Hiện nay đang là giai đoạn chuyển mùa từ cuối xuân sang hè, điều kiện thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm gia tăng. Liên quan đến cúm A/H5N1, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Trong các loại thịt gia cầm th́ thịt gà vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng nhờ tính đa dạng trong chế biến các món ăn như thịt gà rang, thịt gà hấp, xào, hầm, gà luộc, salad thịt gà,... Việc sơ chế và chế biến thịt gà đúng cách sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh như các loại vi trùng Campylobacter, Salmonella hoặc Clostridium perfringens,...
1. Cẩn thận khi rửa thịt gà
Nhiều bà nội trợ lựa chọn rửa thịt gà với nước lạnh, chần gà với nước ấm hoặc rửa dưới ṿi nước mạnh để làm sạch bụi bẩn cũng như các vụn lông c̣n sót lại. Tuy nhiên việc rửa như vậy có thể khiến các bọt nước lẫn vi khuẩn bám lên bề mặt bồn rửa, bếp hoặc các thức ăn xung quanh dẫn tới lây nhiễm chéo.
Ngâm thịt gà với nước muối loăng khoảng 30 phút trước khi chế biến (Ảnh: Internet)
Cách rửa thịt gà đúng nhất là ngâm thịt gà trước khi chế biến bằng nước muối pha loăng trong khoảng 30 phút rồi rửa lại nhẹ nhàng bằng nước lạnh nhiều lần, hạn chế để nước bắn lên nhiều trong khi rửa. Khu vực rửa thực phẩm cũng không nên để các thực phẩm chín xung quanh, tránh cho vi khuẩn bị lây nhiễm chéo.
Sau khi rửa xong, sử dụng khăn giấy thấm lại thịt gà để không rồi bỏ giấy ăn vào thùng rác, không dùng lại. Nếu quá tŕnh rửa khiến nước bắn ra ngoài, hăy sử dụng dung dịch vệ sinh bếp chuyên dụng để lau sạch. Cuối cùng, đừng quên rửa tay thật sạch sau khi sơ chế thịt gà bởi nếu dùng bàn tay vừa sơ chế gà để lấy bát đĩa hay mở tủ lạnh, các bề mặt sẽ dễ dàng chứa đầy vi khuẩn nguy hiểm.
2. Nhận biết thịt gà bị hỏng
Điều quan trọng để tránh ngộ độc hay nhiễm khuẩn từ thịt gà chính là nắm được cách nhận biết, dấu hiệu thịt gà bị hỏng. Từ màu sắc, kết cấu đến mùi - bạn có thể dựa vào đó để xem thịt gà có an toàn để nấu ăn hay không.
+ Mùi: Một cách chắn để biết liệu thịt gà mà bạn mua có bị hỏng hay không chính là ngửi mùi. Mùi của thịt gà mới tươi sẽ nhẹ c̣n thịt gà bị hỏng có mùi khai, chua, hôi đặc trưng tựa như trứng thối.
+ Màu sắc: Thịt gà tươi có màu hồng nhạt tới trắng ngà trong khi thịt gà bị hỏng sẽ có những vùng màu sắc bất thường như xanh, xám hoặc vàng.
+ Kết cấu: Kết cấu của thịt gà bị hỏng sẽ không có độ đàn hồi nếu dùng ngón tay ấn vào thịt gà. Thịt gà bị hỏng cũng có bề mặt nhớt, nhầy kém săn chắc so với thịt gà tươi.
Cuối cùng, nếu mua thịt gà đóng sẵn ở cửa hàng, bạn cần kiểm tra thời hạn đóng gói trên hộp, nếu thịt đóng gói trong bao b́ lỏng lẻo, phồng rộp hoặc không kín th́ khả năng lớn là miếng thịt gà đó sẽ không có độ tươi ngon và dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Lưu ư rằng, dù ngày đóng dấu trên hộp thịt gà là ngày nào th́ thịt gà sống chỉ có thời hạn sử dụng là hai ngày khi được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
3. Bảo quản thịt gà đúng cách
Thịt gà có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong tủ đông. Thời hạn sử dụng thịt gà khi bảo quản là khác nhau với mỗi loại bảo quản.
Khi mua gà và mang trở về nhà, hăy nhanh chóng cho gà vào ngăn mát tủ lạnh và nấu trong tối đa hai ngày. Lưu ư tránh để nước tiết từ thịt gà nhỏ vào các thực phẩm khác. Với gà đă được nấu chín kĩ th́ bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa bốn ngày, điều kiện là thịt gà cần để trong hộp kín và thịt gà được cất vào ngăn mát trong ṿng hai giờ sau khi nấu chín trong nhiệt độ dưới 4 độ C.
Với tủ đông, để thịt gà có chất lượng, hương vị và kết cấu tốt nhất, người dùng có thể giữ gà sống nguyên con trong tủ đông lên đến một năm, các bộ phận riêng biệt khoảng chín tháng; nội tạng và thịt gà xay có thể bảo quản từ ba đến bốn tháng. Thịt gà đă nấu chín có thể được bảo quản trong tủ đông từ hai tới sáu tháng.
Khi bảo quản thịt gà sống trong tủ đông, bạn cần ép tối đa túi đựng thực phẩm để loại bỏ không khí càng nhiều càng tốt.
4. Ră đông thịt gà
Để ră đông thịt gà sống một cách đúng cách, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:
- Ră đông trong tủ lạnh: Đây là phương pháp ră đông an toàn nhất. Bạn chỉ cần chuyển thịt gà từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh và để qua đêm. Thời gian ră đông sẽ phụ thuộc vào khối lượng của thịt gà.
- Sử dụng nước lạnh: Đặt thịt gà trong túi kín hoặc túi zip và nhúng vào nước lạnh. Thay nước lạnh mỗi 30 phút cho đến khi thịt gà ră đông hoàn toàn.
- Sử dụng ḷ vi sóng: Sử dụng chức năng ră đông của ḷ vi sóng. Lưu ư, sau khi ră đông bằng ḷ vi sóng, bạn nên chế biến ngay lập tức.
Sau khi ră đông thịt gà cần chế biến ngay để tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (Ảnh: Internet)
- Không để thịt gà ră đông ở nhiệt độ pḥng: Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Sau khi ră đông, bạn nên chế biến thịt gà ngay lập tức để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thịt gà đă ră đông có đông lạnh lại được không?
Bạn có thể đông lạnh lại thịt gà, nhưng tùy thuộc vào cách ră đông mà có thể cần phải nấu chín trước. Cụ thể, thịt gà ră đông trong tủ lạnh có thể được đông lạnh lại trong ṿng hai ngày kể từ khi ră đông. Với gà được ră đông trong ḷ vi sóng hay nước lạnh, bạn cần phải nấu chín trước khi cấp đông lại do nhiệt độ từ ḷ vi sóng có thể khiến các protein chín hơn và việc đông lạnh lúc này có thể khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp phát triển khi đông lạnh lại và gây nguy hiểm khi ăn vào lần tới.
5. Thịt gà chín ở bao nhiêu độ?
Do nhiêu loại vi trùng trên thịt gà (nếu có) chỉ bị tiêu diệt khi được nấu chín nên việc làm chín thịt gà kĩ trước khi ăn đóng vai tṛ quan trọng để pḥng ngừa ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn, chẳng hạn như Salmonella.
Theo CDC, khi nấu thịt gà, cần đảm bảo nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn là 74 độ C khi kiểm tra bằng nhiệt kế thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus H5N1. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là việc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm bệnh được khuyến khích. Nằm trong nhóm cần có nhiệt độ bên trong tối thiểu là 74 độ C như thịt gà là thịt động vật, thức ăn thừa, các loại thịt hầm.
6. Ngộ độc thực phẩm từ thịt gà
Ăn thịt bị gà nhiễm khuẩn có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ phụ thuộc vào loại vi trùng mà bạn nhiễm phải nhưng thông thường, ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, kéo dài dẫn tới mất nước.
Các loại vi trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm từ thịt gà có thể kể đến như:
-Nhiễm Salmonella
Triệu chứng nhiễm khuẩn salmonella thường dẫn tới tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Bạn cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày.
- Nhiễm Campylobacter
Những người nhiễm phải vi khuẩn Campylobacter thường bị tiêu chảy (hay có máu trong phân), sốt và co thắt dạ dày (đau quặn bụng). Đôi khi, tiêu chảy c̣n kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
- Nhiễm Clostridiumperfringe ns
Các triệu chứng nhiễm Clostridium perfringens có thể kể đến như tiêu chảy ra nước và đau thắt bụng. Nôn mửa và sốt là triệu chứng không thường gặp. Các triệu chứng điển h́nh thường giải quyết trong ṿng 24 giờ; các trường hợp nặng hoặc tử vong hiếm khi xảy ra.
- Nhiễm H5N1
Triệu chứng của bệnh cúm A H5N1 có thể được phân làm 3 nhóm chính. Những nhóm triệu chứng này bao gồm các triệu chứng của nhiễm virus, các triệu chứng đường hô hấp và các triệu chứng ngoài hô hấp.
+ Triệu chứng nhiễm virus: Các triệu chứng nhiễm virus như sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu,... thường phổ biến ở hầu hết người mắc bệnh. Tuy vậy, tính đặc hiệu của các triệu chứng này đối với bệnh lại tương đối thấp.
+ Triệu chứng đường hô hấp: Do virus cúm A H5N1 chủ yếu tấn công hệ hô hấp của bệnh nhân, nên những triệu chứng hô hấp xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Những triệu chứng hô hấp này có thể kể đến như ho, đau họng, khàn tiếng, tức ngực, khó thở, thở nhanh,...
+ Triệu chứng ngoài hô hấp: Bên cạnh các triệu chứng về hô hấp th́ bệnh c̣n có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác, khiến người bệnh bị đau bụng, nôn mửa, đi cầu phân lỏng, co giật, trụy tim mạch,...
- Nhiễm E.coli
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm E. Coli thường gặp như tiêu chảy nhẹ hoặc nặng xuất hiện đột ngột phân lỏng đôi khi có máu trong phân; đau bụng quặn thắt hoặc âm ỉ; buồn nôn, nôn mửa, chán ăn; mệt mỏi; sốt. Ở những trường hợp nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như: mất nước, nước tiểu có máu, da nhợt nhạt, có thể xuất hiện các vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm,....
Ngoài những lưu ư kể trên th́ khi sơ chế và chế biến thịt gà cần sử dụng dụng cụ riêng và tránh dùng lại với các thực phẩm khác, đặc biệt là rau củ quả. Người tiêu dùng cần trở nên tỉnh táo và thông thái trong việc lựa chọn nguồn gốc thịt gà, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy tŕnh sơ chế và chế biến thực phẩm. Đồng thời, chú ư cập nhật thông tin từ cơ quan y tế và chính quyền địa phương cũng giúp chúng ta nắm bắt được t́nh h́nh và có các biện pháp pḥng ngừa dịch bệnh kịp thời.