Đột quỵ ngày càng xuất hiện ở nhiều người trẻ bởi những thói xấu trong cuộc sống thường ngày.
Đột quỵ ở người trẻ từ những thói xấu
Đột quỵ hay đột quỵ do nhồi máu năo là mối đe dọa đối với tính mạng và sức khỏe của nhiều người. Bác sĩ Phạm Vĩ Nữ - Trưởng khoa Thần kinh của Bệnh viện số 2 Ninh Ba (Trung Quốc) mới đây đă chia sẻ trường hợp đáng tiếc của nam bệnh nhân 22 tuổi Liễu Định (đă thay đổi họ tên).
H́nh ảnh bệnh nhân nhồi máu năo
Theo chia sẻ, được biết, nam bệnh nhân trước đó thường có thói quen thức khuya chơi đêm và cho rằng "đi ngủ trước 2h đêm là lăng phí cuộc đời."
Vào một buổi tối, chàng trai vẫn thức khuya chơi game như thường lệ nhưng bắt đầu thấy những triệu chứng khác thường như chóng mặt, đau đầu, tay chân không c̣n linh hoạt. Đến sáng hôm sau, Liễu Định mới phát hiện không thể cử động nên đă lập tức gọi gia đ́nh. Khi được đưa đến bệnh viện, chàng trai đă bị liệt nửa người.
"V́ được đưa đến bệnh viện muộn nên đă bỏ lỡ thời gian vàng cho điều trị, thực sự đáng tiếc", bác sĩ Phạm Vĩ Nữ chia sẻ "Chàng trai mới chỉ 22 tuổi, khi đang ở độ tuổi sung măn nhất của cuộc đời nhưng lại liệt nửa người do đột quỵ."
Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, Liễu Định không chỉ thường xuyên thức khuya mà c̣n có thói quen hút thuốc hơn 10 năm nay, thường xuyên uống rượu, ngồi lâu... Sự kết hợp của nhiều yếu tố sống không lành mạnh khác nhau dẫn đến nhồi máu năo ở nhiều người trẻ.
Không chỉ riêng Liễu Định, anh Ngô (30 tuổi) - một công nhân ở Ninh Ba cũng bất ngờ cảm thấy chóng mặt vào buổi sáng kèm theo tê tay trái nhưng không mấy để tâm. Tuy nhiên, t́nh trạng mỗi lúc càng trầm trọng nên anh đă đến bệnh viện để điều trị và phát hiện nhồi máu năo.
Kết quả chụp động mạch năo cho thấy anh Ngô bị hẹp mạch máu nội sọ mức độ trung b́nh đến nặng, tương đương với mạch máu năo của một người 60 tuổi. Cùng với đó, do thói quen sử dụng nhiều đồ uống có đường nên chỉ số đường huyết của anh đă vượt qua mức tiêu chuẩn. May mắn do anh Ngô c̣n trẻ và các triệu chứng c̣n tương đối nhẹ nên chỉ cần điều trị bằng thuốc.
Sau một thời gian điều trị, triệu chứng tê chân tay, chóng mặt của anh Ngô đă cải thiện rơ rệt. Đồng thời anh cũng cho biết ḿnh đă điều chỉnh lối sống một cách tích cực, bỏ các đồ uống có đường và kiểm soát đường huyết để giảm nguy cơ nhồi máu năo tái phát.
Bác sĩ Phạm Vĩ Nữ cho biết, 20 năm trước, bệnh nhân đột quỵ chủ yếu là người già trên 60 tuổi, những năm gần đây xu hướng bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng có chiều hướng gia tăng. Những bệnh nhân đột quỵ ở độ tuổi trẻ thường có một số điểm chung như thường xuyên hút thuốc, ít vận động, có thói quen thức khuya và mắc các bệnh về lối sống như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu... mà không hề hay biết.
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ đột quỵ
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân không thể thiếu. Bác sĩ Jonathan Zeilinger (Anh) đă nêu ra một số loại thực phẩm cần tránh để giảm nguy cơ bị đột quỵ.
1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Bác sĩ Jonathan cho biết: "Phần lớn những cơn đột quỵ có liên quan đến việc tích tụ mỡ và dần h́nh thành các mảng xơ vữa trong động mạch, từ đó khiến quá tŕnh cung cấp máu cho năo bị tắc nghẽn. Chính những thực phẩm có lượng dầu mỡ cao sẽ góp phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và dễ dẫn đến đột quỵ."
Chất béo băo ḥa và chất béo chuyển hóa trong các loại thực phẩm như thịt siêu chế biến (xúc xích, dăm bông, thịt hộp...), bơ, bánh quy, đồ chiến rán nhiều dầu mỡ chính là thủ phạm chính.
2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Ngoài ra, cũng có những loại thực phẩm khác chứa nhiều muối cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ Jonathan thông tin thêm: "Huyết áp cao cũng có thể thúc đẩy quá tŕnh h́nh thành các mảng xơ vữa động mạch. Chính v́ vậy, việc hấp thụ quá nhiều muối và những thực phẩm lượng calo cao dẫn đến huyết áp tăng đột ngột cũng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ."
3. Thực phẩm chứa lượng đường cao
Không chỉ vậy, những thực phẩm có lượng đường cao như các loại đồ uống có gas, bánh ngọt... cũng là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một phần là do những thực phẩm này có khả năng dẫn đến tăng cân và tiểu đường type 2, từ đó gây tổn thương và viêm động mạch.