberty, một đài truyền hình có trụ sở ở bên ngoài nước Nga và có quan hệ với chính phủ Mỹ, rằng chồng bà đã thiệt mạng.
Hình vệ tinh của hãng Maxar Technologies cho thấy tàu Moskva đang neo ở cảng Sevastopol, Crimea, đầu tháng 4/2022 (Maxar Technologies, via Associated Press).
Sự phản đối cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất vào giữa những năm 1990 bắt nguồn từ nỗi giận dữ của nhiều gia đình Nga cho rằng con em của họ đang làm nghĩa vụ quân sự đã bị sử dụng làm bia đỡ đạn.
Theo Alexander Cherkasov, cựu chủ tịch Trung tâm Kỷ niệm Nhân quyền (Memorial Human Rights Center) có trụ sở tại Moskva, trong cuộc chiến tranh đó có “hàng trăm” binh sĩ cho đến nay vẫn còn mất tích. Trong tháng này Trung tâm nói trên đã bị giải tán theo lệnh của tòa án.
“Không ai quan tâm đến những người lính ấy”, Cherkasov cho biết và nói thêm rằng việc chính quyền hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ có nghĩa là giờ đây các tổ chức đó hầu như không thể theo dõi được số phận những binh sĩ mất tích.
Ông Putin đã nhiều lần nói rằng các binh sĩ mới đi nghĩa vụ quân sự một năm sẽ không được triển khai tới Ukraine – tuyên bố này không phù hợp với tình hình thực tế trên chiến trường. Hội Liên hiệp các Ủy ban Bà mẹ binh sĩ Nga (Union of Committees of Soldiers’ Mothers of Russia), một tổ chức có từ thời chiến tranh Chechnya, xác nhận họ đang nhận được yêu cầu tìm kiếm những người lính mất tích. Tổ chức này từ chối bình luận thêm, viện lý do có luật cấm chia sẻ thông tin quân sự với các tổ chức nước ngoài.
Cha mẹ của các thủy binh trên tàu Moskva, con tàu được đặt theo tên thủ đô nước Nga, cho biết họ phẫn nộ trước thái độ qua loa tắc trách của chính quyền. Ông Dmitry Shkrebets nói: “Các bậc cha mẹ chúng tôi chỉ quan tâm đến số phận con mình: tại sao chúng – những người lính nghĩa vụ – lại tham gia hành động quân sự này?”. Ông có một con trai là Yegor, 19 tuổi, làm đầu bếp trên tàu chiến Moskva.
Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir V. Putin, bên trái, đang rời tàu Moskva tại cảng Sochi, năm 2014 (Alexei Druzhinin/Sputnik, via Reuters).
Trong cuộc phỏng vấn, Shkrebets không muốn bàn thêm về vấn đề đó, nhưng hôm Chủ nhật, ông đã đưa ra một phát biểu với lời lẽ gay gắt hơn trên mạng xã hội VKontakte – tương đương với Facebook của Nga.
Ông cho biết, lúc đầu cảnh sát nói với ông rằng Yegor nằm trong số những người mất tích, nhưng sau đó họ ngừng trả lời các câu hỏi của ông. “Thưa quý vị, thế là con tôi vừa biến mất trên biển cả?!!!”, ông viết. “Tôi hỏi thẳng, tại sao các ông – các quan chức – vẫn còn sống, nhưng con trai tôi, một lính nghĩa vụ lại chết?”. Sau đó Shkrebets bắt đầu thu thập lời chứng từ các gia đình khác, những người không thể tìm thấy con trai của họ. “Chúng tôi càng viết nhiều, họ càng khó giữ im lặng về những gì đang xảy ra”, ông viết. Tính đến tối thứ Năm, từ các gia đình tuyên bố có binh sĩ mất tích, ông đã thu thập được họ tên của 15 quân nhân, gồm 14 lính nghĩa vụ và một lính hợp đồng.
Hôm thứ Ba, Dmitry Peskov người Phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông không có quyền đưa ra bất kỳ thông tin nào về các thủy binh mất tích và sẽ chuyển vấn đề này sang Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng đã không trả lời yêu cầu bình luận. Hôm Thứ Bảy, Bộ này phát một đoạn video, nghe nói có cảnh Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov gặp những người được cho là thành viên thủy thủ đoàn của tàu Moskva, các binh sĩ đó mặc đồng phục và xếp thành đội hình. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người sống sót sau vụ tấn công. Trong video trên mạng xã hội hoặc trong các bài đăng kèm cũng không nói gì về thương vong của bất cứ người nào.
Các tin tức phát trên Vesti Nedeli, một bản tin hàng tuần được phát sóng trên truyền hình nhà nước vào tối Chủ nhật, có ngầm thể hiện lập trường của chính quyền. Chương trình này kéo dài 3 giờ, có dành khoảng 30 giây để mô tả cảnh chìm tàu, nhưng không đề cập đến thương vong nhân mạng.
Tuy nhiên, không phải các cơ quan ngôn luận Điện Kremlin đều im lặng như vậy. Hôm Thứ Bảy, người dẫn chương trình Vladimir Solovyev đã yêu cầu giải thích lý do tại sao con tàu bị chìm.
Ảnh: Leonid Savin, thứ ba từ phải qua, trong một bức ảnh gia đình do anh trai cung cấp.
Maksim Savin cho biết gia đình ông không thể liên lạc điện thoại với bất kỳ quan chức nào trong đơn vị em trai ông. Mẹ ông đã nhắn tin cho một máy điện thoại và nhận được phản hồi rằng Leonid con trai bà đã mất tích. Sau đó, gia đình nhận được một loạt cuộc gọi điện thoại từ một người đàn ông dường như đã phục vụ Leonid, nhưng người này mỗi lần nói một khác. Maksim Savin kể: Lần đầu người ấy nói rằng Leonid đã chết khi lao vào cứu một người bạn. Trong lần gọi thứ hai, anh lại nói rằng không có hoạt động cứu hộ nào cả, nhưng Leonid đang ở nơi xảy ra vụ nổ. Lần thứ ba, anh ta gọi điện nói rằng anh đã nhầm lẫn và Leonid đã mất tích. “Có vẻ như các quan chức đang cố gắng để mọi người đều im miệng”, Maksim Savin nói.
Lần đầu tiên trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin tức về những người lính nghĩa vụ mất tích. Một phụ nữ viết rằng anh trai của cô thường xuyên làm việc trong phòng máy tuabin, được liệt kê là mất tích, nhưng cô tin rằng anh đã chết.
Anna Siromesova, mẹ của một lính nghĩa vụ mất tích, nói với hãng thông tấn Nga Meduza rằng bà không thể đọc bất kỳ tài liệu chính thức nào có liên quan đến thương vong. “Không có danh sách binh sĩ thương vong”, bà nói. “Chúng tôi đang tự mình tìm kiếm danh sách ấy. Họ không cho chúng tôi biết bất cứ điều gì”. Qua liên hệ điện thoại, bản báo đã bắt liên lạc với bà, nhưng bà từ chối nói chuyện với các cơ quan truyền thông nước ngoài.
Tamara Grudinina nói với đài BBC tiếng Nga rằng con trai của bà là Sergei Grudinin, 21 tuổi, được chỉ định lên tàu Moskva ngay sau khi mới được huấn luyện cơ bản. Bà Grudinina cho biết khi nghe tin con tàu bị chìm, bà đã gọi đến “Đường dây nóng người thân” của Bộ Quốc phòng và được thông báo rằng con trai bà “còn sống, khỏe mạnh và sẽ liên lạc với chúng tôi trong thời gian sớm nhất”. Theo BBC, sau đó không lâu, một người đàn ông tự xưng là chỉ huy của tàu Moskva liên lạc với bà, nói với bà rằng con trai bà “về cơ bản đã chìm cùng con tàu”.
Ảnh chụp màn hình video của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy Nikolai Yevmenov, Tư lệnh Hải quân Nga, được cho là đang gặp gỡ thủy thủ đoàn của tàu Moskva tại Sevastopol, Crimea (Russian Defense Ministry, via Shutterstock).
Maksim Savin nói, sau khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, gia đình ông đã liên lạc với các sĩ quan hải quân để hỏi về tình hình con tàu và được thông báo rằng chiến hạm này không tham gia các hoạt động quân sự và sẽ sớm quay trở lại cảng. Anh trai của Leonid cho biết không bao giờ nhận được điện thoại của Leonid nữa, nhưng sau khi nói chuyện với các sĩ quan, họ nhận được một lá thư từ Leonid, viết rằng anh sẽ được về nhà sớm.
Maksim Savin nói em trai ông được đào tạo thành thợ cơ khí ô tô tại một trường dạy nghề, đã miễn cưỡng đi lính và cũng không ủng hộ chiến tranh. Bức ảnh gia đình cho thấy một thanh niên cao gầy trong bộ đồng phục hải quân với khẩu súng trường trên ngực, xung quanh là cha mẹ và ba anh em của anh. Theo lời kể của anh trai, Leonid thích đi bộ đường dài trên những vùng đồi núi của Crimea với con chó của gia đình, thích đọc sách hoặc làm vườn. Trước ngày nhập ngũ, Leonid đã trồng thêm hai cây trong vườn. Maksim Savin cho biết: “Trong một bức thư gửi về nhà, chú ấy đã hỏi về tình hình cây trồng của mình. Chú ấy không yên tâm về mấy cây mới trồng”.
N.M.F. – A.L.
---
Neil MacFarquhar là nhà báo chuyên đưa tin về Mỹ. Trước đây từng là trưởng văn phòng Moskva, chùm báo cáo của ông đã giành được Giải thưởng Pulitzer năm 2017 cho Báo cáo Quốc tế. Ông đã làm việc hơn 15 năm tại Trung Đông và các vùng lân cận, trong đó có 5 năm làm trưởng văn phòng ở Cairo, và đã viết hai cuốn sách về khu vực này.
Việt Nam hỗ trợ nhân đạo Ukraine 500.000 USD sau hơn hai tháng chiến tranh
Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 1/5/2022 cho biết, Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine thông qua các tổ chức quốc tế số tiền 500.000 đô la Mỹ sau hơn hai tháng cuộc chiến tranh xâm lược do Nga phát động diễn ra và vẫn chưa kết thúc.
Để so sánh, số tiền này bằng với trị giá của số trang thiết bị y tế mà Hà Nội gửi cho Bắc Kinh hồi tháng 2 năm 2020 để đối phó với dịch COVID-19.
Trong khi đó, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc thông báo cung cấp hỗ trợ nhân đạo trị giá 2,37 triệu USD trong hai lần cho Ukraine.
Đài Loan thì quyên góp 20 triệu đô la cho những người tị nạn, chủ yếu là từ công chúng, và nước này có kế hoạch giải ngân thêm 12 triệu đô la.
Thông báo của ông Chính được đưa ra trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và được các tờ báo nhà nước tường thuật lại.
Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng cho các nghị quyết chống lại cuộc xâm lược Nga và một lần bỏ phiếu chống lại nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, sau khi các bằng chứng được đưa ra cho thấy binh lính Moscow gây ra các cuộc thảm sát thường dân tại ngoại ô Kyiv trong khi đang chiếm đóng.
Số phận thường dân và binh sĩ Ukraina cố thủ trong các hầm ngầm tại nhà máy Azovstal là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, mọi nỗ lực di tản thường dân khỏi Azovstal đều thất bại. Theo Jens Laerke, người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các Hoạt động Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, ở Genève, hôm nay, 01/05/2022, hoạt động tiếp tục di tản.
Tướng cao cấp nhất của Nga trên chiến trường Ukraine, Đại tướng tổng tham mưu trưởng QĐ Nga, thứ trưởng bộ quốc phòng Valery Gerasimov vừa nhậm chức tổng tư lệnh chiến trường Ukraine được 2 ngày thì bị đạn pháo bắn thương nặng ở chân phải tại mặt trận gần Izium, Kharcov, Ukraine.
Ông đã bị dính đạn pháo tập kích mảnh đạn văng vào 1 phần 3 chân phải phía trên và cụt một phần chim, hiện đã được mổ lấy mảnh đạn, ghép mảnh vỡ, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dự kiến sẽ phải nằm viện khá lâu để điều trị. Tuy nhiên, 1 vệ sỹ, 1 tướng phụ tá và 20 sỹ quan cấp tá khác đã thiệt mạng trong vụ tập kích này.
Năm nay 66 tuổi, ông là một trong những vị tướng lĩnh cao cấp nhất quân đội Nga, đương chức thứ trưởng bộ quốc phòng, tổng tham mưu trưởng toàn quân. Do bước tiến của Nga quá chậm chạp, nhận nhiều thất bại nên đại tướng tổng tham mưu trưởng vừa được Putin bổ nhiệm làm tổng tư lệnh chiến trường toàn Ukraine từ ngày 29 tháng 4 năm 2022, tức là vừa lên giữ chức được 2 ngày.
Vừa sang chiến trường nhậm chức được 2 ngày, đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Nga đã bị loại ra khỏi chiến trường, còn lâu mới có thể quay lại, hồn xiêu phách lạc.
Valery Vasilyevich Gerasimov là một chỉ huy quân đội Liên Xô và Nga. Ông hiện là Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga kể từ ngày 09/11/2012, thành viên Hội đồng An ninh Nga, Đại tướng lục quân, Anh hùng Liên bang Nga.
Nguyễn Đăng Hải
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Các lực lượng vũ trang của Ba Lan hôm Chủ nhật cho biết rằng các cuộc tập trận quân sự với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ NATO đã bắt đầu.
Đây là các cuộc tập trận thường xuyên nhằm cải thiện an ninh ở sườn phía đông của liên minh nhưng năm nay diễn ra khi cuộc chiến của Nga đối với Ukraine đang hoành hành gần đó.
Quân đội Ba Lan hôm Chủ nhật đã kêu gọi công chúng không công bố thông tin hoặc hình ảnh về các đoàn xe quân sự dự kiến sẽ di chuyển qua đất nước trong những tuần tới.
Ba Lan cảnh báo rằng "hành động thiếu cân nhắc" có thể gây hại cho an ninh của liên minh. “Hãy nhận thức về các nguy cơ!” tuyên bố cho biết.
Quân đội Ba Lan cho biết trong một tuyên bố rằng 18.000 binh sĩ từ hơn 20 quốc gia đang tham gia các cuộc tập trận có tên gọi “Defender Europe 2022” và “Swift Response 2022” diễn ra ở Ba Lan và 8 quốc gia khác.
Các cuộc tập trận dự kiến diễn ra từ ngày 1 tới 27 tháng 5.
Cuộc chiến tại miền đông Ukraine của Nga đang đi đến thất bại, với cùng nguyên nhân như chiến dịch tấn công Kyiv.
Quân đội Nga đang mắc kẹt trong bùn của Ukraine, vì vậy họ buộc phải di chuyển trong các đoàn xe xếp hàng 1 trên những con đường trải nhựa, khiến họ dễ dàng bị các lực lượng kháng chiến Ukraine tấn công.
Cùng với tinh thần quân đội của Putin xuống thấp đến mức nguy hiểm, người ta nghi ngờ nghiêm trọng về việc liệu người Nga có thể thực sự duy trì cuộc tấn công tại Donbas hay không.
Rõ ràng là Nga không thể tự bảo vệ mình từ một quốc gia quy mô vừa như Ukraine. Điều đó thật đáng xấu hổ, và điều này càng làm tăng thêm cảm giác rằng quân đội Nga là một con hổ giấy.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, chúng ta thấy rằng quân đội Nga có những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần, nhưng nhiều người tin rằng sau khi họ rút khỏi các khu vực xung quanh Kyiv, cuối cùng chúng ta sẽ thấy sức mạnh thật của Nga.
Con hổ thật mà chúng đã tưởng tượng sẽ quay trở lại.
Thay vào đó, thế giới đang tận mắt chứng kiến sự yếu kém rất nghiêm trọng trong lực lượng Nga, khi họ phải trải qua nhiều vấn đề giống như họ đã trải qua ở Kyiv và các khu vực xung quanh.
Dẫn lời Giáo sư Phillips O’Brien, một trong những nhà tư tưởng chiến lược hàng đầu của Vương quốc Anh, ông nói: “Quân đội Nga có thể không thể tồn tại ở Donbas.
Chẳng bao lâu nữa họ sẽ phụ thuộc vào lính nghĩa vụ, tinh thần của họ ở Donbas thậm chí còn thấp hơn ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, bởi vì họ gửi đến cùng một đạo quân vừa phải chịu thất bại.
Họ vừa phải thực hiện tội ác chiến tranh và cấp trên đưa họ trở lại trận chiến mà không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Câu hỏi về Donbas vẫn còn rất bỏ ngỏ và chúng ta đang thấy quân đội Nga không có khả năng tiến hành bất kỳ loại chiến tranh hoặc chinh phục nào. Thật là xấu hổ cho Nga."
Quang Vu
BREAKING:
The UK will send AS-90 self-propelled Howitzers & 45,000 high-explosive shells to Poland this week.
Ukrainian forces will be taught in Poland how use them before deploying them the front.
Matxcơva tiếp tục bắn tín hiệu đe dọa châu Âu. Báo chí Pháp hôm qua 30/04/2022 thuật lại nội dung một chương trình truyền hình được theo dõi nhiều tại Nga, quảng bá cho loại tên lửa hạt nhân liên lục địa mới, có khả năng hủy diệt cả một quốc gia châu Âu lớn.
Trên chương trình « 60 phút », của đài truyền hình Nhà nước Nga Rossiya 1 phát hôm thứ Năm 29/04, một số nhà bình luận khẳng định một cuộc chiến tranh thế giới đang bắt đầu, và điện Kremlin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Chương trình « 60 phút » của đài Rossiya 1 được coi là có nhiều khán thính giả theo dõi nhất tại Nga. Đài Pháp BFM TV cho biết, nhà bình luận nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan Vladimir Solovyov, khẳng định tên lửa Sarmat của Nga, mang 10 đầu đạn hạt nhân, có thể san phẳng một quốc gia như Pháp hay Anh.
Người dẫn chương trình sau đó cho biết cụ thể là một hỏa tiễn Sarmat « từ Kaliningrad có thể bắn tới Berlin trong vòng 106 giây, từ Kaliningrad đến Paris trong vòng 200 giây », và đến Luân Đôn « trong vòng 202 giây ». Người dẫn chương trình của đài Rossiya 1 cũng chỉ rõ trên một tấm bản đồ lộ trình giả định của các hỏa tiễn hạt nhân tấn công châu Âu.
Tên lửa Sarmat – còn có thể Satan 2, theo xếp loại của phương Tây – là loại hỏa tiễn của Nga đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhằm thay thế cho các hỏa tiễn chiến lược tương đương có từ thời Liên Xô. Cách đây mươi hôm, Matxcơva tuyên bố bắn thử thành công lần thứ nhất tên lửa Sarmat, bắn từ một địa điểm ở vùng tây bắc nước Nga trúng mục tiêu tại bán đảo Kamchatka, Viễn Đông, cách nơi xuất phát hơn 5.000 km. Trong khi chưa hoàn tất Sarmat, điện Kremlin hiện sở hữu hỏa tiễn R-36M2 Voyevoda với tính năng gần tương đương (còn gọi là hỏa tiễn Satan).
Việc đài truyền hình Nhà nước Nga phổ biến nội dung khiêu khích nói trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng. Trong những ngày gần đây, chính quyền Nga liên tục đe dọa về nguy cơ « Đệ Tam Thế Chiến », thậm chí khả năng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng, trong lúc phương Tây quyết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraina, về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt với hội nghị hơn 40 quốc gia hỗ trợ quân sự cho Kiev họp hồi đầu tuần. Hoa Kỳ dự kiến chi thêm 20 tỉ đô la phương tiện quân sự cho Ukraina, tương đương gần một phần ba ngân sách quân sự hàng năm của Nga.
Lầu Năm Góc : Không có nguy cơ Nga tấn công hạt nhân NATO
Về khả năng Matxcơva liều lĩnh dùng vũ khí hạt nhân, theo AFP, ngày hôm qua, 30/04/2022, một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc khẳng định Hoa Kỳ « không cho rằng có nguy cơ (Nga) sử dụng vũ khí nguyên tử, hay các vùng lãnh thổ của khối NATO bị đe dọa ». Đối với chuyên gia chiến lược quân sự người Anh, ông Lawrence Freedman, giáo sư danh dự Đại học King's College Luân Đôn, thì các đe dọa hạt nhân của Nga giờ đây « được ít xem trọng hơn trước » và « sức mạnh của Nga đang suy giảm ».
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí chỉ được các cường quốc nguyên tử sử dụng để « răn đe ». Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có những quy tắc riêng. Hồi đầu năm nay, 5 cường quốc hạt nhân thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra một tuyên bố chung, khẳng định sẽ « không có bên thắng », nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hôm thứ Năm 29/04, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chỉ trích các đe dọa « vô trách nhiệm » từ phía chính quyền Nga.
Đoàn đại biểu Quốc hội của chúng ta rất vinh dự được gặp gỡ với Zelensky tại Kyiv để mừng sự lãnh đạo và lòng dũng cảm của ông, để khen ngợi người dân Ukraine vì sự bảo vệ xuất sắc của nền Dân chủ và để nói rằng chúng ta sẽ đồng hành cùng các bạn cho đến khi giành được chiến thắng.
Our Congressional Delegation was honored to meet with @ZelenskyyUa in Kyiv to salute his leadership and courage, to commend the Ukrainian people for their outstanding defense of Democracy and to say that we are with you until victory is won. pic.twitter.com/zkc588Qcrv
Với tư cách là Người phát biểu, tôi có vinh dự được dẫn đầu một phái đoàn Quốc hội cấp cao tới Ba Lan, khi chúng tôi tái khẳng định cam kết chặt chẽ của Mỹ đối với Ukraine và sự đoàn kết vững chắc của chúng tôi với các đồng minh NATO.
As Speaker, it is my privilege to lead a high-powered Congressional delegation to Poland, as we reaffirm America’s ironclad commitment to Ukraine and our unwavering unity with our NATO allies. pic.twitter.com/XaNbhZJwVt
Hôm nay, tại Rzeszów, phái đoàn của chúng tôi đã gặp gỡ với USAID, để tận mắt xem tai nghe Hoa Kỳ và Ba Lan nỗ lực hỗ trợ những người tị nạn Ukraine buộc phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xâm lược ác độc của Putin.
Today, in Rzeszów, our delegation met with @USAID to hear firsthand about the U.S. and Polish efforts to assist Ukrainian refugees forced to flee their homes because of Putin’s diabolical invasion. pic.twitter.com/4HYUhXm2xo
Zelensky trao tặng U.S. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi với Huân Chương Công chúa Olga vì "đóng góp cá nhân đáng kể" trong việc tăng cường hợp tác Ukraine-Mỹ và "hỗ trợ Ukraine có chủ quyền, độc lập và dân chủ."
Zelensky awarded U.S. House of Representatives Speaker Nancy Pelosi with the Order of Princess Olga for a “significant personal contribution" to strengthening Ukrainian-American cooperation and "supporting sovereign, independent and democratic Ukraine.”
Quân đội Nga tiếp tục cố gắng tiến lên Kharkiv Oblast, nơi họ dùng súng cối bắn vào các lực lượng Ukraine. Quân đội Ukraine đã ngăn chặn bước tiến của Nga gần Izyum.
****
9.158 cuộc điều tra tội phạm chiến tranh đã được mở đối với những người chiếm đóng Nga.
Tổng công tố Iryna Venediktova cho biết 25 người Nga liên quan đến tội ác chiến tranh ở Kyiv Oblast đã được xác định vào ngày 1/5.
Bên cạnh đó, 620 quan chức cấp cao nhất của Nga sẽ bị truy tố vắng mặt.
****
Tình báo Ukraine: Quân đội Nga đánh cắp, phá hủy thiết bị y tế tại các khu vực bị chiếm đóng.
Quân đội Nga đã đánh cắp tất cả các thiết bị từ đơn vị bệnh truyền nhiễm của một bệnh viện ở thành phố Starobilsk, Luhansk Oblast, Cục tình báo Bộ Quốc phòng đưa tin.
****
Zelensky xác nhận đã bắt đầu sơ tán khỏi Azovstal.
Tổng thống Volodymyr Zelensky viết: “Việc sơ tán dân thường khỏi Azovstal đã bắt đầu.
Ông nói thêm: “Nhóm đầu tiên khoảng 100 người đã đến khu vực kiểm soát của (chính phủ).
Thu Hà: Hội nghị Trung ương 5 và nội tình của đảng
Hội nghị Trung ương 5 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp vào ngày 4-5-2022 và dự kiến sẽ bế mạc sáng 10-5-2022. Thông tin cho hay, hội nghị lần này ngoài việc “lập trình” và định hướng các nội dung cho kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá 15 diễn ra từ ngày 23-5 đến 17-6-2022, thì nội dung còn lại chỉ tập trung vào xây dựng tổ chức đảng, chỉnh đốn đảng và kỷ luật đảng. Ngoài ra, Bộ Chính trị trình đề nghị trung ương bàn và thông qua việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh.
Đúng như nhiều đồn đoán, ông Nguyễn Phú Trọng không có ý định chuyển giao quyền lực để rút lui khỏi chính trường lúc này. Ba lý do mà phe ông Trọng loan ra: Một là thời điểm chưa “chín muồi”, hai là chưa có được sự đồng thuận cao trong đảng cho nhân sự kế vị, ba là dân chúng mong ông Trọng ngồi hết nhiệm kỳ để “đốt lò”.
Sau cú đột quỵ ở Kiên Giang hồi tháng 4-2019, ngày 6-4-2022, ông Nguyễn Phú Trọng “vi hành” đoạn đường dài hơn…150km để thăm tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ ông Trọng muốn minh chứng cho đồng đảng thấy được sức khoẻ của ông vẫn ổn, không vấn đề gì.
TBT Nguyễn Phú Trọng “vi hành” Quảng Ninh. Photo courtesy
Thật ra, nguyên nhân lớn nhất buộc ông Trọng ở tuổi 78 phải ngồi lại là, do nội bộ đảng ở thượng tầng đang lục đục, các phe nhóm chính trị tranh quyền không nhượng. Trước thềm hội nghị 5, trong hai ngày 28 và 29-4-2022 khi Vương Đình Huệ thăm Trà Vinh, Vĩnh Long, thì Phạm Minh Chính cũng làm việc ở Sóc Trăng. Hình như cả hai nhân vật ứng viên sáng giá kế vị chiếc ghế Tổng Bí thư đang tranh thủ lấy lòng các đồng chí Nam Bộ.
Những cuộc “so găng” để hạ bệ lẫn nhau đã thành truyền thống trong đảng CSVN. Chỉ cần tung bằng chứng một trong ba yếu tố: Có vấn đề về lý lịch và lập trường, sai phạm trong đạo đức và lối sống, tham nhũng và bảo kê; thì lập tức một chính trị gia sẽ nhanh chóng trở thành tội đồ của đảng.
Hội nghị Trung ương 5 lần này, dự kiến là hai Uỷ viên BCH Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ lên “thớt”, do dính vào đại án Việt Á. Nhẹ thì bị cách chức, nặng thì có thể bị đuổi ra khỏi Trung ương đảng khoá 13 như trường hợp Trần Văn Nam, bí thư tỉnh Bình Dương.
Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, hai Ủy viên Trung ương khoá 13 dính bê bối Việt Á. Ảnh trên mạng
Quay lại thời điểm sôi động chính trường Việt Nam hiện nay, với hệ quả là sân sau của các đại ca bị xới tung lên để tìm vết tích, một số sự kiện đáng lưu ý:
Ngày 29-3 chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngày 5-4-2022 ông chủ Đỗ Anh Dũng của tập đoàn Tân Hoàng Minh lại tra tay vào còng. Đế chế mà hai ông lớn trong thị trường bất động sản và khu du lịch nghỉ dưỡng gầy dựng bao nhiêu năm nay có bóng dáng của các lãnh đạo cấp cao.
Nguồn tin nội bộ cho rằng, cựu bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính là hai trong số nhiều chính khách dành ưu ái cho hai đại gia kể trên. Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị về phát triển thị trường vốn chiều 22-4-2022, ông Phạm Minh Chính nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rằng: “Quan trọng là chúng ta không hình sự hoá các quan hệ dân sự, các hoạt động kinh tế”.
Việc bắt hai đại gia có tầm ảnh hưởng lớn, cùng một số con em của họ, đã gây rúng động thị trường chứng khoán trong nước. Các “đại ca” đang toan tính giải cứu, nhưng phe “đốt lò” đã nhanh hơn một bước. Ngày 27-4-2022, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC; vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, nhằm tránh việc can thiệp, chạy án của các “ông trùm”.
Chưa hết, ngày 29-4-2022 Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và ra lệnh bắt giam Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, cùng một số quan chức y tế tỉnh Đồng Nai với tội danh “Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người đàn bà thế lực “một tay che trời”, dính nhiều đến các vụ đưa và nhận hối lộ, câu kết với lãnh đạo các bộ ban ngành, các tỉnh thành để thông thầu, lập dự án “ma” rút ruột ngân sách nhà nước, lừa đảo và rửa tiền.
Chân dung bà “trùm” Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nguồn: VOV
Đến đây, rất dễ thấy màu sắc “Cuộc chiến Ba – Tư”, giai đoạn 2011-2015. Khi mà phe Trương Tấn Sang “so găng” cùng phe Nguyễn Tấn Dũng. Gay cấn đến nỗi đệ tử ruột của Ba Dũng là trùm tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, tức “bầu” Kiên, phải lãnh án 30 năm tù giam, người của Tư Sang là ĐBQH Đặng Hoàng Yến bị bãi nhiệm, rời khỏi nghị trường, ĐBQH đại gia Đặng Thành Tâm phải trốn ra nước ngoài chữa bệnh một thời gian…
Trở lại vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn, trước ngày khai mạc đại hội đảng khoá 13, để tránh bị bới móc và ảnh hưởng đến đại ca, Nhàn đã xuất cảnh ra nước ngoài cho đến tận hôm nay vẫn chưa về. Tuy nhiên, việc khởi tố và phát lệnh truy bắt Nhàn lúc này, chứng tỏ nhóm thế lực của phe bên kia trội hơn, rất nôn nóng muốn kết thúc nhanh ván cờ.
Nên nhớ, sức ép từ các ban đảng là rất lớn, đến nỗi bộ trưởng Bộ Công an (BCA) cũng không thể bao che được. Việc bắt giữ bầu “Kiên”, Dương Chí Dũng, dưới thời Trần Đại Quang nắm BCA và việc bắt thượng tá tình báo Vũ “nhôm” và đại tá Nguyễn Duy Linh (con trai của bố già Nguyễn Văn Hưởng) dưới thời Tô Lâm là minh chứng.
Trong một diễn biến khác, việc khởi tố bắt giam thứ trưởng Tô Anh Dũng và nhiều lãnh đạo chủ chốt của Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, được xem là đòn đánh “vỗ mặt” Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh. Tô Anh Dũng có ba năm làm thư ký riêng cho Phạm Bình Minh và chính ông Minh là người đề bạt, quy hoạch Tô Anh Dũng vào ghế thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Phạm Bình Minh được đánh giá là gương mặt sáng giá, có thể ngồi ba khoá Uỷ viên Bộ chính trị và tranh chiếc vé “tứ trụ” khoá sau.
Ảnh: Ủy viên Bộ chính trị Phạm Bình Minh (phải), trao quyết định Thứ trưởng cho Tô Anh Dũng. Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam
Về phần ông Nguyễn Phú Trọng, với việc giành được chức Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tay Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2 năm 2013, cùng với việc tái lập hai ban của đảng là Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, quyền năng của ông Trọng gần như tuyệt đối. Thể chế độc tài đảng trị tập trung quyền lực quá lớn cho một người mà không có chế tài nào kiểm soát. Vì vậy, chiếc ghế tối thượng Tổng Bí thư luôn là đích nhắm của các phe phái.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang được đồng đảng và bộ hạ tung hô hơn cả ông Hồ Chí Minh, rằng “đầu bạc trắng hiên ngang”, “thế thiên hành đạo”, “bồ tát tái sinh”… cho nên quân cờ ông chọn, toan tính nước đi của ông ta bị ai cản đường, người đó sẽ trả giá. Từ nay cho đến Hội nghị Trung ương 8, lấy phiếu tín nhiệm của tổng cộng 23 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sẽ có những cuộc thanh trừng “một mất một còn”.
Đại quan triều đình đánh nhau, đại gia “sân sau” vỡ mật, thót tim, còn dân chúng thì mãi khổ cực và mê muội. Ngày xưa, khi đất nước có “loạn sứ quân” thì xuất hiện anh hùng cái thế, ngày nay dân đen kêu thấu trời xanh, nhưng đa số sĩ phu, trí thức chỉ biết khoanh tay, cúi mặt, đi giữa “thiên đường mù”.
TỪ CUỘC CHIẾN TẠI UKRAINE, NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG "BỐN KHÔNG" CỦA VIỆT NAM
Trần Trung Đạo
Với tỷ số vượt trội gồm 141 nước kết án Nga và chỉ có 5 nước ủng hộ Nga trong Quyết nghị LHQ ngày 2 tháng 3, 2022 là một kết quả rất ngạc nhiên và người ngạc nhiên nhất không ai khác hơn là Vladimir Putin.
Trước đó, ngày 25 tháng 2, Hội đồng Bảo an LHQ họp để biểu quyết quyết nghị tố cáo Nga vi phạm Điều 2, phân đoạn 4 của Hiến chương LHQ vì đã dùng võ lực xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, quốc gia hội viên. Quyết nghị này bị Nga phủ quyết, nhưng ngoài TC, Ấn, United Arab Emirates bỏ phiếu trắng, không một quốc gia nào trong số 15 hội viên của Hội đồng Bảo an ủng hộ Nga.
Cộng hòa Kenya là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Buổi chiều tối trước giờ biểu quyết, Đại sứ Martin Kimani đã đọc một diễn văn để bày tỏ lập trường của quốc gia ông. Dưới đây là vài đoạn trích từ diễn văn hùng hồn, đầy thôi thúc của Đại sứ Martin Kimani:
“Kenya và hầu hết các quốc gia châu Phi ra đời bởi sự kết thúc của đế chế. Biên giới của chúng tôi không phải do chúng tôi vẽ mà được vẽ ở các mẫu quốc thuộc địa xa xôi của London, Paris và Lisbon, không liên quan gì đến các quốc gia thời cổ đại đã bị tách rời nhau”.
“Chúng tôi cũng lên án mạnh mẽ xu hướng trong vài thập niên gần đây của các cường quốc, bao gồm cả các thành viên của Hội đồng Bảo an, vi phạm luật pháp quốc tế mà không được quan tâm”.
“Đêm nay, chủ nghĩa đa phương nằm trên giường bệnh. Ngày nay cũng như trong quá khứ gần đây, chủ nghĩa đa phương đã bị các cường quốc tấn công”.
Một người Việt Nam quan tâm nào đọc diễn văn của Đại sứ Martin Kimani cũng đều cảm thấy gần gũi, xúc động và cảm thông. Số phận những nước nhược tiểu từng bị thực dân bóc lột ở đâu cũng giống nhau.
Giống như dân tộc Kenya, dân tộc Việt Nam không hề ký vào các Hòa ước Nhâm Tuất 1862 (nhượng Nam Kỳ cho Pháp), Hòa ước Giáp Thân (Patenôtre) 1884, Hiệp định Geneva 1954 hay Hiệp định Paris 1973. Tất cả đều là tác phẩm của thực dân và đế quốc để phân chia quyền lợi và quyền lực bằng máu xương người Việt.
Diễn văn của Đại sứ Martin Kimani cũng cho thấy khuôn mặt mới của thế giới đang định hình và một xu hướng mới đang mở ra cho các quan hệ đối ngoại. Kết quả hai cuộc biểu quyết ở LHQ cũng cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương để giải quyết các vấn đề chung của các quốc gia trong phạm vi một khu vực hay thế giới.
Chủ nghĩa đa phương (multilateralism) liên kết của các quốc gia qua hình thức của những tổ chức, những trung tâm, những cơ quan quốc tế, những nhóm liên kết của ba nước hay nhiều hơn. Khác với phương thức đơn phương (unilateralism) hay song phương (bilateralism), phương thức đa phương là cơ hội cho các quốc gia nhỏ có tiếng nói, có quyền hạn và trách nhiệm đối với cộng đồng nhân loại. LHQ hay WTO là những tổ chức đa phương.
