Đồng Euro mất giá không quan trọng bằng năng lượng phụ thuộc vào Nga! - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đồng Euro mất giá không quan trọng bằng năng lượng phụ thuộc vào Nga!
Đồng euro mất giá so với đô la Mỹ chỉ là một trong những yếu tố gây thêm khó khăn cho kinh tế châu Âu. Châu Âu có nhiều mối lo : nguy cơ thiếu hụt năng lượng làm tê liệt cỗ máy sản xuất ; hiểm họa Đức - đầu tàu kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu, suy thoái ; viễn cảnh lạm phát kéo dài, vượt ngoài tầm kiểm soát dẫn tới bất ổn trong xă hội và một lần nữa đẩy khu vực đồng tiền chung châu Âu vào vùng « bất ổn định ».



Trên thị trường hối đoái ngày 11/07/2022, một euro đổi lấy một đô la. Truyền thông châu Âu rầm rộ đưa tin và b́nh luận về hiện tượng « chưa từng xảy ra từ năm 2002 ». Nhiều tờ báo hốt hoảng v́ đồng euro « lao dốc », « mất giá » và nói đến một sự « sụp đổ đột ngột » so với đô la, « một đ̣n đau tấn thêm vào các doanh nghiệp và công dân châu Âu ».

Euro mất giá hay đô la tăng giá ?

Những nhận xét trên đây của báo giới không hoàn toàn đúng và đôi khi bị chỉ trích là vơ đũa cả nắm. Trước hết chênh lệch về giá cả giữa hai đơn vị tiền tệ của Mỹ và châu Âu khiến « kẻ được người thua » : các hóa đơn hàng nhập khẩu phải thanh toán bằng đô la thêm nặng. Trái lại, với các công ty xuất khẩu, euro mất giá là một tin vui : hàng của châu Âu sẽ rẻ hơn và sẽ hấp dẫn hơn. Kim ngạch xuất khẩu nhờ đó tăng lên. Từ ngành thời trang hạng sang đến các nhà xuất khẩu rượu bán sang Hoa Kỳ hay châu Á đều chờ đợi đơn đặt hàng từ nay đến cuối năm thêm dầy đặc. Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu, các hăng xuất khẩu gan ngỗng béo của Pháp có lợi khi mà euro bằng giá hay thấp hơn so với đô la Mỹ.

Những quốc gia trong khu vực đồng euro nổi tiếng là những điểm du lịch hấp kỳ vọng với một đơn vị tiền tệ « mềm giá », du khách Mỹ, Canada và những nước không dùng euro sẽ chi tiêu thoải mái hơn trong những ngày nghỉ hè. Ngược lại, dân châu Âu dùng đồng euro sẽ ngại sang Mỹ chơi. Đi nghỉ ở châu Á, khu vực luôn chuộng đô la hơn euro, sẽ tốn kém hơn.

Điểm không chính xác thứ nh́ là khi truyền thông nói tới hiện tượng euro « sụp đổ đột ngột » so với đơn vị tiền tệ Mỹ : từ khi chính thức được hàng trăm triệu công dân châu Âu sử dụng từ ngày 01/01/2002, tỷ giá euro và đô la đă nhiều lần trồi sụt, dao động từ 1 euro đổi lấy 0,83 đến 1,6 đô la. Đây không là lần đầu tiên hai đơn vị tiền tệ quốc tế này bằng giá nhau, hay đồng euro thấp hơn đô la.

Đúng là từ tháng Giêng 2022 đến nay, euro mất giá khoảng 15 % so với đô la Mỹ. Nhưng đây không là một sự « trượt giá đột ngột » bởi v́ từ hơn một năm nay, đơn vị tiền tệ Mỹ liên tục tăng giá không chỉ so với đô la mà cả với đồng yen của Nhật, franc của Thụy Sĩ và kể cả với nhân dân tệ của Trung Quốc, vốn không lưu hành một cách tự do và không tuân thủ luật cung cầu như các đơn vị tiền tệ tại các nền kinh tế tự do khác.

