Ngất xỉu là t́nh trạng mất ư thức tạm thời, thường xảy ra do huyết áp giảm đột ngột, dẫn đến thiếu oxy lên năo.
Hầu hết trường hợp ngất xỉu đều tự khỏi và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Người bị ngất có nguy cơ ngă, chấn thương và gặp các biến chứng.
Dấu hiệu
Một số dấu hiệu cảnh báo sắp ngất bao gồm:
Đổ mồ hôi.
Chóng mặt.
Hụt hơi.
Buồn nôn.
Nôn mửa.
Da nhợt nhạt (nhất là thiếu lưu lượng máu đến da, màu da có thể khác nhau tùy theo nước da).
Choáng và lo lắng.
Lú lẫn.
Tiểu không tự chủ.
Nguyên nhân
Ngất xỉu có thể do nhiều nguyên nhân như hạ đường huyết, mất nước, thay đổi cảm xúc hoặc căng thẳng.
Hạ huyết áp do đứng lên hoặc ngồi dậy quá nhanh (hạ huyết áp thế đứng); các vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim (tim không bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể) cũng gây ngất.
Thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ngất ở người lớn tuổi. Người mắc nhiều bệnh nền phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc cũng có thể bị ngất.
Ngất cũng xảy ra với người mắc hội chứng xoang cảnh (phản ứng quá mức với áp lực tác động lên xoang cảnh ở cổ). T́nh trạng này cũng có thể xảy ra nếu sử dụng các chất làm thay đổi giác quan, chẳng hạn cocaine, rượu.
Điều trị
Ngất xỉu là t́nh trạng phổ biến, thường không cần điều trị. Nếu thuốc là nguyên nhân dẫn đến ngất, người bệnh nên tham khảo ư kiến bác sĩ để giảm liều hoặc thay đổi thuốc.
Ngất do căng thẳng được khắc phục bằng cách tránh các tác nhân gây căng thẳng, lo lắng. Nếu nguyên nhân do lượng đường trong máu thấp, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng insulin và các loại thuốc trị tiểu đường khác theo chỉ định của bác sĩ.
Hạn chế đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột. Uống nhiều nước hơn vào những ngày nắng nóng. Ngất do bệnh tim cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Ngất thường gặp ở người cao tuổi có thể dẫn đến ngă, chấn thương. T́nh trạng giảm oxy lên năo thường xuyên khi ngất làm tăng khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim...
Chẩn đoán
Bác sĩ hỏi t́nh trạng hiện tại của người bệnh, lịch sử sử dụng thuốc, thực phẩm, các bệnh đang mắc nếu có.
Người bệnh có thể được chỉ định đo điện tâm đồ để chẩn đoán nguyên nhân ngất. Kiểm tra các chỉ số như huyết áp, độ băo ḥa oxy, xét nghiệm máu, xem xét lượng đường trong máu và chất điện giải cũng hữu ích, giúp bác sĩ chẩn đoán.
VietBF@sưu tập
|