Dứa dại là một vị thuốc quý, phân bố nhiều ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc... Tại Việt Nam, loại cây này thường mọc dại ở các khu vực ven biển, vùng đất mặn hoặc trung du. Tất cả các bộ phận của cây dứa dại đều được dùng làm thuốc.
Quả dứa dại được biết đến với đa dạng các tên gọi khác nhau như: mạy lạ, lâu kìm, dứa gỗ, dứa gai... Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa.
Chiều cao trung bình của dứa dại từ 3 đến 5m có rễ phụ dài. Phần lá hình bản, được bao phủ bằng hai hàng gai sắc nhọn bên mép lá.
Dứa dại có hình dạng tương đương như các loại dứa thông thường khác. Tuy nhiên, các mắt dứa phồng lên tạo ra các hốc ngăn nhỏ, rõ nét và khít lại với nhau.
Cây dứa dại ra quả vào mùa đông và được thu hái vào giữa mùa hè
Quả khi chín có màu vàng tách thành từng múi nhỏ
Khi quả dứa bắt đầu già, mắt nứt, vỏ sậm màu, đanh cứng, là lúc tốt nhất để thu hoạch, phơi khô, dùng dần
Toàn bộ cây dứa dại gồm lá, quả, hạt và rễ đều được dùng làm thuốc
Quả dứa sau khi thu hoạch tách từng múi (giữ nguyên không chẻ) rồi phơi khô
Quả dứa dại sử dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, nhưng công dụng chính là dùng chữa bệnh sỏi thận, kiết lỵ, viêm gan virut...
Hầu hết các bộ phận của cây dứa rừng đều có tính lạnh, do đó nên thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn
|