TC rất sợ và từ chối cách giải quyết các tranh chấp trên nền tảng đa phương. Chiến lược đàm phán của TC từ nhiều năm nay là song phương nhưng thực chất cũng chỉ là đơn phương vì TC luôn giữ thế mạnh và quyết định kết quả của đàm phán.
Các lãnh đạo đảng CSVN thường xuyên lặp lại hai chữ “ổn định” để diễn tả tình trạng Việt Nam. Nhưng đó chỉ cách nói dối, không chỉ dối với người dân mà còn tự dối với chính mình.
Hiểm họa TC là hiểm họa thường trực thì làm gì có ổn định. Đọc lại vài biến cố nổi bật từ sau chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 tới nay để thấy tội ác của bá quyền TC đối với dân tộc Việt Nam gấp nhiều lần hơn so với tội các của Nga đối với Ukraine.
Cuộc chiến xâm lược Việt Nam của Đặng Tiểu Bình năm 1979 mang về cho TC một thảm bại nhục nhã nhưng đồng thời đó cũng là thời điểm đánh dấu những thay đổi lớn trong sách lược quốc phòng. Họ Đặng đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng bằng cách trẻ trung hóa cấp chỉ huy và nâng cấp kỹ thuật chiến tranh trong quân đội. Hơn một triệu lính và sĩ quan già các cấp bị cho giải ngũ. Yếu tố phẩm chất được nhấn mạnh thay vì số lượng.
Mặc dù thua to, họ Đặng không từ bỏ tham vọng tấn công Việt Nam.
Những năm từ 1980 đến 1983, các trận pháo liên tục bắn vào lãnh thổ Việt Nam và các đụng độ nhỏ tiếp tục diễn ra dọc biên giới Việt-Trung. Theo Miles Maochun Yu (Dư Mậu Xuân 余茂春 học giả Mỹ gốc Hoa – BVN chú), từng là cố vấn chính sách về Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Mỹ: “Chỉ trong năm 1985, Trung Quốc đã bắn một triệu quả đạn vào vùng Vị Xuyên của Việt Nam, sau đó là một loạt trận pháo kích dài ngày khác trong suốt hai năm sau đó, kèm theo các cuộc tấn công của Trung Quốc vào các vị trí của Việt Nam với sự tham gia của ít nhất 15 sư đoàn quân TC. Chỉ trong vòng 5 năm từ 1985 đến 1989, Trung Quốc đã bắn hơn hai triệu quả đạn pháo vào Việt Nam.” (America’s Pivot To Vietnam, Miles Maochun Yu, Friday, May 27, 2016, Hoover Institution).
Hai triệu quả pháo là một con số khủng khiếp, không nhiều hơn nhưng chắc cũng không ít hơn so với số lượng pháo TC bắn vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ trong thập niên 1950.
Sau 5 năm cải tiến, Đặng Tiểu Bình muốn thử nghiệm hiệu quả của chính sách “hiện đại hóa quốc phòng” và lần nữa nơi thử nghiệm chẳng đâu khác là Việt Nam.
Ngày 24, 12, 1983, họ Đặng tiếp Norodom Sihanouk, lúc đó đang là Chủ tịch của Chính phủ Liên hiệp Ba thành phần gồm Khmer Đỏ, Campuchia Dân chủ và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Khmer, tại Bắc Kinh. Trong buổi tiếp xúc này, Norodom Sihanouk yêu cầu Đặng can thiệp bằng quân sự vì phía CSVN đang thắng thế trong nhiều mặt trận trên khắp lãnh thổ Cambodia. (Xiaoming Zhang (Trương Hiểu Minh 张晓明 – BVN chú), Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, University of North Carolina Press, 2015).
Đặng Tiểu Bình đồng ý giúp nhưng thay vì mở một cuộc chiến tranh biên giới khác, họ Đặng nhắm hai căn cứ chiến lược Lão Sơn (Laoshan) và Núi Bạc (Zheyinshan). Sau nhiều trận đánh suốt mùa hè 1984, Lão Sơn của Việt Nam đã bị TC chiếm ngày 16 tháng 7, 1984. Nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã chết trên các đỉnh núi Lão Sơn. Đặng Tiểu Bình xem đây là một chiến thắng lớn. Viên Tư lịnh Sư đoàn tham dự mặt trận Lão Sơn được đặc cách lên chức Tư lịnh Binh đoàn 11 của quân đội TC [(1) Trần Trung Đạo, Đặng Tiểu Bình và Trận Lão Sơn Trong Chiến tranh Biên giới Trung – Việt Năm 1984 dịch từ China-Defense, (2) Charlie Gao, China’s Loss That You Have Never Heard About, The National Interest, August 18, 2021].
Ngày 14 tháng 3, 1988, TC chiếm Gạc Ma. Cuộc thảm sát này hiện nay được được nhắc lại trong các báo khá nhiều. Báo Lao Động ngày 13/03/2022 viết: “Ngày 14.3.1988, nhằm ngày 27 tháng giêng âm lịch, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm đảo đá chìm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Nhiều người trong số họ đã nằm lại mãi mãi nơi đáy biển sâu”. Cũng theo báo Lao Động, mãi tới 11 năm sau “những bài báo viết về các anh, các cựu binh Gạc Ma mới bắt đầu xuất hiện rải rác (Lao Động, Chủ nhật, 13/03/2022).
Chiếm Gạc Ma chỉ là đầu cầu cho chiến lược bành trướng Biển Đông của Đặng Tiểu Bình. Vào thập niên 1990, đối tượng cạnh tranh chiến lược của Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo TC sau ông ta là Mỹ, Nhật, Đức chứ không còn là Việt Nam.
Cuối năm 1990, LX đang trên đà sụp đổ. Sáu trong số mười lăm nước “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa” đã tuyên bố độc lập, nền kinh tế LX đang thời kỳ suy thoái, bức tường Bá Linh đã bị đập đổ. Boris Yeltsin từ bỏ đảng CS và trở thành lãnh đạo của phong trào dân chủ Nga. CSVN trở thành con thuyền không bến và chiếc phao duy nhất còn lại là TC. Hội nghị Thành Đô trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 đánh dấu cho ngày trở về của đảng CSVN dưới ảnh hưởng TC.
Chỉ ba tháng sau hội nghị Thành Đô, ngày 8 tháng 5 năm 1992 Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone của Mỹ, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam của quần đảo Trường Sa. Trung Cộng cũng hứa với công ty Creston sẽ bảo vệ bằng võ lực nếu Việt Nam can thiệp vào công việc của họ.
Ngày 25 tháng 2, 1992, TC thông qua Luật Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp. Theo luật này, Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc về TC. Văn bản này viết: “Lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vành đai biển tiếp giáp lãnh thổ đất liền và nội thủy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Lãnh thổ trên đất liền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm đất liền và các đảo ven biển; Đài Loan và tất cả các đảo bao gồm quần đảo Điếu Ngư; quần đảo Penghu; quần đảo Đông Sa; quần đảo Tây Sa; quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa; cũng như tất cả các đảo khác thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Theo phân tích của Council On Foreign Relations, một trung tâm nghiên cứu lớn tại Mỹ, ý đồ của TC không chỉ là kinh tế nhưng chính là quân sự. TC muốn khóa Biển Đông khỏi sự hải hành quân sự của Mỹ.
Quan trọng nhất là việc TC quân sự hóa Biển Đông qua việc xây dựng hàng loạt “đảo nhân tạo” và các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa. Bảy đảo nhân tạo đó gồm Johnson Reef South (Đá Gạc Ma), Subi Reef (Đá Xu Bi), Gaven Reef (Đá Ga Ven), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn).
Tại hội nghị Shangri-La 2015 (The IISS Shangri-La Dialogue) với cấp bộ trưởng quốc phòng của 50 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter chính thức yêu cầu TC ngưng xây dựng các căn cứ quân sự nổi qua hình thức các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, ngoại trừ có các biện pháp cứng rắn của các quốc gia trực tiếp trong vòng tranh chấp, không một lời yêu cầu nào hay văn bản nào có thể làm thay đổi tham vọng của Tập Cận Bình.
Ngày 14 tháng 2, 2016, TC đặt các giàn hỏa tiễn địa đối không (surface-to-air missiles) và chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa). Tờ The Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin quân sự cho biết đây là loại hỏa tiễn HQ-9 dài 6 mét, nặng hai tấn, tầm bắn từ trung bình tới xa (China Positions Missiles on Disputed South China Sea Island, The Wall Street Journal, Feb. 17, 2016).
Ngày 18 tháng 5, 2018, các oanh tạc cơ H-6 của TC cất cánh từ đảo Phú Lâm và đáp xuống một “đảo nhân tạo” của TC trên Biển Đông. Ấn bản điện tử của Nhân dân Nhật báo còn đăng cả một video ngắn cho thấy oanh tạc cơ H-6K có tầm bay xa 1900 hải lý hạ cánh xuống một trong những “đảo nhân tạo”. Với loại oanh tạc cơ này, tất cả các thành phố lớn, các quốc gia vùng Đông Nam Á đều nằm trong tầm oanh tạc của H-6K nói chi là Việt Nam chỉ cách Hoàng Sa 121 hải lý (China lands bomber on South China Sea island for first time, CNBC, May 18, 2018).
