Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà c̣n là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất trong ớt là capsaicin, có tác dụng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, khi đă mắc một số bệnh th́ cần tránh ăn ớt.
Ớt có rất nhiều loại khác nhau, từ những trái ớt nhỏ màu đỏ đến ớt chuông. Chúng là nguồn cung cấp chất lượng các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, B2, B3 và B6. Ngoài ra, ớt c̣n có nhiều carotenoid, một tiền chất của vitamin A, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Những người bị vẩy nến nên tránh ăn ớt trái và ớt chuông
Dù mang nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vậy nhưng một số người cần tránh ăn ớt. Đối tượng đầu tiên cần nhắc đến là những người mắc bệnh vẩy nến. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo họ nên tránh ăn ớt trái và ớt chuông.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Dermatology and Therapy cho thấy các loại ớt trái và ớt chuông có thể khiến triệu chứng của bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Vẩy nến là một bệnh da tự miễn. Hệ miễn dịch do một trục trặc nào đó đă tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Các triệu chứng của bệnh là da phát ban từng mảng và theo chu kỳ, ngứa, rát, nứt da, đốm vảy và đau nhức.
Không những vậy, viêm khớp vẩy nến, một loại viêm khớp liên quan đến bệnh vẩy nến, cũng cần tránh ăn ớt chuông và một số loại thực vật thuộc họ cà như cà chua, cà tím. Một số chất trong các loại thực vật này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân là do trong ớt chuông, cà chua hay cà tím có một hợp chất gọi là solanine. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây khó chịu về tiêu hóa và viêm ở những người mắc bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến.
VietBF@sưu tập