Theo như tổng thống Mỹ đă ngay lập tức phê chuẩn sau khi Quốc Hội lưỡng viện Mỹ bật đèn xanh gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina. Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của gói viện trợ, được chờ đợi từ lâu nay, đối với an ninh của chính nước Mỹ, của các đồng minh châu Âu, cũng như nền công nghiệp Mỹ, khi đă chuyển cho Ukraina nhiều tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraina .
Ảnh tư liệu: Quân đội Mỹ bắn thử phiên bản đầu tiên của Hệ thống tên lửa chiến thuật, tại khu bắn thử White Sands Missile Range, Fort Bragg N.C., bang New Mexico, Mỹ, ngày 14/12/2021. AP - John Hamilton
Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, 24/04/2024, thông báo Washington đă chuyển cho Ukraina nhiều tên lửa ATACMS tầm xa, trước khi Quốc Hội Mỹ thông qua gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Kiev. Nhiều tên lửa loại này đă được quân đội Ukraina sử dụng để tấn công cơ sở quân sự Nga cách xa chiến tuyến. Hoa Kỳ đă đưa ra quyết định nói trên sau khi không thuyết phục được Nga ngừng tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina.
AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết việc chuyển giao cho Ukraina các tên lửa ATACMS tầm bắn 300 km đă được thực hiện theo ‘‘yêu cầu trực tiếp của tổng thống’’ Joe Biden. Các hỏa tiễn này nằm trong đợt viện trợ ngày 12/03 với tổng trị giá 300 triệu đô la. Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, Hoa Kỳ đă giữ bí mật việc chuyển giao này ‘‘theo đề nghị của Ukraina v́ lư do an toàn’’. Theo một giới chức Mỹ xin ẩn danh, quân đội Ukraina đă sử dụng nhiều hỏa tiễn loại này vào sáng sớm ngày 17/04 để tấn công một sân bay Nga tại bán đảo Crimée, cách chiến tuyến khoảng 165 km, và một lần nữa trong đêm thứ Ba 23/04 qua ngày thứ Tư 24/04, tại miền đông nam Ukraina.
Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đă lưỡng lự trong việc chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa. Cho đến nay, Mỹ mới chỉ cấp cho Kiev tên lửa ATACMS tầm trung (165 km). Cũng giới chức nói trên cho biết, hai lư do chính đă khiến Washington thay đổi quan điểm. Thứ nhất là việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Bắc Triều Tiên cung cấp để tấn công Ukraina bất chấp nhiều cảnh báo của Mỹ với phía Nga. Thứ hai là Matxcơva không từ bỏ kế hoạch oanh kích các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraina.
Hôm qua, trả lời báo giới, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết chính quyền Kiev đă cam kết không dùng loại vũ khí này để tấn công vào các mục tiêu trên lănh thổ Nga, mà chỉ tấn công trong phạm vi các vùng lănh thổ Ukraina được quốc tế công nhận.
Tổng thống Mỹ phê chuẩn gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina
Về gói viện trợ 61 tỉ đô la cho Ukraina, hôm qua, tổng thống Mỹ đă ngay lập tức phê chuẩn sau khi Quốc Hội lưỡng viện Mỹ bật đèn xanh. Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của gói viện trợ, được chờ đợi từ lâu nay, đối với an ninh của chính nước Mỹ, của các đồng minh châu Âu, cũng như nền công nghiệp Mỹ:
‘‘Tôi sẽ bảo đảm cho viện trợ bắt đầu được chuyển giao ngay lập tức. Chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển các thiết bị đến Ukraina, gồm đạn được cho hệ thống pḥng không, cho pháo binh, cho các hệ thống tên lửa và cho các xe thiết giáp.
Gói viện trợ này thực sự là đầu tư không chỉ cho an ninh của Ukraina, mà cả cho an ninh của châu Âu và an ninh của chúng ta. Chúng tôi chuyển cho Ukraina các phương tiện có trong kho dự trữ của chúng ta. Tiếp theo, chúng ta sẽ thay thế các vũ khí dự trữ đó bằng những sản phẩm mới do chính các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ngay tại Mỹ. Tên lửa Patriot được chế tạo tại Arizona, tên lửa chống tăng tại Alabama, đạn pháo tại Ohio, Pennsylvania và Texas.
Nói cách khác, chúng ta hỗ trợ Ukraina nhưng đồng thời cũng đầu tư cho năng lực sản xuất của nền công nghiệp chúng ta, tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta, hỗ trợ việc làm tại gần 40 bang của nước Mỹ.’’