Chuyên gia kinh tế Pierre Jaillet, viện nghiên cứu châu Âu Jacques Delors và Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS giải thích v́ sao giới trong ngành nói đến hiện tượng « đô la tăng giá hơn là euro mất giá ». Đó là hai khái niệm khác nhau :

« Theo tôi, không nên tập trung quá nhiều vào tỷ giá giữa đô la và euro nhưng đúng là giá hai đơn vị tiền tệ này đang ngang bằng với nhau v́ nhiều lư do : Ngân Hàng Trung Ương Mỹ tăng lăi suất, đầu tư vào Hoa Kỳ có lợi hơn cho nên mọi người mua vào đô la Mỹ, ủy thác tiền vào ngân hàng Mỹ. Thứ hai là phần lớn các hóa đơn năng lượng được thanh toán bằng đô la. Dầu hỏa và khí đốt đang tăng giá. Người ta cần mua vào nhiều đô la hơn để trả cho các nhà xuất khẩu. Điểm thứ ba là khi t́nh h́nh địa chính trị căng thẳng, mọi người có khuynh hướng mua đô la hay vàng để tích trữ. Cả ba yếu tố này đẩy giá đô la lên cao. Bảo rằng euro mất giá là không chính xác bởi v́ đơn vị tiền tệ chung châu Âu không mất giá so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới. Thành thử tôi nghĩ rằng chúng ta nên nói đến hiện tượng đô la tăng giá th́ đúng hơn là euro mất giá. Cuối cùng cần nhắc lại là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không có nhiệm vụ phải giữ giá đồng euro. BCE chỉ quan tâm đến tỷ giá của đồng tiền chung nếu như tỷ giá hối đoái đó ảnh hưởng đến các điều kiện thực thi chính sách tiền tệ và tài chính của toàn khối mà thôi ».

Clémentine Gallès kinh tế trưởng nhóm SGPB thuộc ngân hàng Pháp Société Générale trên báo tài chính La Tribune (số ra ngày 11/07/2022) thẩm định đô la tăng giá 15 % so với euro, so với đồng bảng Anh và đă tăng hơn 22 % so với đồng yen Nhật Bản trong sáu tháng đầu 2022.

« Một cái cây che khuất cánh rừng »

Trong khi đó th́ khu vực đồng euro gây lo ngại. Lạm phát đáng lo hơn euro « mất giá ». Lo ngại châu Âu phải nhập khẩu năng lượng mà Nga là một nguồn cung cấp chính. Do căng thẳng địa chính trị và nhất là v́ chiến tranh Ukraina giá dầu thô đă tăng hơn 40 % trong nửa đầu năm nay. Đô la tăng giá, các quốc gia dùng đồng euro phải mua vào dầu hỏa với giá đắt hơn đến 60 % so với những ngày đầu 2022.

Chính dưới tác động của giá năng lượng tăng lên cộng thêm với chênh lệch hối đoái bất lợi cho euro, cho nên lạm phát tại châu Âu càng là một gánh nặng. Trong tháng 7/2022 lạm phát trong khu vực euro tăng 8,9 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Đây là hậu quả từ việc cùng lúc giá năng lượng, lương thực thực phẩm, hàng hóa đều bị đẩy lên cao. Theo thẩm định của Viện Thống kê châu Âu, năng lượng tăng gần 40 % trong tháng 7/2022 so với một năm trước đây ; thực phẩm tăng gần 10 % trong một năm.

Trong số 19 nước sử dụng đồng euro, ba nước vùng Baltic bị nặng hơn cả : Litva chẳng hạn đội bảng với hơn 22 % lạm phát trong ṿng một năm. Ư và Pháp tương đối dễ thở hơn với theo thứ tự 6,5và 6,8 % trong tháng 7/2022. Đức là 8,5 %. Nhà kinh tế Henri Sterdyniak, Đài Quan Sát T́nh H́nh Kinh Tế Pháp OFCE ghi nhận :

« Euro sụt giá so với đô la càng đẩy giá năng lượng lên cao, một số nông phẩm cũng đắt đỏ hơn. Trong bối cảnh đời sống đă đắt đỏ, đô la tăng giá là nguyên nhân đội lạm phát lên thêm khoảng 0,5 điểm ».

Nguy cơ suy thoái

Kèm theo đó là nguy cơ kinh tế châu Âu suy thoái. Henri Sterdyniak phân tích thêm về cái ṿng luẩn quẩn chờ đợi khu vực đồng euro :

« Chiến tranh Ukraina ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực đồng euro, bởi v́ khu vực này lệ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga. Căng thẳng trên thị trường năng lượng có nguy cơ đẩy toàn khối vào suy thoái. Điều đó có nghĩa là lăi suất chỉ đạo của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không thể tăng lên nhiều và tăng nhanh như ở Mỹ. Các nhà đầu tư và đầu cơ sẽ tiếp tục chuyển các luồng vốn sang thị trường Hoa Kỳ. Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đă phản ứng nhanh hơn châu Âu và mạnh tay hơn BCE trong việc tăng lăi suất ngân hàng. Các thị trường tài chính trên thế giới chuộng đô la hơn euro. Đương nhiên đồng tiền Mỹ tăng giá ».

