Theo khảo sát của NHTW Nga, quư I năm nay, các công ty Nga báo cáo mức thiếu hụt nhân sự lớn nhất kể từ năm 1998.
Theo tờ Wall Street Journal, nước Nga đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt lao động tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nền kinh tế vốn đang bị đè nặng bởi các lệnh trừng phạt và bị phương Tây cô lập.
Có hai nguyên nhân chính khiến lực lượng lao động của Nga bị thu hẹp đáng kể: làn sóng di cư lớn nhất kể từ khi Liên bang Xô Viết tan ră và cuộc xung đột đ̣i hỏi huy động nhiều người tới Ukraine. Kết quả là Nga bị thiếu hụt nhân công trong nhiều ngành nghề, từ kỹ sư cơ khí, lập tŕnh viên cho đến thợ hàn.
Tháng trước, Tổng thống Putin đă yêu cầu các quan chức thực hiện các biện pháp ứng phó để cải thiện t́nh h́nh, trong đó có nhiều chính sách ưu đăi về tài chính. Trước đó chính phủ đưa ra chính sách miễn giảm thuế và cung cấp các khoản vay giá rẻ để giữ chân nhân tài công nghệ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Nga đề xuất đánh thuế đối với hàng trăm ngh́n người Nga đă di cư ra nước ngoài sau khi xung đột Ukraine nổ ra nhưng vẫn giữ công việc cũ ở Nga và làm việc từ xa. Thậm chí một số nhà làm luật đă đe dọa tịch thu tài sản của những người này.
Theo khảo sát của NHTW Nga, quư I năm nay, các công ty Nga báo cáo mức thiếu hụt nhân sự lớn nhất kể từ năm 1998, khi dữ liệu bắt đầu được thống kê. Ở thời điểm cuối năm ngoái, số lượng lao động dưới 35 tuổi giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990.
Nguồn nhân lực bị co hẹp khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt và buộc phải tăng lương mới giữ chân được nhân sự. Kéo theo đó là lợi nhuận sụt giảm và các kế hoạch đầu tư bị tŕ hoăn. NHTW Nga cảnh báo tiền lương tăng đang đẩy tăng áp lực lạm phát.
Trên toàn cầu, nhiều nước cũng đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt nhân công từ sau đại dịch, dẫn đến ṿng luẩn quẩn tăng lương và lạm phát. Tuy nhiên, rắc rối của Nga nghiêm trọng hơn hẳn và xuất phát từ những vấn đề nội tại.
Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vừa qua, có tới hơn một chục phiên thảo luận xoay quanh chủ đề thị trường lao động. Nhiều công ty trong ngành sản xuất cho biết v́ thiếu lao động nam, họ đang chuyển sang tuyển dụng lao động nữ và những lao động cao tuổi hơn. Ngoài ra nhiều công ty hạ bớt tiêu chuẩn tiểu dụng, chấp nhận làm việc từ xa và giới thiệu những chế độ đăi ngộ hấp dẫn hơn.
Cho đến nay kinh tế Nga vẫn đang diễn biến tốt hơn so với dự báo dù bị áp đặt những biện pháp trừng phạt và cô lập. Nga có thể kiên cường đến vậy nhờ nguồn thu lớn từ dầu và khí đốt, cùng với các biện pháp kích thích mạnh tay của chính phủ và khả năng ứng phó linh hoạt. Tuy nhiên, về lâu dài kinh tế Nga vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro và t́nh trạng thiếu hụt lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng.
Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số Nga (hiện đang ở mức 145 triệu người) có thể sụt giảm hơn 20% vào cuối thế kỷ này. Những lao động nhập cư vào Nga, đặc biệt từ các nước láng giềng ở Trung Á, có thể bù đắp một phần. Tuy nhiên số liệu cho thấy dù tổng lượng lao động nhập cư tăng, số lượng lao động chất lượng cao bị sụt giảm.
Quư IV/2022, trung b́nh có tới 2,5 vị trí cần tuyển người trên mỗi người đi t́m việc, tỷ lệ cao nhất kể từ 2005 theo số liệu của FinExpertiza. Khoảng 35% các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ghi nhận t́nh trạng thiếu hụt nhân công trong tháng 4, mức cao nhất kể từ năm 1996.
Trong lĩnh vực IT, tỷ lệ doanh nghiệp thiếu hụt lao động lên tới hơn 50%. Thời gian để t́m kiếm được 1 ứng viên phù hợp cũng tăng gần gấp đôi.
Dân số Nga đạt đỉnh vào năm 1994, ở mức 149 triệu người. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, con số liên tục sụt giảm. Tháng 4/2022, Nga ghi nhận số ca sinh ở mức thấp nhất kể từ thế kỷ 18.
VietBF@Sưu tầm