Theo như Mỹ đang lo ngại Nga và Trung Quốc t́m thấy lợi ích chung tại khu vực cho đến nay vẫn chưa xảy ra xung đột nhưng có nhiều nguy cơ Nga - Trung hợp tác, khiến Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng không thể bỏ qua vùng Bắc Cực để cho Nga và Trung Quốc kiểm soát vùng biển này nên Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây có chiến lược Bắc Cực được công bố hồi tháng 7 vừa qua.
Tàu phá băng nguyên tử Nga tại Bắc Cực, tháng 08/2001. Ảnh: Wofratz/wikipedia
Chiến tranh Ukraina và nguy cơ leo thang xung đột ở Trung Động vẫn là hai hồ sơ chính thu hút sự chú ư của phương Tây và Mỹ trong những ngày qua, thế nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây cũng không bỏ qua vùng Bắc Cực. Trong chiến lược Bắc Cực được công bố hồi tháng 7, Mỹ lo ngại Nga và Trung Quốc t́m thấy lợi ích chung tại khu vực cho đến nay vẫn chưa xảy ra xung đột nhưng có nhiều nguy cơ Nga - Trung hợp tác.
Dẫu nằm ở vị trí xa xôi, thời tiết khắc nghiệt và ít người sinh sống, thế nhưng vùng Bắc Cực lại là khu vực được Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO xem là có vai tṛ vô cùng quan trọng đối với an ninh của châu Âu và các nước bên bờ Đại Tây Dương.
Ví dụ, theo NATO, đi qua Bắc Cực là hành tŕnh ngắn nhất để tên lửa hoặc oanh tạc cơ của Nga bay tới Bắc Mỹ. Không xa vùng Cực Bắc, ở biển Baltic có tiền đồn quân sự chiến lược Kaliningrad của Nga, một trong những nơi quân sự hóa mạnh nhất ở châu Âu, với các vũ khí hạng nặng và cũng là nơi Nga đặt lực lượng hạt nhân. Ngoài ra, Nga c̣n có hải cảng chiến lược St-Petersbourg gần vùng này. Về kinh tế, Bắc Cực là cửa ngơ vào Bắc Đại Tây Dương, có giá trị thiết yếu đối với giao thương - liên lạc giữa Bắc Mỹ với châu Âu và tiềm năng vận tải lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy nhanh.
Chuyên mục Giải Mă trên trang mạng báo Pháp Le Figaro ngày 15/08/2024 nhận định « Vùng Bắc Cực làm gia tăng thêm cạnh tranh giữa các cường quốc ». Theo Le Figaro, vùng Bắc Cực chính là nơi Bắc Kinh và Matxcơva đang thách thức phương Tây với chiến lược chiến tranh tâm lư. Hồi cuối tháng 07 vừa qua, 4 máy bay ném bom, gồm 2 oanh tạc cơ Tu-95 của Nga và 2 oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc, đă tiếp cận vùng nhận dạng pḥng không của Alaska. Mặc dù 4 oanh tạc cơ này không xâm nhập không phận Hoa Kỳ và « không bị xem là mối đe dọa », thế nhưng Bộ Tư Lệnh Pḥng Thủ Không Gian Bắc Mỹ (Norad) đă điều các chiến đấu cơ F-16 và F-35, cùng chiến đấu cơ CF-18 Hornet của Canada, bay giám sát. Đây cũng là lần đầu tiên không quân Nga và Trung Quốc hoạt động chung.
Ở vùng Bắc Cực, đôi khi hai cường quốc Nga - Trung cũng có chung lợi ích. Chuyến bay nói trên có thể là phản ứng của hai nước đối với « chiến lược vùng Bắc Cực » mà Washington mới công bố, dựa trên chiến lược năm 2022, cập nhật và có tính đến môi trường địa chính trị mới với chiến tranh Ukraina, sự gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, cũng như hệ quả của t́nh trạng Trái đất bị hâm nóng. Lầu Năm Góc dự báo là năm 2030, các tuyến đường biển ở Bắc Cực có thể sẽ trải qua « mùa hè đầu tiên không có băng », khiến Bắc Cực thành một chủ đề địa chính trị quan trọng về trung hạn.
