Rất nhiều người quan tâm có nên trồng hoa Thiết Mộc Lan ở cổng nhà không, làm cách nào để cây ra hoa nhiều và liên tục.
Hoa Thiết Mộc Lan là gì?
Cây thiết mộc lan (cây phát tài khúc hay cây phất dụ thơm) là loại cây cảnh thân gỗ, nhiều lá có nguồn gốc từ Tây Phi, thuộc họ Dracaenaceae. Điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt.
Cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt. Ví dụ các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,... đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Hoa của thiết mộc lan thường nở vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, hoa mọc thành chùm, màu trắng và toả hương thơm dịu nhẹ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc sai cách thì thiết mộc lan có thể sẽ không ra hoa trong vài năm liên tiếp.
Điểm độc đáo của thiết mộc lan là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt. Đồng thời, cây có thể sinh trưởng tốt cả trong môi trường thiếu sáng.
Có sức sống bền bỉ và xanh mướt, thiết mộc lan thường được nhiều người dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà, văn phòng công ty hoặc cửa hàng kinh doanh.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thiết mộc lan
Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.
Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp.
Trong đó:
2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn toàn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
5 cành: Biểu tượng của sức khỏe.
8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc.
9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Có nên trồng thiết mộc lan ở cổng nhà không?
Với những ý nghĩa phong thủy mang lại và vẻ đẹp của mình, loại cây này phù hợp để trồng trước cửa, bên cạnh hay đặt trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở bất cứ nơi nào tùy thích.
Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì
Cây thiết thường mua về để trưng trong nhà, văn phòng và được tặng với mong muốn mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Theo phong thủy thì cây thiết mộc lan nên trồng ở hướng đông hay đông nam, đây là hướng có ánh sáng tốt vì vậy tượng trung cho sự phát đạt.
Theo các quy luật tương sinh trong ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc và có mối quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa vì Mộc sinh Hỏa, do đó cây thiết mộc lan thích hợp với cả hai gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Những người thuộc mệnh Mộc đều có thể trồng cây này:
Nhâm Ngọ (1942, 2002),
Kỷ Hợi ( 1959, 2019),
Mậu Thìn (1988, 1928),
Quý Mùi (1943, 2003),
Nhâm Tý (1972),
Kỷ Τỵ (1989),
Canh Dần (1950, 2010),
Quý Sửu (1973),
Tân Mão (1952, 2011),
Canh Thân (1980),
Mậu Tuất (1958, 2018),
Tân Dậu (1981).
Ngoài ra, còn có tuổi Mão mang mệnh Mộc (Tân Mão -1951) và Hỏa (Đinh Mão – 1987).
Hướng dẫn chăm sóc cây thiết mộc lan đúng cách
Cách chăm sóc thiết mộc lan thể hiện ở liều lượng phân bón, thời gian bón phân, liều lượng nước tưới, cách cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của chúng tôi để bạn trồng cây tươi tốt.
Tưới nước định kỳ
Chăm sóc cây thiết mộc lan là nhìn chung tương đối dễ dàng. Đây là loài cây ưa khô và chịu được môi trường thiếu ánh nắng. Do đó, bạn chỉ nên tưới nước 2 lần/tuần cho cây.
Khi cây bị úng nước có thể gây nên hiện tượng thối vỏ ngoài của gốc. Điều này không làm cây chết nhưng sẽ làm phần gốc thiếu thẩm mỹ. Do đó, bạn không nên tưới nước quá đậm và thường xuyên.
Bón phân
Bón phân là hoạt động không thể thiếu khi trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan. Đối với cây chỉ nuôi lấy cành, bạn có hai giai đoạn bón phân là bón lót và bón thúc. Với những cây nuôi để lấy hoa, bạn có 4 giai đoạn bón là bón lót, bón thúc, bón khi ra hoa và bón phục hồi.
Giai đoạn bón lót được thực hiện từ khi bạn chuẩn bị đất trồng cho cây. Liều lượng bón lót cho một gốc cây như sau:
2 – 3kg phân chuồng đã ủ hoai mục. Bạn nên lựa chọn phân của gia súc như bò, heo để phân không bị nóng.
50g phân NPK 10-50-10.
Giai đoạn bón thúc được thực hiện sau khi cây trồng được 25 – 30 ngày. Bón thúc giúp kích thích cây mọc thêm cành nhỏ, lá vươn dài, thớ lá to và màu sắc đẹp. Liều lượng bón thúc trong quá trình chăm sóc cây thiết mộc lan:
50g phân NPK 30-10-10.
10g phân ure.
10g bột vỏ sò, vỏ trai nghiền mịn.
Lần bón sau cách lần bón trước 30 ngày.
Khi cây ra hoa, chất dinh dưỡng trong cây sẽ tập trung để nuôi bộ phận này. Ở giai đoạn trổ bông, bạn có thể sử dụng phân NPK để hoa nở đẹp, nở bền và có mùi. Liều lượng bón phân cho cây thiết mộc lan nuôi hoa:
50g phân NPK 15-5-27.
10g kali.
50g bột vỏ sò hoặc vỏ trai nghiền mịn.
Lần bón sau cách lần bón trước 20 ngày.
Hoa thiết mộc lan vô cùng bền. Thời gian từ khi nở hoa đến khi hoa khô tàn hoàn toàn có thể kéo dài trên 1 tháng. Do vậy, khi kết thúc thời gian nở hoa, bạn cần bón phục hồi cho rễ, thân và lá. Liều lượng phân bón khi chăm sóc cây thiết mộc lan giai đoạn phục hồi:
50g phân NPK 30-10-10
15g phân ure bón lá.
Để đảm bảo quá trình bón phân có hiệu quả nhất, khi bón, bạn nên vùi phân xuống mặt đất. Đồng thời, vị trí rắc phân nên cách 5 – 10cm so với gốc cây.
VietBF@sưu tập