Mống mắt ở ngay sau giác mạc có cấu trúc như một hoành chắn ngang màu sắc tùy theo chủng tộc, ở giữa là con ngươi - lỗ đồng tử. Không phải chỉ có trong phim giả tưởng mà sự thật là mống mắt không ai giống ai nếu soi bằng kính hiển vi phóng đại.
Vân tay có thể trùng hay bị làm giả nhưng mống mắt th́ không thể. Điều này khiến các nhà nhân chủng học, h́nh sự, nhận dạng sân bay đă quyết định scan mống mắt để xác định nhân thân thay thế dần cho lấy dấu vân tay.
Nếu chỉ là kê khai hay mô tả màu mống mắt th́ đơn giản: nâu, đen, xanh, nhưng nếu đưa cấu trúc mống mắt vào nhận diện, định danh cá nhân th́ có lẽ phức tạp hơn. Sẽ phải scan cấu trúc chi tiết mống mắt với đầy đủ màu sắc, cấu trúc bề mặt giống như bản đồ hóa vùng địa lư nào đó rồi số hóa để lưu vào kho dữ liệu cá nhân. Khi cần sẽ được đem ra xác định danh tính dựa trên nền tảng lư luận là gần như không ai có cấu trúc mống mắt hoàn toàn giống nhau.
Thực tế vẫn có những vấn đề nảy sinh khiến kho dữ liệu mống mắt của ai đó phải thay đổi hay làm mới, v́ mống mắt có thể thay đổi màu sắc hay cấu trúc do nhiều bệnh lư: chấn thương mắt, xuất huyết nội nhăn, viêm mống mắt thể mi (viêm màng bồ đào), sau phẫu thuật nội nhăn, viêm mống mắt dị sắc của Fuchs, hội chứng Horner, bệnh Glôcôm và tác dụng phụ của một số thuốc điều trị nó, hội chứng phân tán sắc tố mống mắt, bệnh nhiễm hắc tố mắt, hội chứng Posner-Schlossman, bệnh lộn màng bồ đào, khối u mống mắt, bệnh tiểu đường, tắc tĩnh mạch trung tâm vơng mạc, hội chứng Chediak-Higashi.
Rất nhiều hội chứng bẩm sinh có thể khiến 2 mắt có màu mống mắt không giống nhau, cấu trúc mống mắt cũng có dị biệt, số lượng và h́nh dáng đồng tử cũng biến đổi. May thay trẻ mắc những hội chứng trên thường kèm theo những biến loạn về sọ - mặt, rối loạn chuyển hóa, dị thường về xương cơ khớp… nên thường sẽ được đưa đến khám bác sĩ mắt từ rất sớm.
Cha mẹ, người thân của trẻ cần biết khuyết tật của con để phối hợp cơ quan chức năng khi định danh cá nhân bằng mống mắt được triển khai.
|