2/25
Việc nhiều nghị sỹ Mỹ đổ về Đài Bắc đang khiến Trung Quốc cảm thấy không thoải mái.
"Nếu chúng tôi bắt đầu cử các phái đoàn chính thức đến Honolulu để gặp gỡ những nhà lănh đạo ly khai muốn Hawaii độc lập khỏi Hoa Kỳ th́ sao? Quư vị sẽ làm ǵ nếu chúng tôi bắt đầu bán vũ khí cho họ?"
Dù nghe có vẻ khập khiễng, nhưng đây là lập luận thường được sử dụng bởi những “anh hùng bàn phím” Trung Quốc.
Những người này lên mạng xă hội để lên án bất kỳ chuyến thăm Đài Loan nào của giới chức Hoa Kỳ, đặc biệt là của các thành viên quốc hội.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà rốt cuộc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Do đó, những chuyến thăm từ phía Hoa Kỳ được những người dùng mạng xă hội Trung Quốc này đánh giá là hành động khiêu khích và can thiệp nội bộ không thể chấp nhận được.
Đương nhiên, những chuyến đi nói trên, như chuyến thăm trong tuần này của Dân biểu Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban Các Vấn đề về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ, lại được Washington và Đài Bắc nh́n nhận rất khác.
Đài Bắc, với hiến pháp riêng và các nhà lănh đạo dân cử, luôn coi ḿnh độc lập với Trung Quốc đại lục.
Dù vậy, diễn biến này thực sự làm dấy lên nghi vấn: mục đích thực sự của Mỹ là ǵ.
Liệu đây có phải sự hỗ trợ chân thành của Mỹ nhằm giúp kiềm chế Trung Quốc, hay đây chỉ là chiêu tṛ nhằm chọc giận Bắc Kinh và củng cố quan điểm rằng Washington hài ḷng với việc Đài Loan độc lập vĩnh viễn khỏi Trung Quốc?
Nhật Bản nhắn ông Trump: Không kư thỏa thuận nào với Trung Quốc!
3 tháng 2 năm 2024
Bầu cử Đài Loan: Các ứng cử viên là ai và v́ sao thế giới cần quan tâm?
5 tháng 1 năm 2024
Quân đội và chính phủ Trung Quốc mua chip Nvidia bất chấp lệnh cấm của Mỹ
15 tháng 1 năm 2024
Những chuyến thăm như vậy không phải là không có hậu quả.
Cách Mỹ xử lư mối quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan góp phần quyết định việc liệu thế bế tắc căng thẳng ở hai bờ eo biển Đài Loan sẽ giữ nguyên hay trở nên tồi tệ hơn.
“Chúng tôi tới đây để tái khẳng định rằng Mỹ ủng hộ Đài Loan và bày tỏ sự đoàn kết trong cam kết chung của chúng tôi đối với các giá trị dân chủ,” Nghị sĩ Ami Bera và Mario Díaz Balart nói trong chuyến thăm Đài Loan vào tháng Giêng.
Họ là những người đầu tiên tới Đài Bắc sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 13/1/2024.
Giờ th́, dân biểu diều Gallagher - người đă nói với tờ Guardian vào năm ngoái rằng Trung Quốc nhắm tới việc “khiến chúng ta trở nên phụ thuộc, nhục nhă và vô giá trị trên trường quốc tế,” – tới Đài Bắc, cùng nhiều đồng nghiệp, chỉ một tháng sau đó.
Có vẻ như họ không phải là những người cuối cùng.
Từ năm 2016, số lượng các phái đoàn nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ tới Đài Bắc gia tăng đáng kể.
Theo thống kê của viện nghiên cứu Global Taiwan, năm ngoái đă có 32 nhà lập pháp Hoa Kỳ đến Đài Bắc, so với 6 người hồi năm 2018.
Tổng thống Thái Anh Văn gặp Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Ami Bera (phải) và Mario Díaz-Balart vào tháng 1/2024NGUỒN H̀NH ẢNH,EPA
Chụp lại h́nh ảnh,
Tổng thống Thái Anh Văn gặp Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Ami Bera (phải) và Mario Díaz-Balart vào tháng 1/2024
Xu hướng này được Tổng thống Đài Loan đương nhiệm Thái Anh Văn tích cực khuyến khích và dường như cũng không có vẻ bị phía Mỹ phản đối.
Thật vậy, Tổng thống Joe Biden là người công khai bảo vệ Đài Loan nhất trong số các lănh đạo Hoa Kỳ- mặc dù vẫn tiếp tục cam kết theo chính sách Một Trung Quốc của Mỹ.
“Điều này rất quan trọng,” ông J Michael Cole, cựu nhân viên t́nh báo Canada và từng là cố vấn cho Tổng thống Thái Anh Văn, nói.
"Tuy Mỹ luôn nói rằng chúng tôi có một cam kết vững chắc với Đài Loan, nhưng cần có những hành động công khai. Đó là điều sẽ khiến Bắc Kinh lo lắng, và thu hút báo giới viết về nó.”
Không giống như khoản tài trợ trị giá 80 triệu USD (1.966 tỷ VND) ông Biden phê duyệt vào tháng 11, những chuyến thăm này là cách ít tốn kém hơn để Mỹ tái đảm bảo với người dân Đài Loan rằng những ǵ Mỹ nói là thật ḷng.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những chuyến thăm cấp cao này gia tăng niềm tin của người dân vào mối quan hệ Mỹ-Đài,” ông Trần Phương Ngung, nhà khoa học chính trị tại Đại học Đông Ngô ở Đài Bắc, nói.