Ngày 18 tháng 4, 2020, TC công bố thành lập hai đơn vị hành chánh mới gồm Tây Sa bao gồm Hoàng Sa và Nam Sa bao gồm Trường Sa của Việt Nam. Trụ sở của hai đơn vị hành chánh này đặt tại đảo Phú Lâm, trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. Nhiều người nghĩ tình trạng Covid-19 sẽ làm giảm chính sách bành trướng của Tập Cận Bình, nhưng không, họ Tập không những [không] chậm mà còn lợi dụng khó khăn của thế giới để đẩy mạnh hơn tham vọng xâm thực chủ quyền của các nước chung quanh trong đó có Việt Nam.
Trên đây chỉ là vài sự kiện chính được các viện nghiên cứu, các hãng tin, các báo chí quốc tế ghi lại. Sự chịu đựng của ngư dân Việt Nam trong 47 năm qua không sách vở nào ghi hết như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi nếu vậy thì làm gì?
Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine đã làm các nhà phác họa chính sách đối ngoại, từ các nước lớn như Mỹ, Đức, Anh cho tới những nước nhỏ xa xôi như Ghana ở Phi Châu hay Cambodia ở Á Châu suy nghĩ lại chính sách đối ngoại của nước mình và chọn lựa một hướng đi mới phù hợp với xu hướng mới đặt trên nền tảng đa phương.
Việt Nam không có khả năng đánh bại hải quân TC, không đủ không quân để làm chủ bầu trời Biển Đông nhưng không phải là tuyệt lộ. Ít nhất có một việc nên làm ngay, đó là hủy bỏ chính sách quốc phòng “Bốn không”.
Chính sách “Bốn không” được xác định trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” (Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019).
Tại sao phải “Bốn không”? Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Philippines, Cambodia và ngay cả nước nhỏ tí như Brunei cũng không tự cô lập khi đưa ra một chính sách tự trói tay như Việt Nam.
Một chính sách đối ngoại đúng là chính sách đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết chứ không đặt quyền lợi của cường quốc nào lên trên hết. Chính sách “Bốn không” thực chất là một chính sách “tiền đồn” nhằm phục vụ cho quyền lợi của TC để giữ “sân sau” Việt Nam làm hành lang an toàn cho TC khi có một xung đột giữa TC với Mỹ và Đồng minh xảy ra.
Hủy bỏ “Bốn không” không có nghĩa phải thay bằng “Bốn có”, không nhất thiết phải chọn đi với Mỹ nhưng để giải quyết các vấn đề thế giới trên nền tảng đa phương, không tự trói tay.
Hủy bỏ “Bốn không” không có nghĩa là chống lại TC mà là giới hạn sự lệ thuộc vào TC và tạo điều kiện được đối xử bình đẳng trong quan hệ ngoại giao với TC.
Cuộc chiến tự vệ của Cộng hòa Ukraine với sự ủng hộ của gần hết các quốc gia trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương.
Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới từ sau Thế chiến thứ Hai, sự liên kết và phụ thuộc hỗ tương giữa các quốc gia bất kể lớn nhỏ quan trọng như những ngày này. Một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới là Lục Xâm Bảo (Luxembourg) với dân số chỉ 640 ngàn người cũng gởi võ khí chống tăng đến giúp Ukraine. Con số tuy nhỏ nhưng tính đại diện rất quan trọng và ý nghĩa.
Sự thất bại của Putin là bài học cho Tập Cận Bình, đặc biệt là quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan của y đối với Đài Loan. Khái niệm dân tộc ngày nay không chỉ được định nghĩa bằng quá khứ lịch sử, ngôn ngữ, giống nòi, tôn giáo mà quan trọng hơn là dựa vào khát vọng của con người sống trong thời đại họ. Khi thành phố Bucha của Ukraine bị san bằng, hàng ngàn người dân vô tội, kể cả phụ nữ mang thai bị giết, mọi lời rao về tình dân tộc Rus củaVladimir Putin đã trở thành những hạt muối xát vào vết thương của người dân Ukraine.
Sự thất bại của Putin cũng là bài học cho Tập Cận Bình về hậu quả của chủ nghĩa bành trướng. Lịch sử cận đại chứng minh các đế quốc bành trướng như Ottoman, Phổ, Nhật, Nga, Áo-Hung v.v. đều thất bại và sụp đổ.
Cái gọi là “quyền lịch sử” mà bộ máy tuyên truyền TC huênh hoang tối ngày thực chất chỉ là quyền ăn cướp. Nếu TC quả thật có đủ bằng chứng cụ thể và thuyết phục trước công pháp quốc tế thì họ đã không trốn khi bị Philippines kiện ra tòa.
Xin nhớ, Chính phủ Philippines không hề giấu diếm ý định mà còn báo trước cho TC biết họ sẽ nộp đơn kiện để TC có thời gian chuẩn bị.
Nhắc lại, ngày 22 tháng 1, 2013 Chính phủ Philippines trao cho Đại sứ Trung Cộng tại Philippines một công hàm ngoại giao trong đó trình bày lý do Philippines kiện Trung Cộng lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Chính phủ Philippines cũng cho Đại sứ TC biết trọng tài thứ nhất Philippines chọn là luật gia người Đức Rüdiger Wolfrum.
Cộng hòa Philippines dựa vào Điều 287 (chọn thủ tục) và Phụ lục số Bảy (Annex VII) của Công ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) để nộp đơn lên kiện Trung Cộng vi phạm UNCLOS đối với Philippines và thách thức cái gọi là “Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông.
Kẻ cướp chỉ có súng chứ làm gì có bằng chứng sở hữu vì của cải, đất đai, nhà cửa là của chủ nhà. Sau gần một tháng họp bàn, ngày 19 tháng 2, 2013 TC thông báo cho Chính phủ Philippines biết sẽ không tham gia vụ kiện. Vì không tham gia nên TC không có quyền đề cử thẩm phán trọng tài. Kết quả như cả thế giới đều biết hôm nay, Philippines chẳng những thắng phần mình mà còn làm cho lý luận gọi là “quyền lịch sử” chỉ để đun nóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại lục địa chứ hoàn toàn vô nghĩa trước công pháp quốc tế (The South China Sea Arbitration. The Republic of Philippines v. The People’s Republic of China, Case 2013-19 PCA)
Thay vì “Bốn không”, quan điểm quốc phòng chỉ nên viết một cách tổng quát: Chính sách quốc phòng Việt Nam phục vụ cho mục đích duy nhất là bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và do đó, trong mỗi tình huống của thế giới, chính sách có thể sẽ được linh động áp dụng một cách thích nghi.
Hủy bỏ “Bốn không” chưa hẳn là “thoát Trung” nhưng ít nhất cũng phá vỡ tình trạng tự cô lập, bế tắc để mở ra một không gian mới thúc đẩy đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông.
Im lặng là góp phần nuôi dưỡng tội ác.
Nhìn bức ảnh đính kèm theo bài viết độc giả sẽ thấy không phải một sáng, một chiều, một tháng, hay ngay cả một năm mà TC xây xong bảy căn cứ quân sự trên Biển Đông.
Các hình ảnh chụp năm 1988 và 1995 cho thấy những “căn cứ” của TC trên Trường Sa vừa chiếm được của Việt Nam đơn sơ không khác gì những chòi giữ vịt ở Cao Lãnh. Tuy nhiên, chính sách quốc phòng tự cô lập của Việt Nam đã khuyến khích TC biến những chòi giữ vịt đó thành những phi trường cho các oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, các giàn phóng hỏa tiễn tầm xa được đặt, đồn trú hay trang bị như ngày nay.
TC có kho ngoại hối dự trữ (foreign-exchange reserves) lớn nhất thế giới nhờ mấy chục năm bán sức lao động của mấy trăm triệu dân và kho võ khí hiện đại một phần không nhỏ do ăn cắp kỹ thuật. Tuy nhiên, như bài học Putin cho thấy võ khí và tiền bạc không đem lại chiến thắng.
Nga có nguồn dự trữ lớn thứ tư trên thế giới với 611 tỷ dollar nhưng ngoại trừ 13% số tiền đó ký thác trong các ngân hàng Trung Cộng và sẽ sử dụng được, số lớn còn lại đã bị “đóng băng”. Kỹ thuật chiến tranh của Nga chưa phải là đối thủ của Mỹ và NATO.
Yếu tố còn lại và cũng là yếu tố quyết định là con người. Đây cũng là nỗi lo của Tập Cận Bình. Chính họ Tập đã gọi quân đội TC đang mắc một bệnh dịch gọi là “bệnh hòa bình”. Lý do, từ sau chiến tranh biên giới với Việt Nam, quân đội TC chưa tham dự một cuộc chiến nào. (Charlie Lyons Jones, Xi believes a ‘peace disease’ hampers China’s military modernization, Australian Strategic Policy Institute, 26 Aug 2019)
TC không đáng sợ nhưng nếu CSVN tiếp tục theo đuổi các chính sách tự cô lập, tách rời khỏi hướng đi của thời đại, không liên kết với các quốc gia có cùng quyền lợi để ngăn chặn kịp thời tham vọng bành trướng của TC, Việt Nam, một quốc gia bán đảo bên bờ Thái Bình Dương, có nguy cơ trở thành một nước không có biển.
Cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine là một trường hợp nghiên cứu cho tất cả học viện quân sự, các “think tank” (trung tâm nghiên cứu chiến lược) tại mọi quốc gia, mọi chính phủ, nhất là những nước có vị trí địa lý chính trị tương tự như Ukraine.
Nếu Ukraine cũng theo đuổi chính sách “Bốn không” như Việt Nam chắc chắn đã không có sự viện trợ quân sự của 36 quốc gia, và hậu quả ai cũng có thể hình dung được thủ đô Kyiv hôm nay là một đống tro tàn.
Qua hai cuộc bỏ phiếu vừa rồi tại LHQ, người viết không kỳ vọng giới cầm quyền CSVN thay đổi chính sách quốc phòng, nhưng chẳng qua nói phải nói cho hết, viết phải viết cho hết.
Biển vô cùng quan trọng. Phải giữ cho được biển. Nhiều ngàn năm trước, tổ tiên dòng giống Việt vượt núi, băng rừng từ bỏ vùng đất nằm sâu trong đất liền để di dân về phương Nam và đã dừng lại ở Việt Nam chỉ vì nơi đây có biển. Đừng vì sự “ổn định” tạm thời của đời mình hay của đảng mình mà quên đi nền hòa bình, thịnh vượng và ổn định thật sự của cả dân tộc trong nhiều đời sau.
Người Tân Định
(VNTB) - Nhà chức trách Việt Nam vừa quyết định cấm hoạt động du lịch ở đảo Bình Ba và Bình Hưng với lý do đảm bảo an ninh cho căn cứ quân sự tại Cam Ranh.
Theo tin các báo Việt Nam thì quyết định vào ngày 22/4, UBND thành phố Cam Ranh yêu cầu các doanh nghiệp “không được tiến hành, phát triển các loại hình du lịch và quảng cáo sản phẩm tại đảo Bình Ba và Bình Hưng (Hòn Chút)”,
Ngoài ra, các thông tin quảng bá về du lịch ở hai đảo này trên các website, mạng xã hội hay các nền tảng khác cũng bị yêu cầu gỡ bỏ.
Bình Ba, Bình Hưng là các đảo nằm trong nhóm “Tứ Bình” (cùng với đảo Bình Lập và Bình Tiên). Khu vực này nổi tiếng với các bãi biển đẹp, còn hoang sơ và giá cả sinh hoạt bình dân. Theo BBC.
Năm 1966, người ta thấy những bích chương bố cáo “Chương Trình Sinh Viên Hải Đảo”, bộ Thanh Niên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức. Điều kiện tham dự rất dễ, chỉ đến ghi tên, chờ và được gọi đi.
Tháng 6, đúng dịp hè, chúng tôi khoảng 30 người, tập trung ở bến Bạch Đằng Sài-Gòn, xuống chiếc Dương Vận Hạm HQ501, thẳng ra Nha Trang. Qua một đêm ngủ trên boong tàu, lẫn lộn cả trai lẫn gái nằm kề nhau, giữa đống súng săn cá, kính lặn, chân vịt, ống thở. Hồi đó chúng tôi lặn dưới nước với ống thở ngậm vào miệng. Gần trưa, chúng tôi nhìn thấy bãi biển trắng như đường của Nha Trang, nhưng phải chờ nước thủy triều dâng tàu mới tiếp cận bờ biển, đổ bộ vào bãi Duy Tân.
Chúng tôi được đưa đến căn biệt thự nhìn thẳng ra bãi biển, gần như bỏ trống, chỉ có mấy chục chiếc giường tầng trong các căn phòng cho trai gái ngủ riêng. Tôi không còn nhớ chúng tôi được cung cấp thức ăn, nước uống ra sao, chỉ nhớ sau hai ngày ở trong biệt thự, lúc kéo nhau chơi bóng chuyền, bóng rổ trong sân vây chung quanh bởi những hàng dương, lúc loanh quanh đi dạo phố, buổi tối ra bãi, bọn trai bơi đêm, chọc ghẹo mấy cô bán hàng rong, bọn con gái ăn cháo, tàu hũ nước đường, chúng tôi được lên xe đưa ra Cam Ranh, xuống tàu đến Bình Ba.
Đọc đến đây có thể có người thắc mắc về chuyện ai hướng dẫn nhóm? Cho đến nay có lẽ chỉ vài người trong nhóm nhớ được. Anh lặng lẽ, âm thầm, nhỏ nhẹ và dần dần có vài người giúp anh cầm đầu các nhóm nhỏ. Anh như một cái bóng mờ.
Bình Ba là một hòn đảo nhỏ, tiền tiêu của Cam Ranh, có bãi biển cong hình lưỡi liềm, hai đầu bãi biển là núi đá. Phía tay trái nhiều tảng đá chồng lên nhau không cao lắm ra đến mép nước. Lúc đó dân không đông, toàn làm nghề chài lưới. Thỉnh thoảng, buổi tối, chúng tôi theo họ ra khơi bắt cá mực. Đèn măng xông treo trên các chiếc thuyền nhỏ, từ bờ nhìn ra như hội hoa đăng. Người ta thả những dây như vải màu trắng làm mồi, kéo lê theo thuyền. Những chú mực mê ánh sáng, bơi theo bám mồi, bị kéo lên thuyền. Sáng thuyền vào bờ, mực đổ xuống bãi, bị xẻ thịt phơi nắng, bãi biển trở nên trắng xóa, nhưng chỉ lúc sau cả bãi trở nên đen ngòm. Vô số ruồi mỗi ngày được thưởng thức mực phơi nắng. Chúng tôi được bà con cho cá, mực ăn đến phát ngán. Những thứ khô bây giờ người ta kêu đặc sản một nắng chúng tôi được ăn từ hồi đó.
Đảo Bình Ba chung quanh toàn rau câu màu nâu, có hạt tròn chùm nho nhỏ, người trưởng nhóm cho chúng tôi biết tên sargassum và dậy chúng tôi mang kính lặn, ống thở, chân vịt và cách dùng súng bắn bằng mũi tên săn cá. Tôi có lần suýt chết ngạt trong đám rong mơ đặc kín, dày hàng thước khi bắn một con cá khá to. Con cá không bị mũi trên gắn vào súng bằng sợi dây dài vài thước bắn vào chỗ nhược, nó lôi tôi vào dưới đám rong. Tôi chúi đầu theo nó, đến lúc không thể nhịn thở, trồi lên, nhưng không thể ngoi đầu lên qua khỏi đám rong. Tôi cắt dây súng cho mũi tên theo cá, cố ngoi lên đến kiệt sức. May mấy bạn chèo ghe gần đó phát hiện, nhảy xuống cứu.
Nghe trưởng nhóm bảo rong sargassum bổ và mát, bảo chúng tôi vớt nấu cháo, nấu chè. Việc công ích đầu tiên trại hè của chúng tôi là khuyên dân nuôi heo với nguồn thức ăn vô cùng phong phú trên đảo. Ngư dân không mặn mà chuyện này. Chúng tôi góp tiền mua giống, xây chuồng heo cho họ, với điều kiện họ phải nuôi bằng cá vụn, cá thải nấu với rong mơ. Khoảng 5,3 nhà chịu nuôi heo. Chúng tôi giúp họ chăm sóc bầy heo nhỏ rất mau lớn. Những gia đình khác sau đó xin chúng tôi trợ cấp, tiếc thay, lúc đó chúng tôi phải rời đảo.
Không như nhiều nhà ở quê nuôi vài con heo thả rong, ở Bình Ba chúng tôi phải làm chuồng cho chắc chắn.
Theo lời người dân, thời Pháp thuộc, lính Tây đóng đồn trên đảo, khi rút đi, họ để lại bầy chó săn. Những con chó lúc đầu còn loanh quanh ở trại lính, sau kéo nhau lên núi, chúng được dân gọi là chó núi. Càng ngày chúng càng trở nên hung dữ, dám tấn công người đi một mình lên núi.
Lúc chúng tôi sinh hoạt trên đảo, một gia đình cư dân có người qua đời. Chúng tôi đến viếng người chết, ông nằm trên chõng gần vách. Sập tối, một đám chừng 4,5 người hóa trang thành khỉ màu vàng, mặt đầy lông, đuôi dài cả thước đến được mướn đến. Họ lạy bàn thờ, lạy người chết, uống vài chung rượu rồi bắt đầu miệng kêu khèng khẹc, hú há, nhảy nhót, lộn tùng phèo, phóng tới phóng lui, điệu bộ nhanh nhẹn nhịp nhàng, nhảy qua người chết không khác gì mấy chú Tôn Ngộ Không.
Không thấy quan tài, chúng tôi đề nghị giúp đỡ. Gia đình từ chối, tục lệ nơi đây vẫn bó chiếu chôn. Vả lại nếu đi thuyền về Cam Ranh, mua hòm, trở lại, gia đình sợ người chết không được chôn đúng ngày, đúng giờ.
