Bạn có thể sổ mũi sau khi ăn một số thực phẩm như món cay, bị dị ứng phấn hoa hoặc khói bụi; t́nh trạng có thể hết khi không tiếp xúc với các tác nhân này.
Sổ mũi là triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh, cúm, dị ứng. Một số người cũng có thể chảy nước mũi khi ăn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là t́nh trạng mũi bị kích thích và viêm do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Một số người có thể xuất hiện phản ứng dị ứng này với thực phẩm. Bệnh được chia thành các dạng gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.
Triệu chứng thường gặp gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi; đỏ mắt, chảy nước mắt; hắt x́ liên tục; có thể khó thở, mệt mỏi.
Viêm mũi không dị ứng
Đây là t́nh trạng viêm xảy ra ở những phần bên trong của mũi. Nguyên nhân không phải do dị ứng mà do các mạch máu trong mũi giăn ra, làm cho niêm mạc mũi ứ máu và chất nhầy.
Nguyên nhân khác có thể gây ra sự giăn rộng bất thường của các mạch máu hoặc viêm niêm mạc ở mũi như phản ứng quá mức của các dây thần kinh trong mũi.
Viêm mũi vị giác
Viêm mũi vị giác là loại viêm mũi không dị ứng, do thức ăn gây ra. Thực phẩm làm kích hoạt viêm mũi vị giác như tiêu, cà ri, bột ớt, nước sốt cay, ớt, hành, wasabi... Khi tiêu thụ những món này, dây thần kinh cảm giác sinh ba (c̣n gọi là dây thần kinh số V) bị kích thích, khiến nước mũi chảy ra hoặc tắc nghẽn, có đờm trong cổ họng.
Ăn thức ăn cay có thể gây chảy nước mũi. Ảnh: Freepik
Viêm mũi vận mạch
Ngoài dị ứng v́ thực phẩm, viêm mũi vận mạch cũng xuất hiện khi ngửi nước hoa, khói thuốc lá, uống rượu, tập thể dục, chất lượng không khí kém, căng thẳng, thời tiết, mắc một số bệnh mạn tính, thay đổi nội tiết tố hoặc người bệnh có tiền sử nghẹt mũi, áp lực xoang và ho. T́nh trạng sưng và kích ứng ở mũi gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu, ho.
Dị ứng thực phẩm
Phát ban là một trong những triệu chứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng. Mặc dù dị ứng thực phẩm thường không gây sổ mũi nhưng có thể nghẹt mũi trong ṿng hai giờ sau khi ăn động vật có vỏ, đậu phộng, trứng, bơ, sữa, lúa ḿ, đậu nành...
Người bệnh có thể ngăn triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách tránh tác nhân gây dị ứng hoặc thực hiện xét nghiệm da, máu.
Để điều trị, người bệnh có thể dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi. Người đang mang thai, cho con bú, huyết áp cao, tiền sử bệnh tim, cường giáp (tăng sản xuất hormone tuyến giáp) nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trường hợp dị ứng thực phẩm có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy hoặc có phản ứng nghiêm trọng với một loại thực phẩm nào đó, người bệnh nên đi khám. Nguy cơ cao sốc phản vệ do dị ứng có thể xảy ra với người trong độ tuổi thanh thiếu niên, từng phản ứng phản vệ với chất gây dị ứng trong quá khứ, mắc bệnh hen suyễn, dị ứng với đậu phộng.
VietBF@sưu tập