5 trường hợp không được tiêm ngừa HPV, gồm: người có phản ứng quá mẫn (bị dị ứng với thành phần của vaccine) với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vaccine HPV; người có phản ứng quá mẫn cảm sau khi tiêm mũi HPV trước đó; người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng; người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loăng máu; phụ nữ mang thai.
Tức là những người bị dị ứng với thành phần của vaccine hoặc có phản ứng dị ứng sau tiêm chủng loại vaccine đó sẽ không được chích. T́nh trạng bệnh cấp tính và rối loạn đông máu có thể chủng ngừa khi được điều trị ổn định, tránh các phản ứng sốc không mong muốn trong quá tŕnh tiêm.
Ở phụ nữ mang thai, hiện không có bằng chứng cho thấy mũi ngừa HPV sẽ ảnh hưởng hoặc gây hại cho thai nhi, tuy nhiên vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định vaccine an toàn với thai phụ. Các chuyên gia không khuyến cáo tiêm chủng rộng răi cho phụ nữ mang thai, thay vào đó yêu cầu hoàn thành lịch tŕnh chích ngừa tối thiểu một tháng trước khi có bầu.
Vaccine HPV có thể ngừa 9 chủng virus HPV nguy cơ cao, pḥng bệnh cho cả nam và nữ. Ảnh: Nhật Linh
Hiện Việt Nam có hai vaccine HPV là Gardasil và Gardasil 9 ngừa lần lượt 4 và 9 chủng virus nguy cơ cao. Gardasil có phác đồ 3 mũi cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi. Gardasil 9 tiêm được cho cả nam và nữ từ 9-26 tuổi với phác đồ 2 mũi ở trẻ từ 9-14 tuổi và 3 mũi cho người từ 15-26 tuổi.
Trước khi chủng ngừa, bác sĩ sẽ khám sàng lọc từng trường hợp cụ thể và không cần xét nghiệm, tuy nhiên mọi người cũng nên khai báo đầy đủ thông tin về t́nh trạng sức khỏe, thuốc đang sử dụng để nhận tư vấn chính xác nhất.
Nếu thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm chủng, mọi người có thể pḥng ngừa HPV bằng cách giữ ǵn vệ sinh cá nhân, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, quan hệ t́nh dục t́nh dục an toàn, lành mạnh.
VietBF@sưu tập