Trong tài liệu mới được công bố, bộ Quốc Pḥng Mỹ nhấn mạnh « Sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc có khả năng làm thay đổi tính ổn định của vùng Bắc Cực và toàn cảnh các mối đe dọa » đang đè nặng lên khu vực. Lầu Năm Góc cũng lo ngại về các cuộc tập trận chung của Nga - Trung ở vùng Bắc Cực hoặc gần bờ biển Alaska, về hợp tác của hai nước, như giữa Tổng cục An ninh Liên bang Nga FSB hồi năm 2023 và lực lượng hải cảnh Trung Quốc, cũng như về những lợi ích liên kết hai nước cho dù Nga và Trung Quốc « vẫn c̣n những bất đồng đáng kể ».
Quan hệ đối tác để gây bất ổn cho Mỹ
Trước mắt, sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực mới chỉ hạn chế ở một vài biểu tượng. Mathieu Boulègue, chuyên gia về các vấn đề chiến lược tại Wilson Center, tác giả một báo cáo về « Tác động của chiến tranh Ukraina đến hành xử của Nga ở Bắc Cực », cảnh báo: « Tại vùng Bắc Cực, Nga và Trung Quốc không cần phải là các đối tác của nhau, ngoài việc nhằm gây bất ổn cho Hoa Kỳ và NATO » và về dài hạn, đôi bên sẽ không có những điều kiện thuận lợi để phối hợp lực lượng.
Nga coi vùng Bắc Cực và « tuyến đường phương Bắc » chạy dọc bờ biển của ḿnh là khu vực chiến lược cần được bảo vệ và Nga đă thiết kế một « pháo đài » ở đó. Matxcơva đang t́m cách áp đặt cách hiểu của họ về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, gồm các điều khoản cụ thể đối với các đại dương băng giá. Điều đó cho thấy Nga muốn tiếp tục độc quyền kiểm soát tuyến đường phương bắc.
Trái lại, Trung Quốc đang chuẩn bị cho ngày mà các tuyến vận tải đường biển ở Bắc Cực sẽ được mở mà không gặp trở ngại. Bắc Kinh muốn thiết lập một « con đường tơ lụa vùng cực » để tránh lệ thuộc vào các eo biển theo ngả Ấn Độ Dương. Và trong khi chờ đợi, Trung Quốc tăng cường đầu tư. Hải quân Trung Quốc đă có 3 tàu phá băng trong khi Mỹ mới chỉ có 2. Hải quân Nga cho đến nay vẫn là lực lượng được trang bị tốt nhất với khoảng 40 tàu phá băng, trong đó có cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo Le Figaro, đối với các quốc gia ở vùng Bắc Cực, trong đó có 7 nước thành viên NATO, th́ trước Nga và Trung Quốc, nước đă giành được một ghế tại Hội Đồng Bắc Cực, sự cân bằng trong khu vực chắc chắn sẽ thay đổi. Dù thông cáo của thượng đỉnh NATO vừa rồi không đề cập đến vùng Bắc Cực, nhưng một thời kỳ mới dường như đă mở ra : hồi cuối tháng 07/2024, 2 oanh tại cơ B-52 của Mỹ lần đầu tiên đă bay qua không phận Phần Lan, cách các căn cứ chiến lược của Nga trên bán đảo Kola chỉ vài trăm km.
Hiện đại hóa phương tiện liên lạc
Về quân sự, phương Tây phải tái tổ chức. Cựu tướng Charles Jacoby, cựu chỉ huy Bộ Tư Lệnh Pḥng Thủ Không Gian Bắc Mỹ (Norad), nhận định trong cuộc họp do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tổ chức : « Các con đường tiếp cận tốt nhất (để phóng tên lửa) và các điểm yếu chính của chúng ta là ở Bắc Cực ». Phía trên bầu trời vùng Bắc Cực, các liên kết vệ tinh chịu sự hạn chế của quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, chính v́ thế các phương tiện liên lạc cũng bị hạn chế. Tầm phủ sóng của radar cũng không đủ nên có những « vùng mù ». Các đồng minh cũng đang theo dơi chặt chẽ việc triển khai tàu ngầm của Trung Quốc ở vùng Bắc Cực, cho dù tạm thời Bắc Kinh chưa có đủ khả năng.
Trong chiến lược Bắc Cực, Lầu Năm Góc đề ra hàng loạt nỗ lực nhằm bảo đảm có khả năng liên lạc quân sự vượt ra ngoài vĩ tuyến 65 phía bắc đường xích đạo. Báo cáo nhấn mạnh : « Đến năm 2030, Hoa Kỳ và các đồng minh vùng Bắc Cực sẽ có hơn 250 máy bay đa năng có thể được triển khai trong các nhiệm vụ Bắc Cực (…) Việc chúng ta tăng cường năng lực ở Bắc Cực, đặc biệt là năng lực trinh sát và liên lạc sẽ cho phép bộ Quốc Pḥng giám sát và ứng phó tốt hơn trước các mối đe dọa đến từ vùng Bắc Cực hoặc đi qua vùng Bắc Cực ». Lầu Năm Góc nói đến một « nhu cầu hiện đại hóa » các nguồn lực trinh sát của Mỹ và Canada để phục vụ Bộ Tư Lệnh Pḥng Thủ Không Gian Bắc Mỹ. Bộ Quốc Pḥng Mỹ cũng đề cập đến việc triển khai năng lực cảnh báo trong không gian trước khi xảy ra các vụ phóng tên lửa.
