R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Syria sẽ bị Mỹ đánh v́ vũ khí hoá học?
Sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng, hôm 20/8, Tổng thống Barack Obama bất ngờ lên tiếng đe doạ sẽ can thiệp quân sự vào Syria nếu nước này dám sử dụng vũ khí hoá học và sinh học. Phải chăng Mỹ lại định vin vào cái cớ này để tiến đánh Syria?
Phát biểu đầy ám chỉ của Tổng thống Obama
Trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 17 tháng qua ở Syria, Mỹ luôn tỏ một thái độ không mấy mặn mà với việc can thiệp sâu vào t́nh h́nh đất nước Trung Đông. Giới quan chức nước này luôn bác bỏ khả năng Mỹ dùng lựa chọn quân sự ở Syria như đă từng làm với Libya một năm trước đó.
Tuy nhiên, hôm 20/8, Tổng thống Barack Obama bất ngờ đưa ra lời cảnh báo đáng sợ rằng, các lực lượng Mỹ có thể sẽ hành động chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhất là trong trường hợp ông này dùng vũ khí hóa học đối với phe nổi dậy đang t́m cách lật đổ chính quyền.
Trong phát biểu của ḿnh, Nhà lănh đạo Obama nhấn mạnh, “ở thời điểm này”, ông đang kiềm chế không ra lệnh cho quân đội Mỹ can dự vào t́nh h́nh Syria. Tuy nhiên, ông cũng cho biết có thể thay đổi “những tính toán” của ḿnh nếu Syria sử dụng kho vũ khí hoá học, sinh học hay thậm chí là chỉ cần di chuyển những vũ khí đó theo một cách thức mang tính đe doạ.
Những phát biểu trên là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất mà Tổng thống Obama từng đưa ra kể từ khi cuộc nổi dậy ở đất nước Syria nổ ra từ hồi tháng 3 năm ngoái. Đó cũng là lời ám chỉ rơ ràng nhất về khả năng Mỹ sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria.
Trước đó vài ngày, Ngoại trưởng Hillary cũng từng tiết lộ, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc khả năng áp đặt vùng cấm bay ở Syria.
Việc hai quan chức cấp cao nhất của Mỹ có những phát biểu đầy ám chỉ về việc dùng vũ lực với Syria khiến nhiều người tin rằng, Washington có thể đang lên kế hoạch can thiệp quân sự vào đất nước Trung Đông. Và tất nhiên, để làm được điều này, họ cần phải t́m được một cái cớ thực sự thuyết phục nhằm t́m kiếm sự ủng hộ của cộng đồng thế giới và người dân trong nước.
Thông qua phát biểu hôm 20/8 của ông Obama, người ta cho rằng, rất có thể, chính quyền Mỹ đang muốn “đào sâu” vào vấn đề vũ khí hoá học, sinh học để làm “cái cớ” cho một chiến dịch tấn công quân sự vào Syria. Đây là cái cớ mà Mỹ rất hay sử dụng khi muốn đánh một nước nào đó.
Dưới lá bài phá huỷ những vũ khí huỷ diệt hàng loạt và bảo vệ dân thường, Mỹ đă từng gây chiến tranh ở nhiều nước. Hai ví dụ điển h́nh nhất và mới nhất là ở Iraq và Libya.
Trong trường hợp ở Iraq, trước khi tiến đánh nước này, Mỹ đă dùng truyền thông để phóng đại hết mức có thể về nguy cơ gây ra từ kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt của cố Tổng thống Saddam Hussein. Từ “cái cớ” đầy thuyết phục đó, Mỹ đă tiến đánh Iraq. Tuy nhiên, sau này, thông tin mới lộ ra rằng, Iraq thậm chí c̣n không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Ở trường hợp của Libya, với cái cớ c̣n thuyết phục hơn là để bảo vệ dân thường, Mỹ cùng với các nước đồng minh phương Tây và Ả-rập cũng đă can thiệp quân sự vào đất nước Bắc Phi để lật đổ chính quyền của ông Muammar Gaddafi.
Việc ông Obama đề cập đến vũ khí hoá học, sinh học ở Syria cùng với hai tiền lệ được đề cập ở trên khiến người ta giật ḿnh nghĩ đến viễn cảnh, kịch bản ở Iraq và Libya sẽ tái diễn ở Syria.
Đánh thật hay "đ̣n gió"
Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra và đang t́m kiếm một câu trả lời chính xác nhất. Theo nhận định của các nhà phân tích, những phát biểu của Tổng thống Obama hôm 20/8 thực chất chỉ là một "đ̣n gió” mà ông này đưa ra nhằm xoa dịu những phe phái diều hầu Mỹ đang đ̣i nước này phải nhanh chóng hành động trong vấn đề Syria.
Trong thời gian qua, người ta đă thấy phe Cộng ḥa ở Mỹ liên tục gây sức ép, thúc giục chính quyền của Tổng thống Obama mạnh tay với Syria.
Tuy nhiên, đúng như một quan chức Syria mới đây nhận định, những phát biểu cứng rắn của Tổng thống Obama vừa rồi thực chất chỉ là một “nước cờ” trong chiến dịch tranh cử của ông Obama. Có nhiều lư do để Mỹ trong thời gian trước mắt sẽ không dính líu sâu vào t́nh h́nh Syria.
Mỹ đang phải đối diện với khó khăn chồng chất ở trong nước, đặc biệt là trong vấn đề kinh tế. Sau hai cuộc chiến kéo dài, cực kỳ tốn kém và gây mất mát lớn về con người ở Iraq và Afghanistan, một cuộc chiến tranh thêm nữa ở Syria chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân Mỹ. Bản thân ông Obama cũng không muốn mạo hiểm đánh Syria trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Điều đó có thể khiến ông phải đánh đổi sự nghiệp chính trị sáng láng của ḿnh.
Việc Mỹ đánh Syria cũng sẽ không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Giờ đây, ít ai có thể tin vào “cái cớ” về mối đe dọa vũ khí hóa học hay bảo vệ dân thường của Mỹ.
Ngoài ra, một trong những lư do chính khác ngăn cản Mỹ hành động ở Syria là t́nh h́nh ở nước này hoàn toàn không giống với Libya. Đây sẽ là chiến trường khó khăn hơn rất nhiều so với ở Libya trước đây. Syria sở hữu một trong những lực lượng quân đội hùng hậu nhất và được trang bị vũ khí thiện chiến nhất trong thế giới Ả-rập. Trong khi đó, phe nổi dậy Syria lại lỏng lẻo, thiếu đoàn kết và bị phân tán thành nhiều phe nhóm.
Chưa hết, mới đây lại có tin phe nổi dậy Syria dám gây sức ép với Mỹ bằng tuyên bố sẽ bắt tay với tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda. Sở dĩ Mỹ chần chừ không muốn hậu thuẫn mạnh về vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria v́ sợ số vũ khí này rơi vào tay các chiến binh khủng bố. Mỹ và phương Tây c̣n có một số hoài nghi về việc phe nổi dậy Syria có mối liên hệ nhất định với Al-Qaeda. Đây chính là lư do khiến Mỹ “ngán ngẩm” không muốn can thiệp vào Syria.
Kiệt Linh
|