5/5
Vua Charles sẽ đăng quang tại Tu viện Westminster trong một buổi lễ tráng lệ, lộng lẫy và cũng uy nghiêm về mặt tôn giáo vào thứ Bảy (6/5/2023), sau khi ông trở thành Quân vương của Vương quốc Anh và 14 nước khác sau khi thân mẫu là Nữ hoàng Elizabeth qua đời hồi vào tháng 9/2022.
Dưới đây là những nét chính về lễ đăng quang của ông.
LỊCH SỬ LỄ ĐĂNG QUANG
Trong suốt một ngàn năm qua, các nhà vua và nữ hoàng của nước Anh và Vương quốc Anh đă đăng quang tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn trong một buổi lễ không thay đổi mấy trong nhiều thế kỷ.
Đă có 38 vị quân vương làm lễ nhận vương miện tại tu viện – Edward Đệ Ngũ, một trong hai Hoàng tử trẻ được cho là đă bị sát hại trong Tháp Luân Đôn hồi thế kỷ 15, và Edward Đệ Bát, người đă thoái vị để kết hôn với người phụ nữ Mỹ đă ly hôn tên là Wallis Simpson, đă không được phong vương.
V̀ SAO CÓ LỄ ĐĂNG QUANG?
Không nhất thiết phải có lễ đăng quang và không có chế độ Quân chủ nào khác trên thế giới thực hiện nghi lễ theo phong cách tương tự như Vương quốc Anh. Nhưng nhà sử học về hoàng gia Alice Hunt nói rằng nghi lễ này vẫn tồn tại với tư cách là một tiến tŕnh về hợp pháp hóa vị quân vương trước công chúng.
Bà nói: “Nghi lễ này cũng luôn lưu giữ được điều cốt lơi, đó là thời khắc chuyển đổi mang tính tôn giáo. Mặc dù vị quân vương trở thành quân vương ngay từ thời điểm người tiền nhiệm qua đời, những ǵ toát lên trong lễ đăng quang – kể từ khi quy tŕnh của buổi lễ được xác lập cụ thể vào Thế kỷ 14 – vẫn thể hiện rằng nhà vua hoặc nữ hoàng có sự biến đổi nhất định trong buổi lễ đó”.
THỜI GIAN
Lễ đăng quang sẽ bắt đầu lúc 10h00, giờ chuẩn quốc tế GMT, sau lễ rước từ Cung điện Buckingham. Năm nay, buổi lễ của Vua Charles sẽ ngắn hơn so với buổi lễ của thân mẫu cách đây 70 năm, là khoảng 2 tiếng so với gần 4 tiếng.
Một lễ rước với quy mô lớn hơn nhiều sẽ rời Tu viện, bao gồm các lực lượng vũ trang của Anh và các thành viên Khối thịnh vượng chung. Nhà vua và hoàng hậu sẽ đi trên chiếc xe ngựa vàng đă chính thức phục vụ từ hồi năm 1760.
DIỄN BIẾN TẠI LỄ ĐĂNG QUANG
Ông Charles sẽ tuyên thệ bảo vệ luật pháp và Giáo hội Anh.
Ngồi trên Ghế Đăng quang cổ, c̣n có tên là ghế của Thánh Edward và có gắn Đá Định mệnh, ông sẽ được Tổng Giám mục Canterbury xức dầu thánh. Vị Tổng Giám mục là nhà lănh đạo tôn giáo của Giáo hội Anh trên toàn thế giới. Loại dầu được xức đă được thánh hiến tại Jerusalem.
Đây là tâm điểm của buổi lễ và báo hiệu rằng Thiên Chúa ban ân sủng cho nhà vua. Sẽ có rèm che để bảo đảm “không gian riêng tư tuyệt đối” trong thời điểm đó.
Ông Charles cũng sẽ được trao một số quả cầu vàng, vương trượng, kiếm và một chiếc nhẫn, chúng được trang trí công phu, tất cả đều thuộc bộ bảo vật của vương quyền và tượng trưng cho sức mạnh, thẩm quyền và nghĩa vụ của vị quân vương cũng như sức mạnh của Thiên Chúa.
Sau đó, Tổng Giám mục sẽ đặt Vương miện Thánh Edward khá nặng, đă được sử dụng trong các lễ đăng quang trong 350 năm qua, lên đầu ông Charles. Ông sẽ rời Tu viện với một chiếc vương miện khác, Vương miện Đế chế Anh.
Công chúng sẽ được mời đọc lời tuyên thệ trung thành với quân vương cũng như với những người thừa kế và kế vị ông.
Ông Charles sẽ mặc áo choàng nhung lụa màu đỏ thẫm và tím trong lễ đăng quang ngày 6/5, áo choàng này từng được ông nội của ông là Vua George Đệ Lục mặc trong lễ đăng quang hồi năm 1937.
Thực Tập Diễn Hành Cho Buổi Lễ
CAMILLA
Người vợ thứ hai của ông Charles, bà Camilla, người mà ông kết hôn năm 2005, cũng sẽ được trao vương miện riêng trong buổi lễ, và giống như chồng, bà sẽ được Đức Tổng Giám mục Canterbury xức dầu thánh.
Bà sẽ được trao vương miện của Nữ hoàng Mary. Vương miện này được hoàng hậu của Vua George Đệ Ngũ duyệt và đội trong lễ đăng quang năm 1911. Vương miện này hiện đang được trang trí lại bằng những viên kim cương trong bộ sưu tập trang sức cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth để tri ân bà.
CÁC KHÁCH MỜI
Sẽ có 2.200 vị khách ở trong Tu viện Westminster, ít hơn nhiều so với 8.000 người đă dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth năm 1953.
Trong số họ sẽ có hoàng gia Anh, bao gồm cả con trai út của ông Charles, Hoàng tử Harry – nhưng vợ của Hoàng tử là Meghan sẽ không có mặt, hai con của ông cũng vậy, buổi lễ diễn ra trùng với sinh nhật lần thứ tư của con trai ông Harry là Hoàng tử Archie.
Cũng sẽ có các hoàng gia, viên chức và nguyên thủ quốc gia ngoại quốc khác, trong đó, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden đại diện cho Hoa Kỳ và Phó Chủ tịch Trung Quốc Han Zheng dự kiến sẽ thay mặt Bắc Kinh tham dự.
Cũng sẽ có những người bạn của ông Charles và bà Camilla, đại diện của các tổ chức từ thiện và những người nổi tiếng, bao gồm cả Lionel Richie.
|