GDP của Bồ Đào Nha và Litva trong quư 2/2022 sụt giảm so với ba tháng đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng tại Đức tăng 0%. Pháp bất ngờ với đà bật dậy mạnh hơn mong đợi : GDP tăng 0,5 % trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2022. Tỷ lệ đó cao gấp đôi so với sự phóng của chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương Pháp - Banque de France.

Dù vậy, các viện nghiên cứu e rằng khu vực euro đang bước vào một vùng « băo táp » trong 6 tháng cuối năm và Đức có thể là tâm băo : lần đầu tiên từ 1991, cán cân thương mại của Đức bị thâm hụt. Xuất khẩu sang hai thị trường lớn là Trung Quốc và Nga giảm mạnh. Hóa đơn năng lượng của Berlin tăng thêm 12 % trong lúc dầu khí nhập vào Đức giảm đi mất 2 %. Đó là chưa kể đe dọa Nga cắt khí đốt, làm tê liệt ngành sản xuất của Đức. Theo Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Berlin chỉ v́ yếu tố năng lượng, GDP của Đức có thể bị « giảm đi mất 5 % ».

Bài toán của Liên Hiệp Châu Âu để thoát khỏi lạm phát và đ́nh đốn kinh tế lại càng thêm khó khi phải cạnh tranh với Hoa Kỳ : chính v́ tại Mỹ vật giá tăng nhanh hơn cả so với châu Âu nên Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) đă phải nhanh chóng can thiệp, tăng lăi suất chỉ đạo.

Fed từ cuối 2021 đă bắt đầu tăng lăi suất chỉ và đề ra mục tiêu nâng lăi suất ngân hàng từ nay đến cuối năm 2022 lên thành 3,5 %. Để so sánh, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu măi đến hôm 21/07 mới tăng lăi suất lên thành 0,5 %.

Pierre Jaillet thuộc viện IRIS và trung tâm nghiên cứu châu Âu Jacques Delors nói đến một sự chậm trễ từ phía BCE :

« T́nh trạng này đặt các ngân hàng trung ương trong thế không thoải mái chút nào. Các định chế tài chính đó trong thế tiến thoái lưỡng nan : một mặt phải đối phó với lạm phát, giữ uy tín, nhất là về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, nhưng mặt khác th́ không được can thiệp quá mạnh tay, làm phương hại đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đă tăng lăi suất chỉ đạo. Ngân hàng Anh từ đầu năm đến nay đă 5 lần điều chỉnh lăi suất này. Canada nâng lăi suất chỉ đạo lên thành 1 %. Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ dự báo từ nay đến cuối năm, lăi suất phải được đẩy lên đến 3,5 %. Như vậy có nghĩa là nội trong 9 tháng, lăi suất ngân hàng ở Mỹ đă từ 0% tăng lên thành 3 %. Chưa khi nào chỉ số này lại tăng mạnh như vậy ».

Sáng lập viên cơ quan tư vấn tài chính ACDEFI, Marc Touati đánh giá tất cả các dấu hiệu cho thấy khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ bước vào một chu kỳ Stagflation tức vừa suy thoái kinh tế và bị lạm phát hoành hành.

Đó là chưa kể đến những bất ổn có thể xuất phát từ những xung khắc trong nội bộ 19 nước sử dụng đồng euro về một chính sách chung để vực dậy kinh tế, về một tiếng nói chung trước nhà cung cấp dầu khí chính của toàn khối là Nga, về chủ trương tiết kiệm năng lượng.

Thêm vào đó c̣n phải tính đến yếu tố xă hội. Tại Ư, chính phủ liên minh đă tan ră, đảng cực hữu dân túy được cho là có nhiều triển vọng điều hành đất nước sau cuộc bầu cử vào tháng 10 tới đây. Pháp cũng đang lo một làn sóng bất măn khác sẽ bùng lên tương tự như phong trào Áo vàng hồi 2018. Tương lai kinh tế của Đức khá mập mờ tạo điều kiện cho phong trào cực hữu bùng lên trở lại.

2022 là một năm khó khăn. Các dự báo cho 6 tháng cuối năm và kể cả cho năm 2023, t́nh h́nh có thể c̣n khó khăn hơn nữa.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 08-10-2022
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	v.jpg
Views:	0
Size:	227.3 KB
ID:	2095085
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07320 seconds with 12 queries