Ngay đêm đó chúng tôi theo chân tang gia, hàng xóm láng giềng đi chôn người chết. Trời tối, đoàn người lần theo ánh vài bó đuốc chập chờn chung quanh người chết bó chiếu lắc lư như nằm võng dưới cây tre hai người khiêng. Huyệt nông. Họ bảo đất đá cứng lắm, không đào sâu được. Đặt người chết bó chiếu xuống, lấp đất đá xong, họ xúm nhau lăn mấy tảng đá thật lớn đè lên, “cho chó núi không moi xác lên được”.
Tối hôm đó, trong trường học chúng tôi ở, râm ran lời thách đố ai trong đám dám đến mộ người mới chôn. Anh bạn tôi, Nguyễn Khắc Trương, cả gan cầm bàn chải đánh răng lần mò đến cắm lên mộ người chết như một bằng chứng đã đến, chỉ với sự bằng lòng của Yến, cô bé xinh nhất đám, cho hôn. Sáng, sau khi chào cờ, chúng tôi ra mộ người chết, tiếc thay, tìm không ra cái bàn chải đánh răng của Trương. Mất cả chì lẫn chài! nhưng sau đó Trương-Yến yêu nhau.
Mỗi sáng chúng tôi chào cờ, tôi nhớ sau quốc ca, chúng tôi hát bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy, rồi kéo nhau làm việc chung từng nhóm tự hoạch định. Thấy đảo không có bệnh xá, nhà hộ sinh, chúng tôi xây cho người dân một căn nhỏ bằng đá. Tàu hải quân giúp chúng tôi chuyên chở xi măng, tôn fibro-cement từ Cam Ranh. Không biết căn nhà đó giờ còn không. Chỉ có thế, ngoài ra là tắm biển, nấu nướng và tự bày ra trò chơi, thể thao và đi săn cá.Tôi vẫn nhớ như in trong đầu, từ ngày ra đảo, cho đến ngày về đất liền, một tháng trời, nhiều thằng con trai, trong đó có tôi không hề khoác một thứ gì khác trên mình ngoài chiếc quần tắm bằng vải màu tím. Kỷ niệm vô cùng đẹp và không quên được.
Trong các món hải sản, chúng tôi có lẽ thích nhất hai thứ cầu gai, có nhiều người gọi là con nhum, và ốc Vú Nàng. Đám con trai hay ghép trên đám con gái với con nhum để chọc ghẹo:
Hò ơi í á, con Nhum và con Yến.
Hò ơi í à, con Yến và con nhum.
Chúng tôi làm những cây dài bằng sắt, đi dọc bãi đá, tìm xiên các con cầu gai, đem về tách vỏ, nấu cháo. Những con ốc lớn bằng hai ngón tay cái, khum khum bám chặt vào vách đá như những chớm ngực xinh xinh con gái được dân đảo đặt cho cái tên thật dễ thương, gợi cảm Vú Nàng. Vú Nàng tuyệt nhất là vắt chanh, tiêu, ăn sống.
Một buổi chiều chúng tôi sửng sốt được gặp Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ. Đám con gái ôm chòang, xiết chặt lấy thần tương của họ hồi đó. Ông Kỳ đến bằng trực thăng, ở lại, ngồi trên cát, đốt lửa trại, ăn cháo cầu gai, vú nàng sống, ca hát, nói chuyện tầm phào với chúng tôi. Khuya về, ông xin một túi lớn ốc vú nàng.
Vài hôm sau, có một người Mỹ đến, anh chàng này tự giới thiệu là Brian, nói tiếng Việt rất giỏi. Ở với chúng tôi mấy ngày, anh chơi thể thao, bắn cá, nấu cơm, xây nhà hộ sinh, nuôi heo với chúng tôi, và cũng hay ngồi tán dóc, nói đủ thứ chuyện trên đời với cả nhóm, hay thẩn thơ với từng người thả bộ dọc theo bờ biển. Brian về đất liền lúc nào ít người biết, giống như khi anh tới.
Ở được hơn một tháng, chúng tôi rời trại. Trên thuyền về, gặp một gia đình thuyền chài, họ hỏi chúng tôi mua cá tươi, chưa kịp nghe trả lời, hai cha con ông thuyền chài tụt phăng quần áo, lao xuống biển. Đám chúng tôi hết sức thán phục nhìn cha con Chử Đồng Tử lả lướt trong nước biển trong suốt, chuồi vào các hang đá tuyệt đẹp, bắt cá bằng tay. Bọn con gái lúc đầu mắc cỡ sau cũng ra mạn thuyền ồ ồ, à à, thích thú.
Lên đến đất liền, chúng tôi vô cùng thú vị gặp người đón là nhà vô địch Pháp quốc lặn sâu không mang bình hơi, Nguyễn Thành Nhơn, anh ruột của lực sĩ có thân hình đẹp nhất Việt Nam lúc đó là Nguyễn Công Án. Tôi biết anh Nhơn vì thường được anh chỉ dậy tập thể dụng thẩm mỹ miễn phí trong căn biệt thự tư trên đường Võ Tánh, Phú Nhuận của ảnh. Hầu hết đến tập ở đây là sinh viên, học sinh, nhiều người có thân hình rất đẹp. Anh Nhơn ngồi bệt trên thùng xe dodge với nhóm chúng tôi hỏi, chuyện từng đứa. Ở với chúng tôi một ngày, anh đưa tiền cho chúng tôi, dặn chia nhau ra nhiều toán, 5,3 người, mua vé xe đò về Saigon qua ngã Đà Lạt, nơi có nhiều người bưng rổ bán khoai lang tươm mật rất ngon.
Trại Hè Sinh Viên Hải Đảo chỉ tổ chức một lần duy nhất. Không biết đến nay trong nhóm ai còn, ai mất.
Quan chức Mỹ nói các nhà tài phiệt Nga sẽ bị nhắm đến trong gói viện trợ của Mỹ cho Ukraina
Trần Phong
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer hôm Chủ nhật theo giờ địa phương cho biết ông sẽ hành động theo yêu cầu của chính quyền TT Biden về việc bổ sung các điều khoản vào gói viện trợ trị giá 33 tỷ đô la Mỹ cho Ukraina, theo đó cho phép Hoa Kỳ thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt Nga và gửi tiền trực tiếp từ việc bán của họ đến Ukraina.
Ông Schumer nói tại một cuộc họp báo ở thành phố New York: “Ukraina cần tất cả sự giúp đỡ mà họ có thể nhận được và đồng thời, chúng tôi cần tất cả các tài sản mà chúng tôi có thể tập hợp lại để cung cấp cho Ukraina những khoản viện trợ cần thiết”.
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản hỗ trợ 33 tỷ đô la Mỹ cho Kyiv vào thứ Năm.
Chính quyền của ông cũng yêu cầu các nhà lập pháp đưa vào các điều khoản để giúp nước này thu giữ nhiều tài sản hơn, thanh lý khối tài sản đó và gửi tiền cho Ukraina.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Schumer cho biết các điều khoản được thêm vào sẽ hợp lý hóa quy trình tịch thu đối với các bất động sản thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Nga ở Hoa Kỳ, đồng thời cho phép xem xét nhanh chóng tại tòa án liên bang, theo yêu cầu của Tòa Bạch Ốc.
Ông nói, chính quyền Mỹ cũng sẽ coi đó việc cố ý chiếm hữu số tiền thu được từ “các giao dịch tham nhũng” với chính phủ Nga là hành vi phạm tội.
Ông Schumer phát biểu: “Đã đến lúc các nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt phải chịu trách nhiệm về khối tài sản bất chính mà họ đã nhận.
Hạ viện Hoa Kỳ đã phát những tín hiệu ủng hộ việc trao cho chính quyền nhiều quyền hơn để nhắm mục tiêu vào các nhà tài phiệt kiếm lợi từ mối quan hệ của họ với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi Hạ viện thông qua luật không ràng buộc vào thứ Tư.
Khoản tài trợ 33 tỷ đô la Mỹ cho Ukraina sẽ được sử dụng để cung cấp cho Ukraina vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác, cũng như viện trợ kinh tế và nhân đạo trực tiếp. Các quan chức mong muốn khoản viện trợ này nhanh chóng được thông qua.
Nguồn: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các nhà ngoại giao Mỹ đang lên kế hoạch quay trở lại Ukraine sớm nhất có thể.
Ông Blinken đưa ra bình luận trên khi nói chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Một tuyên bố hôm Chủ nhật cho biết ông Blinken nói với người đồng cấp Ukraine Kuleba rằng Mỹ "có kế hoạch trở lại Kyiv sớm nhất có thể".
Ông cho biết các nhà ngoại giao đã thực hiện "những chuyến thăm ban đầu" đến Lviv để chuẩn bị.
Hoa Kỳ đã sơ tán đại sứ quán ở Kyiv vào tháng Hai ngay trước khi Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine.
Hoa Kỳ đã đưa các nhà ngoại giao qua biên giới Ba Lan mỗi ngày để làm việc tại Lviv, một thành phố ở phía tây Ukraine, trước khi ngừng hoạt động này.
Lviv phần lớn không bị tác động trong cuộc xung đột, mặc dù một cuộc tấn công tên lửa vài ngày trước đã nhắm vào một cơ sở đường sắt gần thành phố này.
Hoa Kỳ là một trong những nước ủng hộ chính của Ukraine trong cuộc chiến, cung cấp hàng tỷ USD viện trợ và vũ khí.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.