Điều trị nội khoa, vật lư trị liệu, phẫu thuật kịp thời và đúng cách giúp kiểm soát thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể sinh hoạt b́nh thường, ngăn biến chứng.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Kim Thành Tri, khoa Thần kinh Cột sống, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Thoát vị đĩa đệm cổ là t́nh trạng một hay nhiều đĩa đệm ở giữa những đốt sống cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép tủy sống và dây thần kinh trong ống sống.
Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ. Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp ống sống, hội chứng chèn ép tủy, thiếu máu năo, tàn phế suốt đời...
Mục tiêu của điều trị là giải nén cho rễ thần kinh và/hoặc tủy sống bị chèn ép, loại bỏ những đĩa đệm hư tổn. Điều này giúp giảm đau, ngăn ngừa t́nh trạng ngứa ran tiến triển, tê yếu ở cánh tay.
Cơn đau khởi phát tại cổ, sau đó lan đến vùng bả vai có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ. Ảnh: Freepik
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm, bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa
Dùng thuốc để giảm đau, chống viêm, làm mềm cơ, giảm đau thần kinh. Với trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng corticoid kết hợp vật lư trị liệu.
Vật lư trị liệu
Phương pháp này sử dụng sóng ngắn, sóng dài, siêu âm, xoa bóp và kéo giăn cột sống cổ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của cơ thể. Để điều trị hiệu quả, tránh chấn thương, người bệnh không tự ư kéo giăn tại nhà. Tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật
Sau 6-8 tuần điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị ngoại khoa như:
- Lấy đĩa đệm lối trước: Hàn xương liên thân đốt, có hoặc không nẹp cổ trước, sau đó dùng đĩa đệm động để tạo h́nh khớp đốt sống cổ. Hàn xương liên thân đốt là quá tŕnh loại bỏ đĩa đệm giữa hai thân đốt sống và thay thế bằng một khung chứa mảnh ghép xương cho phép xương hợp nhất với nhau.
- Mở lỗ liên hợp lối sau: Tạo một "lỗ khóa" nhỏ ở bản sống, giúp làm rộng đường ra của rễ thần kinh, giải ép rễ thần kinh. Phương pháp thường dùng cho trường hợp bệnh lư ở một rễ thần kinh do mảnh rời đĩa đệm chèn ép.
- Cắt đĩa đệm, cố định, hàn xương liên thân đốt lối trước: Loại bỏ những chồi xương, đĩa đệm bị tổn thương, hàn xương vào khoang đĩa đệm, làm vững cột sống và lấy thoát vị đĩa đệm trung tâm ra khỏi cơ thể.
- Giải ép cột sống cổ lối sau: Bác sĩ chỉ định phương pháp này cho bệnh nhân mắc bệnh lư đĩa đệm hay gai xương nhiều tầng có kèm bệnh lư tủy sống; thoát vị đĩa đệm có kèm hẹp ống sống cổ nặng, nhiều tầng.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lưu ư trong sinh hoạt để tăng hiệu quả điều trị.
- Nằm gối cao vừa phải.
- Tránh ngồi quá lâu một chỗ, vận động cột sống cổ, vai, tay bằng những động tác tự xoa bóp.
- Không xách vật nặng, đeo túi lớn.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi trời lạnh.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi và kẽm để cải thiện hệ xương khớp. Vitamin D3 và K2 giúp tăng khả năng hấp thu, giảm lắng đọng canxi.
- Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng chuyển hóa và thải trừ của cơ thể. Hạn chế đồ uống lạnh.
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường.