Theo bài công bố trên Nutrients, các thí nghiệm trên mô h́nh chuột cho thấy nếu sử dụng liều tối đa, chiết xuất từ cây muối có thể kéo giảm nồng độ axit uric trong máu lên tới gần 40%.
Các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học và Kỹ thuật thực phẩm - Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh (Trung Quốc) cho biết họ đă sử dụng một loại men chiết xuất từ quả của loài cây có danh pháp khoa học là Rhus chinesis Mill cho thử nghiệm.
Đó là một loài cây mọc và cả được trồng nhiều ở Trung Quốc cũng như một số quốc gia Đông Nam Á, từ lâu đă được ứng dụng trong y học cổ truyền.
Tại Việt Nam, loài cây này được gọi là cây muối, mọc hoang phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và cả một số tỉnh phía Nam. Những nốt dài ở trên cuống lá và cành do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis là vị thuốc "ngũ bội tử", được dùng trong Đông y.
Trong nghiên cứu, các tác giả đă khám phá ra cơ chế đặc biệt của chiết xuất cây bmuoosi, khi nó điều chỉnh một số enzyme, protein liên quan việc tăng axit uric ở các con chuột được cho ăn với hàm lượng purine cao.
Ở con người, việc "nạp" purine quá mức xảy ra khi tiêu thụ quá dư thừa đạm, nhất là thịt đỏ, hải sản... hoặc dùng quá nhiều đồ uống có cồn. Purine quá cao làm tăng axit uric máu, tiền đề cho các cơn gout (gút) đau đớn.
Ngoài ra, chiết xuất cây muối c̣n giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương do hàm lượng axit uric quá cao trong máu gây ra, chủ yếu do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tốt.
Từ các kết quả trên, các nhà khoa học kết luận rằng cây muối cần đưa vào các nghiên cứu chức năng sâu hơn nhằm tạo ra một phương thuốc bổ sung cụ thể để điều trị tăng axit uric máu, một "vấn đề thời đại".
Tuy vậy, lời khuyên chung của các bác sĩ luôn là "trị từ gốc", tức giảm bia rượu và có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn khi bạn phát hiện axit uric tăng cao lúc làm xét nghiệm, hoặc nặng hơn là đă bị bệnh gout.
|