Bên cạnh vé máy bay tăng cao, nhiều du khách cho rằng đảo ngọc vắng khách c̣n bởi chi phí du lịch đắt đỏ, cao hơn gấp 2-3 lần những nơi khác.
Du khách Minh Hằng đến từ Hà Nội bày tỏ rất thích Phú Quốc nhưng phải nh́n nhận thực tế nơi này bây giờ khác với trước đây. “Nhà tôi đi Phú Quốc liên tục, vài tháng lại đi một lần 5-10 ngày. Thế nhưng mỗi lần đi là thấy dịch vụ nơi đây lại tăng giá, khiến tôi phải e dè”. Chị Hằng cho rằng giá vé máy bay tăng là một chuyện, c̣n việc ăn uống vui chơi cái ǵ cũng đắt, cũng tăng nên khách du lịch quay lưng là điều hiển nhiên. "Bằng số tiền đó có thể đi vài chỗ trong nước hoặc đi nước ngoài th́ ai chọn quay lại Phú Quốc nữa", chị chia sẻ.
Tại Phú Quốc vẫn xảy ra t́nh trạng “chặt chém” khách du lịch với tư tưởng “vắng mợ th́ chợ vẫn đông”. Ngoài ra, các địa điểm vui chơi trên đảo thường cách xa nhau, đi đâu th́ tiền taxi hoặc xe di chuyển cũng đắt.
Để tránh gặp phải t́nh trạng trên, chị Trần Hà My cho biết gia đ́nh đă chọn thuê ôtô tự lái ở sân bay với giá 800.000 đồng/ngày. “Tôi tiết kiệm được rất nhiều khi có thể chủ động di chuyển, không phải trả giá, kỳ kèo với tài xế taxi”, chị nói.
Trong chuyến du lịch đến Phú Quốc cách đây không lâu, chị đă chi tiêu 40 triệu cho chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm của 6 người lớn và 5 trẻ em. Mức giá trên được một số người nhận xét là hợp lư. Chị c̣n cho biết thêm du khách nên lên kế hoạch thật chi tiết cho chuyến đi của ḿnh để kiểm soát chi phí, tránh những trải nghiệm không tốt khi đến nơi đây du lịch.
Phạm Thị Thanh Phương, người thường xuyên công tác ở Phú Quốc, lư giải cho t́nh trạng giá cả đắt đỏ ở ḥn đảo này là không phải loại hải sản nào trên đảo cũng có. Một số loại như tôm hùm bông, ốc hương hay cua tự nhiên trên đảo rất ít, đa số đều phải nhập về để phục vụ du khách nên giá cả bị đội lên cao v́ phải gánh chi phí vận chuyển.
Kỳ nghỉ lễ 30/5-1/5 vừa qua, lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm so với những kỳ nghỉ trước. Nhiều du khách Việt bày tỏ sự quan tâm và quan điểm của ḿnh trước sự vắng khách kỳ lạ ở ḥn đảo này.
Quốc Nam (sống tại TP.HCM) chia sẻ: “Phú Quốc là quê tôi, hôm lễ tôi về và phải công nhận chi phí trên đảo tăng cao, cái ǵ cũng đắt. Tôi cảm thấy như người ở xứ khác xuống thành phố chơi chứ không c̣n là quê nhà”.
Tại Phú Quốc vẫn xảy ra t́nh trạng “chặt chém” khách du lịch với tư tưởng “vắng mợ th́ chợ vẫn đông”. Ngoài ra, các địa điểm vui chơi trên đảo thường cách xa nhau, đi đâu th́ tiền taxi hoặc xe di chuyển cũng đắt.
Lê Hoàng Thanh (du khách đến từ TP.HCM) cho biết ở Phú Quốc tồn tại nghịch lư là ở đảo nhưng không có nhiều băi tắm công cộng. “Không như các thành phố biển khác, bước ra đường là có thể tắm biển như Vũng Tàu, Nha Trang hay Đà Nẵng, ở Phú Quốc bờ biển được bao quanh bởi resort. Chỉ có băi Sao là băi tắm cộng đồng nhưng ở đây không được chăm sóc, nh́n nhếch nhác”.
