Harald zur Hausen sinh năm 1936, bị chỉ trích suốt một thập kỷ khi cho rằng HPV gây ung thư cổ tử cung, đi ngược lại niềm tin khoa học thời bấy giờ.
Những năm 1970, thế giới ghi nhận nhiều trào lưu liên quan tới t́nh dục, tính dục và giới tính, phong trào giải phóng phụ nữ đ̣i quyền b́nh đẳng. Bệnh t́nh dục trở thành vấn đề xă hội, điển h́nh là Mỹ ghi nhận ca bệnh lậu, giang mai... gia tăng từ những năm 1960, tăng mạnh hơn trong những năm 1970-1980. V́ vậy, các nhà khoa học bắt tay nghiên cứu về các bệnh này, trong đó có mụn cóc sinh dục và ung thư.
Khi đó, Harald zur Hausen đang là Chủ tịch Viện Virus học Đại học Erlangen-Nürnberg (Đức), có danh tiếng lớn nhờ công tŕnh chứng minh virus Epstein-Barr xuất hiện trong tế bào ung thư. Ông tin rằng virus có thể liên quan tới ung thư cổ tử cung, bắt đầu nghiên cứu từ năm 1972.
Ban đầu, nghiên cứu hướng đến chứng minh virus Herpes simplex type 2 (HSV-2) gây bệnh ung thư, mụn cóc sinh dục, dựa trên một số bằng chứng về dịch tễ học vào cuối những năm 1960. Tuy nhiên, ông thất bại.
Nhà virus học người Đức chuyển hướng nghiên cứu do nghi ngờ tác nhân gây bệnh là chủng papillomavirus (HPV). Song, ông gặp nhiều thách thức khi phát hiện ra rất nhiều chủng HPV, mỗi loại có tŕnh tự di truyền riêng và không phải tất cả đều gây ung thư.
Qua hàng trăm thí nghiệm, zur Hausen đi đến kết luận HSV không gây ra mụn cóc sinh dục, song vẫn chưa chứng minh được tác nhân gây bệnh là papillomavirus.
Năm 1974, ông công bố báo cáo đầu tiên, nêu giả thuyết về papillomavirus có thể gây ra mụn cóc với nhiều chủng khác nhau. Trong những năm tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiếp tục xác định được nhiều họ virus nói trên thông qua nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm. Ông tham gia một hội thảo khoa học tại Chicago (Mỹ), báo cáo về khả năng virus gây ung thư.
Song, báo cáo của zur Hansen mâu thuẫn với quan điểm của gần như toàn bộ giới khoa học vào thời điểm đó. Các chuyên gia khẳng định nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung do di truyền, hormone hoặc do HSV gây ra. Họ chỉ trích, lên án Harald zur Hausen, cho rằng phương pháp của ông sai hoặc không đủ nhạy để phát hiện ra virus. C̣n những nghiên cứu về mối liên quan giữa HSV và ung thư được nhiều người ủng hộ.
Lời chỉ trích dành cho zur Hausen kéo dài từ sau buổi hội thảo đến suốt một thập kỷ sau đó. Ông bị chế nhạo v́ "ai cũng biết mụn cóc và papillomavirus vô hại". Một người đồng nghiệp cho rằng zur Hausen tự phá hủy sự nghiệp do khăng khăng tin vào "quan điểm có tương lai rất mong manh".
Margaret Stanley, giáo sư danh dự về bệnh học tại Cambridge (Anh), cho rằng zur Hausen thách thức giả thuyết về nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung, làm suy yếu giá trị của lư thuyết về bệnh mụn cóc mà những nhà nghiên cứu khác đă đổ công sức thực hiện.
"Trong thời gian dài, ông phải chịu rất nhiều sự sỉ nhục, do cộng đồng không muốn chấp nhận kết quả nghiên cứu chặt chẽ và trung thực", Stanley nói.
Harald zur Hausen không bỏ cuộc, tiếp tục cùng các cộng sự nghiên cứu, xác định các loại virus mới và mối liên hệ với bệnh ung thư, nhưng không thành công. Năm 1977, ông chuyển tới Viện Virus học ở Freiburg (Đức) để tiếp tục sự nghiệp khoa học. Cùng năm đó, nhóm nghiên cứu của ông t́m ra các chủng HPV 6 và 11.
Năm 1979, ông ở Kenya (châu Phi) để thu thập các mẫu sinh thiết ung thư và mụn cóc sinh dục. Sau 4 năm, nhóm của zur Hausen phân lập được chủng HPV 18, đồng thời phát hiện chủng HPV 16 và 18 liên quan tới khoảng 70% ca ung thư cổ tử cung.
Khoảnh khắc t́m ra virus HPV gây ung thư cổ tử cung được Stanley đánh giá là "khoảnh khắc eureka", song zur Hansen rất khiêm tốn, chỉ nói "Tôi nghĩ lư thuyết này có lẽ đúng". Sự kiện này đồng thời chấm dứt những lời chế nhạo dành cho nhà khoa học Đức, nhiều chuyên gia xác nhận các phát hiện của ông.
Khi nh́n lại các sự kiện này, zur Hansen cho biết: "Nhóm nghiên cứu đă đi theo con đường đúng bất chấp những điều người ngoài cuộc đă nói".
Hausen chia sẻ miễn phí bản sao DNA của virus với các nhà khoa học khác, nhằm giúp thúc đẩy nghiên cứu về HPV. Ông cũng gợi ư cho giáo sư Ian Frazer (Australia) phát triển vaccine, sau đó được cấp phép năm 2006. Từ khi đưa vào sử dụng tại Mỹ, vaccine đă giảm tỷ lệ 88% phụ nữ và 81% trẻ em gái khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Trong số những phụ nữ được tiêm chủng, tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung do HPV giảm 40%.
Năm 2008, giáo sư Harald zur Hausen được trao giải thưởng Nobel Y Sinh. Giải này đồng thời trao cho hai nhà khoa học người Pháp v́ nghiên cứu phát hiện ra HIV.
Nghiên cứu của Hausen và Frazer được xem là nguồn cảm hứng để WHO khởi động chiến dịch y tế toàn cầu đầu tiên chống lại bệnh ung thư vào tháng 5/2018. Chiến dịch hướng đến mục tiêu 90% trẻ em gái được tiêm pḥng đầy đủ vaccine HPV trước 15 tuổi.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết Việt Nam là một trong các quốc gia thụ hưởng công tŕnh nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên. Hiện Việt Nam có 2 loại vaccine ngừa HPV, chỉ định cho người 9-45 tuổi, hiệu quả lên đến 94%.
Bác sĩ Chính đánh giá vaccine có vai tṛ quan trọng pḥng chống ung thư cổ tử cung, trong đó có mục tiêu loại trừ bệnh này tại Việt Nam. Nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phối hợp cùng các đơn vị khác thực hiện, công bố tháng 5/2023, cho thấy Việt Nam có thể thanh toán ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới nếu nhân rộng tiêm chủng HPV, kết hợp khám sàng lọc và điều trị tiền ung thư, ung thư cổ tử cung đầy đủ.
"Tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều người dân hiểu tầm vóc, vai tṛ của vaccine và việc pḥng chống HPV, từ đó có phương án tự bảo vệ trước virus, ung thư cổ tử cung và các dạng bệnh khác do virus này gây ra", bác sĩ Chính nói.
|
|