Ông giải thích thêm rằng những chuyến thăm này khiến những người c̣n hoài nghi việc Mỹ có thực sự can thiệp nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công có thái độ thân thiện hơn với Washington.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đă bị tiêm nhiễm bởi những thuyết âm mưu mà chủ yếu bắt nguồn từ phía bên kia eo biển Đài Loan.
Họ cho rằng Mỹ đang đẩy Đài Bắc vào con đường chiến tranh với Trung Quốc, y hệt như những ǵ mà những người theo thuyết âm mưu nói về Mỹ khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Trong khi đó, các nghị sĩ Mỹ có những lư do riêng, không phải lúc nào cũng vô tư, để tới Đài Bắc.
‘Cuộc hành hương’ đến Đài Bắc ngày càng trở thành một cách cho những người cánh hữu đánh bóng h́nh ảnh chống Trung Quốc của họ trước cử tri Mỹ ở quê nhà, mặc dù phe cánh tả hiện cũng không kém nhiệt t́nh trong việc chứng minh lập trường cứng rắn của họ khi đề cập đến Bắc Kinh.
Máy bay chở bà Thái Anh Văn đáp xuống Đài Loan hồi tháng 8/2023NGUỒN H̀NH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại h́nh ảnh,
Máy bay chở bà Thái Anh Văn đáp xuống Đài Loan hồi tháng 8/2023
Tần suất tăng dần và việc công khai rầm rộ các chuyến thăm này cho thấy những thay đổi rơ rệt của mối quan hệ Mỹ-Trung.
"Trước năm 2016, mọi người nghĩ rằng các chuyến thăm nên kín kẽ," ông Trần Phương Ngung nói. "Họ muốn tránh chọc giận Trung Quốc. Nhưng giờ đây ngày càng nhiều người nhận ra rằng bất kể họ làm ǵ cũng vẫn sẽ chọc giận Trung Quốc."
Mối quan hệ giữa Đài Loan và Quốc hội Hoa Kỳ có lịch sử lâu dài và sâu sắc.
Năm 1979, khi Tổng thống Jimmy Carter cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh, chính Quốc hội Hoa Kỳ đă buộc ông kư Đạo luật Quan hệ Đài Loan.
Chính đạo luật này là nền tảng cho mối quan hệ với Đài Bắc cho tới nay.
Đạo luật này cam kết rơ ràng rằng Hoa Kỳ phản đối mọi nỗ lực bằng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan và sẽ cung cấp đầy đủ vũ khí để Đài Loan tự vệ trước Trung Quốc.
Những năm 1970, Đài Loan đang trong chế độ độc tài quân sự, c̣n đồng minh Mỹ là nền cộng ḥa dân chủ.
Chiến tranh lạnh vẫn c̣n rất căng thẳng, và ḥn đảo này được coi là một thành tŕ chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Hiện nay, dù việc chống cộng sản có thể vẫn đóng một vài tṛ nhỏ, sự đoàn kết với một nền dân chủ khác quan trọng hơn rất nhiều.
Đài Loan không c̣n là một vấn đề của Đảng Cộng ḥa nữa.
Sau những sự kiện như chiến tranh thương mại của ông Trump, những tranh căi về nguồn gốc của Covid và bóng bay gián điệp bị phát hiện ở Mỹ, sự ủng hộ dành cho Đài Loan nay đến từ cả hai đảng.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng có những lợi ích quan trọng về an ninh quốc gia và kinh tế gắn liền với Đài Loan, cụ thể là ngành thương mại bán dẫn.
Tất cả những điều này có nghĩa rằng, không giống Ukraine, không có ai trong Quốc hội Hoa Kỳ kêu gọi cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.
Phản ứng ở Trung Quốc về cuộc gặp giữa bà Thái Anh Văn và bà Nancy PelosiNGUỒN H̀NH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại h́nh ảnh,
Phản ứng ở Trung Quốc về cuộc gặp giữa bà Thái Anh Văn và bà Nancy Pelosi
Nhưng câu hỏi vẫn c̣n đó. Liệu những chuyến thăm có thực sự lợi bất cập hại?
Khi bà Nancy Pelosi tới Đài Loan vào năm 2022, Bắc Kinh đă đáp trả bằng cách, lần đầu tiên, bắn tên lửa đạn đạo qua không phận ḥn đảo, bao gồm cả thủ đô Đài Bắc.
Các cuộc thăm ḍ dư luận được thực hiện sau đó cho thấy đa số người dân ở đây cho rằng chuyến thăm đă làm tổn hại đến an ninh của Đài Loan.
Hiện nay, những chuyên gia nghiên cứu Đài Loan thường xuyên trích dẫn câu châm ngôn cũ của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt: "Nói nhỏ nhẹ, và mang theo một cây gậy lớn.”
Ông J Michael Cole cho rằng đó chính xác là cách Mỹ và Đài Loan đang thực hiện.
Ông nói rằng các chuyến thăm của nghị sỹ Mỹ có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng là hoạt động quảng bá tốt cho cả Đài Bắc và các thành viên quốc hội.
Trừ trường hợp ngoại lệ là chuyến thăm của bà Pelosi, những chuyến thăm này không nghiêm trọng tới mức khiến Bắc Kinh khó chịu.
Tuy nhiên, những chuyến thăm này thực sự có ư nghĩa ǵ đối với quan hệ Mỹ-Đài Loan, ông J Michael Cole đặt câu hỏi.
Xét cho cùng, "những khía cạnh thực sự quan trọng... chẳng hạn như việc tăng cường các đối thoại cấp cao về t́nh báo, quốc pḥng, th́ lại không được đưa tin."
"Đó là những hoạt động mang tính xây dựng," ông tiếp tục, "và Mỹ lại kiên quyết rằng chính phủ Đài Loan không nên công khai chúng."
|
|