Phú Quốc có những địa điểm đẹp như Ḥn Thơm, Phú Quốc United Center, nhưng chỉ cần đi chơi hai đêm là vừa đủ để trải nghiệm. “Gia đ́nh tôi đi 4 đêm th́ thấy dư và chán v́ không có hoạt động khác để chơi”, anh Thanh nói.
Du khách Thúy Thường (TP.HCM) cũng có nhận định tương tự. Chị cho biết ở Phú Quốc có nhiều công tŕnh lớn, khách sạn mọc lên như nấm nên băi biển bị chiếm hết.
"Chi phí cao, ít hoạt động vui chơi, trải nghiệm chuyến đi vừa rồi không tốt, tôi không có dự định sẽ trở lại Phú Quốc lần hai", nữ du khách bày tỏ.
Đến với Phú Quốc, nhiều du khách chọn tour đảo với hy vọng được tham quan, khám phá những địa điểm đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh t́nh trạng hét giá, nhiều phía làm tour cũng mang đến trải nghiệm không tốt đến với du khách.
Du khách này nhận xét nơi đây du lịch hóa một cách quá mức, tour đảo được làm như thể lùa vịt. "Ḿnh thuê cano riêng để di chuyển, điểm đến đầu tiên là chỗ ngắm san hô "bảo tồn" với mức giá một triệu đồng/người. Cả đoàn ngạc nhiên và từ chối th́ dẫn tour tỏ thái độ không mấy vui vẻ", anh Thanh nói
Sau đó đoàn được chở đến các địa điểm khác chụp ảnh check-in trong thời gian ngắn. Nam du khách nhận xét các điểm tham quan khá nhỏ, không mấy thú vị, chỉ duy nhất hoạt động bơi lặn ngắm san hô ở băi miễn phí là thoải mái.
"Ḿnh đă hy vọng sẽ có được những trải nghiệm 'thiên nhiên' nhưng không được như ư muốn. Các địa điểm khá nhỏ, lượng khách nhiều dẫn đến mất chất lượng tour", anh Thanh cho biết. Chi phí ăn uống khá cao, cách làm du lịch chưa tốt khiến nam du khách dự định sẽ đến những chỗ khác thay v́ ḥn đảo này.
*****
Một đêm muộn trung tuần tháng 12-2022, gia đ́nh tôi trở về Việt Nam thăm người thân sau hơn ba năm xa cách với nhiều mất mát v́ đại dịch Covid-19.
Niềm xúc động khi được đặt chân đến Tân Sơn Nhất bỗng nhanh chóng bị thay thế bởi sự kiệt sức và ngao ngán. Hành lư của khách trong chuyến bay nằm la liệt trên sàn nhà do băng chuyền quá bé. Trước khi lên xe, tôi phải khuân từng kiện hành lư nặng bỏ vào máy soi lần nữa, điều tôi chưa từng gặp ở một sân bay nào khác. Một khách Tây cùng chuyến lắc đầu thở dài v́ phải bước qua từng chiếc vali trên sàn nhà để t́m hành lư và khệ nệ bê chúng qua máy soi. Tôi cũng nghe một người khác thốt lên: "Ồ, sân bay đơn giản thật".
Theo thống kê, sau 11 tháng, Việt Nam chỉ đón 2,7 triệu, và hết năm dự kiến đón 3,5 triệu - kém rất xa mục tiêu năm triệu - lượt khách quốc tế trong năm 2022. Con số dự kiến đạt được của Thái Lan, Malaysia và Singapore lần lượt là hơn mười triệu, hơn chín triệu và hơn sáu triệu du khách nước ngoài.
Những con số này mang ư nghĩa ǵ?
