Việc Mỹ bắn hạn một quả bóng khổng lồ, có diện tích bằng 3 chiếc xe buưt chở học sinh với cáo buộc gián điệp đă gặp phải phản ứng giận dữ từ các nhà ngoại giao Trung Quốc, những người mô tả đó là một thiết bị dân sự phục vụ mục đích khoa học.
Sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất F-22 cùng với tên lửa không đối không chuyên dụng, Quân đội Mỹ đă bắn hạ quả bóng bay khổng lồ, di chuyển chậm chạp theo gió tại một khu vực nằm cách nhiều km so với mặt nước ở ngoài khơi Nam Carolina. Các mảnh vỡ của nó đang được trục vớt.
Đối với viên phi công, đây có lẽ là nhiệm vụ chiến đấu dễ dàng nhất mà người này từng thực hiện. Tuy nhiên, khi thiết bị mà quân đội Mỹ mô tả là “do thám” bị bắn hạ, nó đă thổi bùng căng thẳng ngoại giao giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các nhà ngoại giao Trung Quốc đă chỉ trích quyết định của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc Tan Kefei gọi hành động của Mỹ là “phản ứng thái quá” đồng thời nói rằng đất nước của ông bảo lưu “quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để đối phó với t́nh huống tương tự”.
Với một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ tương tự, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc sử dụng chiến đấu cơ và tên lửa để bắn hạ thiết bị là “sự vi phạm với thông lệ quốc tế”. Cả Bộ Quốc pḥng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề mô tả quả bóng là “khí cầu dân sự”, được sử dụng cho “mục tiêu khí tượng học và nghiên cứu”.
Thiết bị này lần đầu tiên được phát hiện ở Montana, nơi Mỹ đặt Căn cứ Không quân Malmstrom – một trong 3 kho chứa tên lửa hạt nhân chiến lược của quân đội Mỹ. Quả cầu màu trắng khổng lồ, với kích thước bằng 3 chiếc xe buưt, bay ở độ cao khoảng 20km hướng về phía đông nam qua Kansas và Missour.
Ngay sau khi thiết bị bị bắn hạ, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng ông ra lệnh bắn nó ngay ngày 1/2 nhưng Lầu Năm Góc nói rằng thời điểm tốt nhất để bắn là khi nó bay qua biển. Điều này đă được thực hiện và Hải quân Mỹ đang tiến hành t́m kiếm mảnh vỡ của vật thể.
David Sacks, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung Quốc tại Hội đồng phi đảng phái về Quan hệ đối ngoại của Mỹ, cho biết sự việc đă tạo ra tác động tới quan hệ giữa 2 nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
“Trung Quốc có thể đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ đáp trả bằng mọi giá”, ông Sacks nói.
Ngoại trưởng Antony Blinken đă hoăn chuyến công du Trung Quốc sau khi phát hiện vật thể bay này. Trong khi đó, trên mạng xă hội Trung Quốc, người dùng đă chế giễu quyết định của Mỹ hoặc bày tỏ sự tức giận. Một số tờ báo cũng đă chỉ trích và gọi đó “rơ ràng là phản ứng thái quá”.
Trong khi đó, một số học giả Trung Quốc cho rằng có những người trong nội bộ nước Mỹ không muốn ông Blinken công du Trung Quốc c̣n Mỹ th́ luôn “thích tạo ra những lợi thế thương lượng nhỏ cho ḿnh” trước các cuộc gặp cấp cao để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ. Tuy nhiên, điều này được họ mô tả là không hiệu quả.
Craig Singleton, một chuyên gia về Trung Quốc tại Mỹ, cho biết: “Người ta thường ít kỳ vọng chuyến thăm của ông Blinken sẽ mang lại kết quả nào đột phá. Ở thời điểm hiện tại, có lẽ hai siêu cường chẳng c̣n thấy ǵ có ư nghĩa trên bàn đàm phán”.
VietBF @ Sưu tầm