Loài này c̣n có IQ rất cao, biết giăng bẫy để 'dụ' con mồi rơi vào tổ của chúng.
Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, con cút đất (ấu trùng của kiến sư tử) là một loài côn trùng được nhiều trẻ em vùng quê Việt Nam bắt làm đồ chơi.
Với nhiều người, đây chỉ là loài côn trùng vô giá trị. Song gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm buôn bán các mặt hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc, chúng được nhiều người thu mua với giá từ 5 - 15 triệu đồng/kg.
Tại thị trường Trung Quốc, giá cút đất thậm chí c̣n cao hơn, lên đến 10.000 NDT/kg, tương đương 32,5 triệu đồng/kg. Ở đây, loài côn trùng này được gọi với cái tên “trâu cát”.
Loài côn trùng tí hon nhưng IQ cao, biết giăng bẫy bắt mồi
Đặc điểm nhận dạng của cút đất là có một cặp xúc tu lớn, trông giống như những chiếc càng khổng lồ giúp chúng t́m kiếm thức ăn và tấn công những loài côn trùng khác.
Thông thường, con cút đất sẽ làm tổ trên cát, tạo nên những chiếc hang h́nh phễu. Những chiếc tổ này đồng thời cũng là bẫy mà chúng giăng ra để bắt mồi. C̣n nếu bạn muốn bắt chúng th́ chỉ cần dùng que gỗ khuấy vài lần vào tổ để chúng giật ḿnh và chui ra.
Thú vị hơn, trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể nhịn ăn đến nửa năm, tiết giảm tối đa nhu cầu chức năng của cơ thể để bảo toàn nhiều năng lượng nhất. Một chuyên gia cũng đă tiến hành thí nghiệm đối với đàn cút đất, không cho chúng ăn uống trong 126 ngày. Cuối cùng sau 100 ngày, tỉ lệ sống sót vẫn rất cao, lên đến 71,34%.
V́ sao con cút đất có giá đắt đỏ như vậy?
Thực tế, con cút đất tưởng như vô giá trị nhưng hóa ra lại là một dược liệu quư trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng mang đến nhiều công dụng như hỗ trợ giải độc, lợi tiểu, làm mềm các cục cứng trên cơ thể (do tác động của đờm đặc hoặc máu đọng). Những công dụng này được ghi chép lại trong sách cổ về y học cổ truyền Trung Quốc như “Bản ghi chép Trung dược Tứ Xuyên” và “Bản thảo cầu nguyên”.
Sau khi công dụng y dược của cút đất được biết đến rộng răi, ngày càng có nhiều người đổ xô đi bắt chúng. Tuy nhiên số lượng của chúng không nhiều, kích thước lại nhỏ, việc săn bắt không dễ v́ chúng rất nhanh nhẹn nên khá khó bắt. Điều này dẫn đến t́nh trạng số lượng cút đất trên thị trường Trung Quốc vô cùng khan hiếm.