Năm 2019, Việt Nam đạt lượng khách nước ngoài kỷ lục với hơn 18 triệu lượt người, trong khi Thái Lan, Malaysia và Singapore lần lượt thu hút 39 triệu, 26 triệu và hơn 19 triệu khách quốc tế. Trong số đó, lượng khách đến từ Trung Quốc chiếm lần lượt 31,3%, 27%, 18% và 11,8% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Năm nay, lượng khách du lịch quốc tế nh́n chung suy giảm trên quy mô toàn cầu, là hệ quả của khủng hoảng kinh tế thế giới do dịch bệnh và các xung đột chính trị. Ngoài ra, những nền du lịch vốn đón nhận lượng lớn khách từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn do nước này áp dụng chính sách "zero Covid" kéo dài. Trong top 4 quốc gia Đông Nam Á về thu hút khách quốc tế, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất với sự suy giảm lên đến hơn 5 lần (Thái Lan 3,9 lần, Singapore 3,1 lần và Malaysia 2,9 lần).
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), 2019 - năm hoàng kim của du lịch Việt Nam - tỷ lệ khách nước ngoài trở lại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 10%, trong khi của Thái Lan và Singapore lần lượt là 82% và 89%.
Các con số này cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng không bền vững và do sự ṭ ṃ ở lần đầu tiên hơn là do bị "gây nghiện" để trở lại. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, du khách quốc tế cắt giảm chi tiêu và chỉ đến một điểm nào đó v́ những lư do thiết yếu (ví dụ phục vụ công việc) hay do "bị nghiện". Các con số thống kê cho thấy Việt Nam có sức cạnh tranh yếu khi thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện ngân sách của mọi gia đ́nh trên toàn cầu bị cắt giảm mạnh.
Liên tục trong các năm trước khi xảy ra đại dịch, số lượng khách Trung Quốc đến nước ta liên tục tăng, nhưng khách Trung Quốc không được xếp vào nhóm có mức độ chi tiêu nhiều trên lănh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, v́ lợi ích trước mắt, các nhà phát triển du lịch đă dành nhiều tiềm lực để phục vụ khách Trung Quốc thay v́ đa dạng hóa thị trường hoặc tập trung vào các thị trường đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Việc sụt giảm lượng khách từ Trung Quốc, ở khía cạnh nào đó, là một cơ hội để ngành du lịch chăm chút lại cơ sở vật chất cũng như phát triển các chương tŕnh thu hút khách từ các thị trường phát triển, có mức chi tiêu cao.
Bên cạnh đó, nâng tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam sẽ là một nhiệm vụ thiết yếu trong bối cảnh liên tục thu hút khách quốc tế mới là nhiệm vụ chưa khả thi. Mùa lễ hội cuối năm, nhiều khách du lịch từ Bắc Mỹ hay châu Âu sẽ t́m đến vùng nhiệt đới nắng ấm để tránh đông và các nước Đông Nam Á là điểm đến lư tưởng. Tuy nhiên, một "sân bay đơn giản thật" kèm h́nh ảnh hành lư la liệt dưới sàn sau một chuyến bay dài mệt mỏi chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những ấn tượng đầu tiên rất tiêu cực. Một sảnh đến với nhiều góc trang trí đẹp, thường xuyên thay đổi và đặc trưng Việt Nam, có thể sẽ là góc "check-in" sống ảo của du khách và cũng là một sự quảng cáo miễn phí về Việt Nam trên các nền tảng mạng xă hội. Việc soi chiếu hành lư ngay trước cửa ra có thể được thay thế bằng hệ thống soi chiếu tự động ngay từ khi hành lư được đặt trên băng chuyền. Những điều nhỏ nhặt như vậy có thể giúp khách du lịch nhẹ nhơm người khi nhập cảnh và sẵn sàng cho các hoạt động có trả tiền ngay sau đó.
Ngành du lịch đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho GDP của Việt Nam tới hơn 10%. V́ vậy, sự sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của nền kinh tế. Đây là lúc không thể muộn hơn để ngành du lịch nh́n thấy rơ ràng điểm yếu của ḿnh và điều chỉnh kế hoạch thu hút khách quốc tế từ nhiều quốc gia, đặc biệt là từ các nguồn có mức chi tiêu cao, thay v́ chỉ phụ thuộc một vài thị trường gần gũi.
Vơ Nhật Vinh