Người mắc bệnh lư về đường tiêu hóa, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia dễ có nguy cơ xuất hiện khối u ác tính ở thực quản.
Theo ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thực quản là một phần của đường tiêu hóa, gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng), trực tràng và hậu môn. Thực quản có cấu trúc h́nh ống dài khoảng 25 cm, rộng 2,5 cm, nằm phía sau khí quản và trước cột sống.
Ung thư thực quản xuất hiện khi các tế bào thực quản phát triển bất thường không thể kiểm soát. Có hai loại gồm ung thư biểu mô tế bào gai (c̣n gọi là tế bào vảy, thường gặp ở thực quản trên và giữa) chiếm 95% và ung thư tế bào tuyến (thường gặp ở thực quản quản dưới và giữa) chiếm 2,5-5% trường hợp.
Các dạng ung thư thực quản ít gặp hơn (dưới 1%) gồm sarcoma, lymphoma, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, melanoma... Một số trường hợp ung thư từ các cơ quan khác di căn đến thực quản như ung thư hắc tố da, vú, vùng đầu cổ, phổi, dạ dày, gan, thận, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, xương.
Hiện chưa xác định rơ nguyên nhân gây bệnh này. Các yếu tố làm tăng nguy cơ như thói quen uống rượu bia, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học (ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, cá và dưa muối, nấm sản sinh độc tố aflatoxin, thức ăn chế biến ở nhiệt độ cao).
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, barrett thực quản, nhiễm HPV, béo ph́, cắt dạ dày, viêm teo dạ dày, tổn thương thực quản... có khả năng ung thư thực quản cao hơn người b́nh thường. Người bệnh ung thư khác như ung thư ṿm hầu, hốc miệng cũng thuộc nhóm nguy cơ.
Các yếu tố di truyền gồm bệnh Barrett thực quản gia đ́nh, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi, Tylosis (một bệnh lư di truyền hiếm gặp, gây dày sừng da ḷng bàn tay, bàn chân) làm tăng nguy cơ hơn.
Ung thư thực quản thường có triệu chứng khó nuốt, trào ngược, ợ chua, sụt cân. Ảnh: Freepik
Bác sĩ Hiếu Nhân cho biết ung thư thực quản có tiên lượng khá xấu do tiến triển nhanh, điều trị khó khăn v́ thường phát hiện khi khối u đă lan rộng. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh vẫn có thể chữa khỏi.
Giai đoạn bệnh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tiên lượng. Tùy theo giai đoạn, người bệnh ung thư thực quản có tiên lượng sống sau 5 năm khác nhau. Cụ thể ung thư giai đoạn I (ung thư giới hạn trong lớp niêm mạc) dưới 80%, giai đoạn IIA (ung thư lan đến lớp dưới niêm mạc) dưới 50-80%, giai đoạn IIB (ung thư lan đến lớp cơ niêm) dưới 20%, giai đoạn III (lan đến cấu trúc lân cận) dưới 7%, giai đoạn IV (di căn xa đến các cơ quan khác) tiên lượng xấu, dưới 3%.
Một số người bệnh giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ vài tuần hoặc kéo dài sự sống trong vài tháng. Thời gian sống trung b́nh ở giai đoạn cuối từ khoảng 4 đến 6 tháng.
Dựa vào vị trí khối u, loại tế bào, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể và mong muốn của người bệnh, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu. Các phương pháp chính là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch, kết hợp đa mô thức và cá thể hóa trong điều trị cho từng bệnh nhân.
Bác sĩ Hiếu Nhân cho biết thêm ung thư thực quản là bệnh lư ác tính với tỷ lệ mắc và tử vong khá cao. Cần tầm soát soát bệnh sớm bằng nội soi thực quản nếu có yếu tố nguy cơ di truyền như hội chứng Barrett thực quản gia đ́nh, hội chứng Bloom, Tylosis, thiếu máu Fanconi.
Nên chủ động pḥng ngừa ung thư thực quản bằng cách ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục, duy tŕ cân nặng phù hợp, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tiêm vaccine pḥng HPV.
VietBF@sưu tập