Khu vực này có nhiều tài nguyên nhưng nguy cơ xảy ra xung đột nhằm kiểm soát Bắc Cực vẫn rất thấp. Tuy nhiên, những căng thẳng trên trường quốc tế có thể lan ra Bắc Cực. Bộ trưởng Quốc Pḥng Na Uy, Bjorn Arild Gram, phát biểu hồi tháng Tư : « Tôi thường được hỏi cuộc chiến ở Ukraina ảnh hưởng như thế nào đến t́nh h́nh ở Bắc Cực ? Trước hết, Nga đă nói rất nhiều về vũ khí hạt nhân trong khi phải hứng chịu những tổn thất do các loại vũ khí thông thường gây ra. Toàn bộ năng lực hạt nhân (của Nga) đều được đặt ở vùng Bắc Cực trên bán đảo Kola (…)
Tiếp theo, vai tṛ của Hạm đội phương Bắc đă tăng lên, bởi v́ hải quân Nga bị phong tỏa ở Biển Đen và Biển Baltic đă trở thành một không gian khó hoạt động đối với Nga do có các nước thành viên NATO bao quanh. Nơi duy nhất Nga có thể triển khai sức mạnh hải quân về phía các nước Đại Tây Dương là từ bán đảo Kola và qua Bắc Cực ». V́ thế, bộ trưởng Quốc Pḥng Na Uy cho rằng các đồng minh « phải chú ư nhiều hơn đến vùng Bắc Cực ».
Cảm giác mất an toàn của Nga
Nhà nghiên cứu Mathieu Boulègue, trong bài phân tích cho Wilson Center, cảnh báo : « Bảy nước NATO ở vùng Bắc Cực sẽ phải chấp nhận, ở khu vực này cũng như những nơi khác, thái độ phục thù của Điện Kremlin và khả năng leo thang căng thẳng ». Ông đề nghị phương Tây thiết lập một học thuyết mới phù hợp với Bắc Cực để ngăn cản Nga tỏ thái độ hung hăng, gây hấn. Những rủi ro, nguy cơ chính sẽ dường như liên quan đến các phương tiện chiến tranh hỗn hợp, dưới ngưỡng xung đột, chẳng hạn như gây nhiễu tín hiệu GPS hoặc các hoạt động dưới đáy biển, nơi chỉ có ít cáp ngầm.
Phương Tây thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập ở vùng Bắc Cực, chẳng hạn như cuộc thao dợt Ice Camp hồi mùa xuân với việc hải quân Mỹ huy động 2 tầu ngầm tham gia. Hải quân Canada, Úc, Anh và Pháp đă tham gia vào cuộc diễn tập làm quen với môi trường vùng cực. Nhưng bất kỳ sự hiện diện nào của phương Tây đều có nguy cơ vấp phải thái độ kiểu hoang tưởng của Nga, theo chuyên gia Mathieu Boulègue. « Hậu quả của cuộc chiến Ukraina đă làm thay đổi cảm giác ưu việt của Nga ở Bắc Cực. Matxcơva có cảm giác mất an toàn trong khu vực mà họ từng kiểm soát ».
Ngay cả khi quân đội Nga đă được tổ chức lại, các lực lượng bộ binh vẫn bị cắt giảm ở Bắc Cực để chuyển sang hỗ trợ cuộc chiến Ukraina. Trên hết, Matxcơva lo sợ phương Tây tăng cường hiện diện hàng hải ở vùng Bắc Cực dưới danh nghĩa tự do hàng hải. Ở Bắc Cực, các đồng minh phải đối mặt với bài toán khó vừa khẳng định sự hiện diện, vừa tránh làm gia tăng căng thẳng. Vào cuối tháng 7, báo Anh The Times loan tin là hồi năm 2022, 2 tàu ngầm hạt nhân của Nga và Mỹ dường như đă đối đầu nhau và tàu Nga dường như đă chuẩn bị phóng bị ngư lôi …